Theo
Đức Mẹ lên trời – ĐGM.
Bùi Tuần
Sắp đến lễ
Đức Mẹ hồn xác lên trời. Lên
Trời là lên thiên đàng. Mẹ Maria lên
trời là một sự kiện đầy hân hoan. Sự kiện vui mừng này gợi lên trong chúng ta
khát vọng chính chúng ta cũng được lên trời.
Nhưng, để theo
Đức Mẹ lên trời, ta không thể tự mình lên
được. Ta phải tuân theo chỉ dẫn của
Mẹ. Chỉ dẫn của Mẹ rất đơn
sơ: Hãy sống vâng phục thánh ý Chúa (Lc 1,18).
Thánh ý Chúa về ta là thế nào? Tôi
thiết nghĩ: Trong một nơi đặt truyền
giáo là ưu tiên như tại đây, thì thánh ý Chúa về ta
là lời Chúa Giêsu truyền dạy các môn đệ Người,
trước khi Người về trời:“Các
con hãy là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem... cho
đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
Lời truyền dạy
đó phải được coi là rất cần hiện
nay. Nó phải được áp dụng
một cách sống động. Nghĩa
là đối với mỗi người chúng ta, ai cũng
phải làm chứng về Chúa tại nơi mình đang
sống, trong những hoàn cảnh cụ thể của
cuộc sống mình. Làm chứng cho Chúa
tại nơi mình sống phải được coi như
một nhiệm vụ sống còn. Vì thế tôi
thường nghĩ: “Làm chứng cho Chúa” tại đây lúc
này là con đường tôi phải đi, để
được lên trời với Đức Mẹ.
Với ý nghĩ đó, tôi
xin phép chia sẻ vài suy tư, để xét mình, nhân dịp
mừng lễ Mẹ lên trời.
Làm chứng
cho Chúa
Làm chứng cho Chúa là làm
chứng cho Chúa Giêsu. Chúa Giêsu phán: “Các con hãy là chứng
nhân của Thầy” (Cv 1,8). Làm chứng cho Chúa Giêsu là làm chứng Người
là Đấng Cứu thế. Người
cứu độ nhân loại bằng chịu khổ hình và
sống lại. Phúc Âm ghi rõ nội dung làm chứng:
“Bấy giờ Người mở trí cho các môn đệ
hiểu Kinh Thánh, và bảo: “Có lời Kinh Thánh chép rằng:
Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày
thứ ba, từ cõi chết sống lại, và phải nhân
danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu
từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để
được ơn tha tội. Chính các con là chứng nhân
của những điều này” (Lc 24,45-48).
Chắc chắn chúng ta có làm chứng cho
Chúa Giêsu theo chứng từ trên đây. Làm chứng như thế cũng đã là việc
tốt. Nhưng điều tốt
hơn, mà mục vụ và truyền giáo mong muốn nơi
ta, là chúng ta làm chứng Chúa Giêsu đã và đang cứu
độ ta, trong chính cuộc sống cụ thể
của ta, một cuộc sống có vô vàn phức tạp.
Hơn nữa, ta cũng làm chứng rằng: chính ta cũng
đã và đang cộng tác với Chúa Giêsu trong việc
cứu độ những người xung quanh, cả
đồng bào ta.
Hôm nay, nếu tôi và nhiều người
khác biết sám hối, bỏ được tội
lỗi, trở về đàng lành, giải quyết
được nhiều vấn đề, thì chính là
nhờ ơn cứu độ của Chúa, Đấng
đã chịu nạn và phục sinh cho tôi và cho mọi
người. Tin Mừng qui chiếu vào hiện tại, vào
hôm nay, vào cuộc sống và vấn đề của chúng
ta. Tôi có kinh nghiệm như vậy. Những bước đường làm chứng một
cách cụ thể như thế sẽ không dễ dàng.
Nhưng chúng ta sẽ thực hiện
được nhờ sức mạnh của Chúa Thánh
Thần.
Với
sức mạnh của Chúa Thánh Thần
Khi sai các tông đồ đi làm
chứng, Chúa Giêsu đã hứa: “Các con sẽ nhận
được sức mạnh của Chúa Thánh Thần” (Cv
1,8).
Kinh nghiệm cho tôi hiểu lời đó
thế này: Chúa Giêsu cứu độ thường
đến với ta qua sức mạnh của Chúa Thánh
Thần. Sức mạnh ấy được thể
hiện nhiều cách, nhất là ơn đổi mới tâm
hồn.
