Nguồn: America Magazine, July 21, 2008
![](http://www.dunglac.org/upload/article/1216740912.jpg) |
(The Last Secret of Fatima by Cardinal Tarcisio Bertone. Doubleday. 192 trang. $21.95) |
Công khai của Sally Cunneen
(Going Public by Sally Cunneen)
Trần Hữu Thuần dịch
Đọc cuốn sách mỏng và bí ẩn này như thể nhận một thông điệp từ một giai đoạn khác của lịch sử giáo hội. Thế nhưng nó chứa đựng một lời tựa của đương kim giáo hoàng của chúng ta, Benedict XVI, một loạt các cuộc phỏng vấn Tarcision Bertone, vị hồng y mà giáo hoàng chỉ định làm bộ trưởng ngoại giao, và một bình luận thần học về bí mật thứ ba của Fatima viết bởi Hồng y Ratzinger (lúc đó là trưởng Ủy hội Giáo điều về đức tin [prefect of the Congregation for the Doctrine of the Faith]) vào tháng sáu năm 2000, khi Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố bí mật thứ ba.
Tại sao các vị lãnh đạo giáo hội danh tiếng đó lại thấy hữu ích khi đề cập lại tin tức đã được phổ biến rộng rãi về các bí mật nổi tiếng liên quan đến việc hiện ra của Đức Mẹ Fatima với ba trẻ em Bồ đào nha năm 1917? Những ai trong chúng ta đủ lớn tuổi có thể nhớ lại rõ ràng sự phấn khởi vây quanh các bí mật như vậy và cuối những năm 1940 và những năm 50. Không như các lần xuất hiện trước, trong đó các người được trông thấy được bảo xây dụng nhà thờ tại nơi Đức Maria hiện ra, một số trong các xuất hiện hàng loạt vào thế kỷ thứ 19, khởi đầu với La Salette năm 1843, gợi ra việc trừng phạt siêu nhiên nếu người ta không thống hối và cầu nguyện. La Salette cũng đi kèm với các bí mật mà các trẻ em được bảo không chia sẻ.
Các biến cố tại Fatima cũng theo mô hình đó, nhưng nhận được nhiều chú ý hơn vì hai lý do. Thứ nhất, vì Lucia, người bảo toàn chính các bí mật từ năm 1917, đã trở thành một nữ tu dòng Carmel và theo lệnh của bề trên của bà, đã viết bốn hồi ức giữa năm 1935 và 1941 phơi bày các chi tiết nhiều hơn về các lần thăm viếng của Đức Trinh Nữ. Và thứ hai, vì các mặc khải đó được hiểu cách rộng rãi không chỉ áp dụng vào lúc đó mà cho cả lịch sử thế kỷ thứ 20.
Các “bí mật” được ghi nhận ở đây: bí mật thứ hai (từ hồi ức thứ ba năm 1941) chứa đựng một nhìn thấy hỏa ngục gợi ý đến các hãi hùng thời trung cổ do Hieronymus Bosch vẽ. Nó cũng đưa vào quan tâm của Đức Trinh Nữ về việc trở lại của nước Nga Cộng sản và ngăm đe chiến tranh biến động nều lời van xin của Mẹ về việc cầu nguyện—cách riêng chuỗi Mân côi—và các yêu cầu khác không đạt đến được. Nổi sợ hãi chủ thuyết Cộng sản trong môi trường sau Thế chiến II làm cho thông điệp này được toàn thế giới chú ý. Mọi người đều biết một bí mật cuối cùng đã bị giữ lại, và suy đoán về nội dung của nó là trở nên ngày càng gần như kinh hoảng. Chỉ khi Lucia xem ra gần chết mà giám mục của bà bảo bà viết ra bí mật thứ ba và cuối cùng này, bí mật được gửi đi năm 1957 trong một bì thư niêm kín đến văn khố kín của Văn phòng Thánh.
Như Lucia mô tả, thông điệp này gợi nhớ đến Sách Khải huyền, với hình ảnh nhìn thấy được của các thiên thần bay lượng trên một quang cảnh của nổi đau khổ to lớn. Một “Giám mục mặc áo Trắng,” vây quanh là các giáo sĩ và tín hữu, đi ngang qua một đô thị đổ nát và trèo lên một thánh giá đặt cao trên một ngọn núi, nơi người bị giết chết cùng với nhiều người khác bởi tên và đạn.
Giáo hoàng Gioan XXIII đọc văn kiện năm 1959 và quyết định hoàn trả lại vào văn khố vì nó liên hệ đến thời đại chúng ta. Về sau Giáo hoàng Phaolô VI đọc nó và cũng gửi trả bì thư lại. Nhưng khi Gioan Phaolô II đọc thông điệp trong lúc đang hồi phục từ việc gần bị ám sát năm 1981, người tin chắc rằng vị giám mục mặc áo trắng chính là người, và rằng Đức Mẹ Fatima đã cứu sống người. Một năm sau, người hành hương đến Fatima để cám ơn Mẹ; người cũng còn cho gắn viên đạn đã bắn người lên vương miện trên tượng Mẹ. Một chi tiết chứng cứ thuyết phục người về liên hệ riêng người với bí mật là sự trùng hợp lạ thường về con số ngày tháng. Ví dụ, Đức Mẹ đã hiện ra cho ba người trẻ trông thấy vào ngày 13 tháng năm, 1917; và Gioan Phaolô bị bắn vào ngày 13 tháng năm, 1981.
