BÀI 4: Tâm tình về Ðức Mẹ LaSalette
Nguồn: http://KinhMungMaria.com
Thứ Tư ngày 10/5/2006 Trong năm Thánh 2000, chúng tôi may mắn có thể mang các con tôi đi hành hương các đền thánh và các nơi của đạo Công giáo trên toàn nước Pháp và Ý. (may mắn được thấy ÐTC GP II trong số khán giả).
Phu quân tôi và tôi có một lòng yêu mến Ðức Mẹ một cách đặc biệt, nên đã trộn nhập viếng thăm các đền thánh Mẹ trong chuyến du lịch đầy kỷ niệm này. Trong những đền thánh và những nơi chúng tôi tới – gồm cả Lộ-đức và Lisieux – không chỗ nào tác động nơi tôi hơn là một làng nhỏ Alpine tại Pháp gần tỉnh Grenoble. Nơi này là một chỗ khô căn – đồi núi và đá lởm chởm, rất tốt cho cừu, dê và các mục đồng. Và, một đền thánh Mẹ Maria sẽ sống mãi trong ký ức của tôi.
Câu chuyện về cuộc hiện ra của Mẹ Maria không được mấy biết tới này, bắt đầu vào ngày 19/9/1846. Hai em chăn cừu, Maximin Giraud (11 tuổi) và Melanie Mathieu (15 tuổi), đang ngủ gật gà trong một ngày uể oải và thức giấc khi thấy một Bà đang ngồi trên một tảng đá, đầu gục vào tay, khóc nức nở. Bà đứng dậy và nói:
“Tới gần đây, các con, đừng sợ. Ta tới đây loan báo cho các con tin hệ trọng.”
Bà xinh đẹp thì cao và tỏa sáng. Bà trưng diện như một phụ nữ của vùng đó: một bộ áo dài, tạp dề (apron) thắt ngang bụng, một khăn quàng thắt ngang và buộc nút sau lưng. Trên đầu Bà đội một mũ bê-rê của nông dân. Có những hoa hồng trên một vương niệm chung quanh đầu Bà, chung quanh khăn choàng và đôi hài của Bà. Ánh sáng chiếu lung linh giống như một vương miện ngụt cháy trên trán Bà. Một giây xích có vẻ nặng nề đè trên đôi vai Bà. Một vòng mắt xích đeo một cây thánh giá sáng chói trên ngực Bà, một cây búa treo một bên của thập tự và những cây kìm phía đối diện.
Hãy thử tưởng tượng xem, Ðức Mẹ ÐANG KHÓC!
• Mẹ, là người đã cầm nén dòng lệ khi Chúa Giêsu bị lạc tại Giêrusalem.
• Mẹ, là người đã cầm nén dòng lệ khi Chúa Giêsu gặp Mẹ trên đường tới đồi Golgotha.
• Mẹ, là người đã cầm nén dòng lệ khi Chúa Giêsu chết trên cây Thập Giá. Ðây là người Nữ đã được nhìn thấy ÐANG KHÓC trước mặt các em nhỏ.
Thông điệp của Mẹ là một trong những Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và là một sự thỉnh cầu thay đổi con tim của người Pháp. Họ không còn tham dự Thánh lễ vào ngày Chúa nhật nữa. Họ không còn giữ những ngày lễ nghỉ của Chúa. Họ không còn tôn kính danh Thánh Chúa nữa, nhưng thay vào đó là những lời xúc phạm bất cứ khi nào những sự xấu xảy tới. --- mùa lúa hư hại hoặc chỉ là những điều không may mắn Ðây là những lời Mẹ ban cho:
"Nếu con người không tuân phục, Ta sẽ đành bị bó buộc buông tay Con Ta ra. Nó thì quá nặng mà Ta không còn có thể cầm giữ nó được nữa. Bao lâu nữa Ta còn phải đau khổ thay cho các con chứ!"
Ðây là những điều đơn giản, nhưng thực là sự yêu cầu hệ trọng tới các em:
"Nếu các con cái Mẹ hoán cải, những tảng đá sẽ trở nên những núi lúa mì và điều sẽ được thấy là những luống khoai tây sẽ tự sinh hoa nẩy lộc. Các con có cầu nguyện sốt sắng không?"
Các em cùng trả lời:
“Dạ thưa không sốt sắng lắm, hầu như không có”.
"Ồ! Các con ơi, điều rất quan trọng là phải cầu nguyện, vào ban tối và buổi ban mai. Khi các con không có nhiều giờ, ít nhất hãy đọc một kinh “Lậy Cha” và một kinh “Kính Mừng”; và khi các con có thể, hãy đọc nhiều hơn. Chỉ có một số nhỏ các bà cao niên đi lễ vào mùa hè. Còn những người khác làm việc vào các ngày Chúa nhật trong suốt mùa hè. Và vào mùa đông, khi họ không biết phải làm gì khác, họ đi lễ chỉ để diễu cợt tới đạo giáo. Trong mùa Chay, họ đi tới những tiệm bán thịt như những con khuyển vậy."
Vào năm 1851 Ðức Giám mục địa phận Grenoble, Pháp quốc, sau một cuộc điều tra lâu dài, đã tuyên bố cuộc hiện ra của Mẹ LaSalette:
“Chứa đựng trong chính nó tất cả những đặc điểm của sự chân thật.”
Nơi hành hương này đã cho tôi một ấn tượng – hình ảnh kiều diễm và yêu thương của Mẹ Hồng Phúc đang khóc trong đôi tay Mẹ với hai khuỷu tay chống trên đầu gối Mẹ. Mẹ hẳn là đã rất đau buồn! Thật là xót xa với nỗi đau buồn cho những lầm lỗi của người Pháp. Thật là quá ít ỏi khi Mẹ yêu cầu người Pháp làm – tham dự Thánh lễ, giữ các ngày nghỉ của Chúa, tôn kính Con Mẹ, và cầu nguyện. Thật là quá ít ỏi khi Mẹ yêu cầu tất cả chúng ta.
Hồng-Việt chuyển ngữ
Từ mạng: http://saacademy.blogspot.com/2006/05/our-lady-of-lasalette.html
(June 18, 2008)
|