Chẳng hạn, trước đây có
những người dễ chạy theo những thú vui
hưởng thụ thế gian, thì nay họ trở thành
dửng dưng với những thứ đó, để
hăng say chìm đắm trong sự bình an của ơn Chúa
hiện diện. Trước đây, có những tính tình
rất tự phụ tự mãn, coi như đã ximăng-hoá
rất vững trong chất kiêu căng, nhưng nay họ
trở thành khiêm tốn nhã nhặn, từ các suy nghĩ,
đến các cử chỉ thái độ và lời nói.
Các đổi mới
như thế thường rất sâu xa, nhưng lại
rất âm thầm. Nơi từng cá nhân,
nơi cả một tập thể. Tôi
coi những đổi mới như thế là sức
mạnh của Chúa Thánh Thần.
Nhiều khi, nhìn thấy những sự
lạ lùng mà Chúa Thánh Thần đã và đang thực
hiện tại đây trong các tâm hồn giữa những
hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, tôi có cảm
tưởng công việc Ngôi Lời nhập thể vẫn
đang tiếp tục. Rất lặng
lẽ, rất ẩn dật, nhưng Chúa Thánh Thần
đang đưa ơn cứu độ vào lịch sử
từng người và từng địa phương.
Chính tôi đã cảm
nghiệm được sự kiện đó. Chúa hiện diện trong đời tôi, nhất là
trong những giai đoạn tăm tối nhất.
Người hiện diện để ủi an, để
nâng đỡ, để soi sáng, để thứ tha,
để chia sẻ, để cải hoá, để thanh
luyện.
Từ kinh nghiệm bản thân, tôi có
thể tiên đoán được sự chuyển biến
tốt của lịch sử đang diễn ra âm thầm,
qua những đổi mới các tâm hồn, do sức
mạnh của Chúa Thánh Thần. Tôi càng có lý để tin
điều đó, khi nghĩ đến sự Đức
Mẹ đang đồng hành với chúng ta trên
đường truyền giáo.
Nhờ
Mẹ Maria cầu bầu
Trên thánh giá, Chúa Giêsu đã trối
Đức Mẹ cho thánh Gioan: “Này là mẹ con” (Ga 19,26). Tôi coi lời trối quí giá
đó cũng dành cho mọi người sẽ
được sai đi làm chứng cho Chúa. Xin tạm bỏ qua lý thuyết cắt nghĩa
lời đó. tôi chỉ xin dựa
vào kinh nghiệm. Kinh nghiệm làm chứng điều này:
Đức Mẹ giữ một địa vị rất
quan trọng trong việc chúng tôi làm chứng cho Chúa.
Nhiều người
biết Đức Mẹ, trước khi biết Chúa.
Nhiều nơi cầu nguyện với
Đức Mẹ, trước khi cầu nguyện với
Chúa. Đức Mẹ là nơi ẩn náu của
những ai tội lỗi, là nguồn an
ủi cho những ai lo buồn. Đặc biệt,
Đức Mẹ là hy vọng của những ai bé nhỏ,
mọn hèn.
Riêng với những
người làm chứng cho Chúa, Đức Mẹ dạy
cho họ cách riêng tinh thần khiêm tốn, khó nghèo. Bởi vì, để làm chứng cho Đấng
cứu thế là Đấng rất khiêm tốn, khó nghèo,
người ta không thể phản chứng bằng
đời sống của mình trái ngược với khó
nghèo khiêm tốn.
Hơn nữa, Chúa chỉ
ban ơn biết làm chứng về Chúa cho những ai có tinh
thần khiêm tốn. Như lời Chúa Giêsu đã nói
với Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất,
con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc
khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng
lại mạc khải cho những người bé mọn.
Vâng lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” (Lc 10,21). Người sống bé mọn với
Chúa, luôn là người sống bé mọn với Đức
Mẹ và với Hội Thánh của Chúa.
¯¯¯
Trên đây là một thoáng nhìn về con
đường tôi theo Mẹ lên
trời. Tôi thấy rõ tôi không đi một
mình. Chúng tôi đi với nhau, trong tình
hiệp thông và phấn đấu, luôn tìm vâng phục thánh ý
Chúa, để làm chứng cho Đấng Cứu
độ. Người là Tin Mừng cho
mọi người. Loan báo Tin Mừng,
sống Tin Mừng là con đường Mẹ đã đi
để lên trời. Con cái Mẹ cũng theo Mẹ mà đi trên con đường
đó, để về trời.