Giáo hoàng đến viếng thăm Fatima một lần nữa, vào năm 1990, và trò chuyện với Lucia trong phòng bà. Vào khoảng năm 2000, người quyết định phổ biến bí mật thứ ba nhưng cảm thấy cần được bà chứng thực rằng văn kiện là đích thực và rằng cách diễn dịch của người là chính xác. Người phái Tarcisio Bertone đến gặp bà nhiều lần, và bà đã xác nhận cả hai điểm. Vào ngày 13 tháng năm năm đó, ngưòi phong chân phước cho hai người họ hàng của Lucia là Jacinta và Francisco, và vào tháng sáu cho Hồng y Ratzinger và Tổng Giám mục Bertone (lúc đó là trưởng và thư ký tương ứng, của Ủy hội Giáo điều về đức tin) tiết lộ tại một cuộc họp báo những gì cuốn sách gọi là “huyền nhiệm to lớn nhất của thế kỷ thứ hai mươi.”
Vậy chúng ta quay lại với huyền nhiệm của cuốn sách này—đúng hơn là một tuyển tập các văn kiện riêng biệt—mà mục đích không rõ rệt và thậm chí tương khắc nhau phần nào. Vấn đề khởi đầu với quyền tác giả. Cả bìa trước lẫn bìa sau đều nêu lên rằng Hồng y Bertone là tác giả. Thế nhưng ông thực sự chẳng viết gì trong đó. Mục trung tâm là một loạt các cuộc phỏng vấn ông. Người đọc có thể giả thiết rằng “Giuseppe De Carli” mà tên xuất hiện dưới tên hồng y ở bìa trước và được Giáo hoàng Benedict cám ơn trong lời nói đầu quả thực là người phỏng vấn và người viết phần dẫn nhập dài, không ký tên, cho dẫu ông không bao giờ được ghi nhận hay mô tả ra. Ông cũng gợi ý trong các câu hỏi dài dòng, lan man của ông rằng ông chú tâm nhiều đến câu chuyện Fatima, các lần hiện ra thánh thiện và chú tâm của Gioan Phaolô II đến ý nghĩa của thế giới hơn là đến chính vị giáo hoàng hay vị hồng y đó. Ví dụ, ông tuyên bố rằng việc sống sót của Gioan Phaolô khỏi nỗ lực ám sát có trách nhiệm về việc sụp đổ Bức tường Berlin và giải thể Liên bang Xô viết.
Các lần xuất hiện luôn luôn là sự quan tâm to lớn của giáo hội chính thức—nhưng cũng còn là gai góc về các phương diện của nó. Các mặc khải riêng tư, xẩy ra rất thông thường với tín hữu nghèo khó, vô học trong các thời buổi thử thách, luôn luôn có căng thẳng với giáo hội chính thức. Như lúc đó còn là Hồng y Ratzinger nói trong bình luận thần học của ông về bí mật thứ ba, các mặc khải công cộng và riêng tư đều thiết yếu khác nhau, và không một mặc khải nào thêm vào được mặc khải của Phúc âm. “Không phải là vai trò của các điều đó để chu toàn Mặc khải nhất định của Đức Kitô, nhưng để giúp sống trọn vẹn hơn Phúc âm trong một giai đoạn nào đó của lịch sử.”
Cả hai Benedict XVI và Hồng y Bertone hình như đều gợi ý rằng giai đoạn lịch sử mà Fatima và các bí mật của nó thuộc về đã qua đi cùng với câu chuyện của Gioan Phaolô II. Với niềm kính trọng phải có với Lucia và lòng trung tín ngoại thường của Gioan Phaolô II, họ hình như cố gắng chấm dứt bất cứ suy đoán nào vẫn còn hiện hữu về các tiên báo khải huyền nào khác liên quan đến các bí mật Fatima. Không dẫn chiếu riêng biệt nào, De Carli gợi ý có nhiều suy đoán như vậy. Công việc của vị giáo hoàng và vị hồng y sẽ có thể dễ dàng hơn biết chừng nào nếu Lucia giàu tưởng tượng, sống lâu (bà đã chết, vẫn còn sáng suốt, ở tuổi 97) đã có thể chống lại những người thường xuyên tìm tòi bí mật như Bernadette Soubrirous đã làm.
Bà này cũng đã được trao phó một bí mật tại Lộ đức và được Đức Maria bảo không tiết lộ cho một ai. Khi hội đồng các giám mục hỏi liệu bà có thể nói bí mật cho đức giáo hoàng, người đàn bà trẻ tuổi nói để đáp lại: “Đức Giáo hoàng là một người.” Khi hội đồng nhấn mạnh, chỉ ra rằng giáo hoàng có quyền của Đức Kitô, bà trả lời: “Đức Giáo hoàng có uy quyền trên quả đất; Đức Thánh Trinh Nữ có quyền ở trên Trời,” và từ khước không nói gì thêm về vấn đề đó.
Sally Cunneen là giáo sư danh dự về tiếng Anh tại Rockland Community College của State University tại New York và là tác giả của In Search of Mary.
|