DỆT NÊN HÒA BÌNH BẰNG
NHỮNG SỢI LEN
CHIẾN TRANH
Suy niệm của André Sève
(Trích dẫn từ ‘Tin Mừng Chúa Nhật’)
Chúng ta yêu hòa
bình biết bao, bằng bất cứ giá nào! Cho đến
độ vì thế mà trở
thành những kẻ yếu hèn. Nhưng nếu chúng ta mơ ước
có tâm lòng
thanh thản, cuộc sống hòa bình, môi
trường sống
an lành (gia đình, cộng đoàn, công việc, làng xóm hay khu phố,
cho đến đất nước và thậm chí
thế giới), bài suy niệm
hôm nay sẽ nói với chúng
ta rằng chúng ta không
tìm thấy những điều đó nơi Chúa Giêsu: “Ta không ban hòa bình cho các
con như thế gian cho” (Ga 14,27)
- Thầy đến mang lửa xuống, nhưng trước hết Thầy phải chịu phép rửa bằng lửa. Các con đừng tưởng Thầy đến để thiết lập sự bình an trên trái
đất, mà là đem sự
chia rẽ.
Nếu
lời này đụng chạm đến chúng ta và thậm
chí làm chúng
ta phẫn nộ, chúng ta phải tự
kiểm tra: nỗi lo sợ chia rẽ của
chúng ta có lành mạnh,
cao cả, hoặc chỉ là một ước
muốn an thân khá tầm
thường? Mác đã nói: một
dân tộc khốn khổ tạo ra, cùng
với tôn giáo, một loại thuốc phiện. Có bao giờ chúng
ta rút ra
từ Tin Mừng đôi chút thuốc
an thần nào chưa? Và đây là
thuốc an thần hiệu quả nhất dưới mắt chúng ta: “Các ngươi
hãy thương yêu nhau”, các ngươi hãy làm dịu
tất cả các xung đột
của các ngươi.
Dĩ nhiên, điều
đó không xuôi chảy. Vì lý
do là việc muốn yêu thương như Chúa Giêsu (chúng
ta thường quên xác định)
dẫn chúng ta đi đến
chỗ làm chia rẽ, giống như Ngài. Và dẫn đến
việc chính chúng ta bị
chia rẽ. Chúng ta thường kinh nghiệm điều này. Chính ngày mà chúng
ta chọn thực sự để yêu thì những xung đột gay gắt nhất nổi lên. Tại văn phòng của chúng ta, để tỏ ra huynh
đệ với đồng nghiệp, chúng ta phải
tố cáo bất công của cấp trên. Để yêu thương
người Palestin chúng ta quay lưng
lại gia đình của chúng ta. Để giúp đỡ những người hàng xóm nghèo nàn,
chúng ta xung đột với vợ và mẹ vợ:
“Ông bố làm thế là
hy sinh các
con của mình!”. Để lãnh đạo
một cuộc đấu tranh nghiệp đoàn, một trong những người bạn của tôi đã thất
bại trong việc tiến thân và các
cô con gái của ông ta
đối xử với ông ta
là… ông già
thảm hại.
Trong khi chia sẻ số
phận với những người bị áp bức
tại một nước nọ ở Châu Mỹ La tinh, một linh mục xung khắc với Giám mục bảo thủ của mình và linh
mục đó tự hỏi ai là người
có lý. Trong một
cộng đoàn người ta biết rằng trở lại một vấn đề công bằng, nghèo nàn hoặc ý nghĩa của Tin Mừng là sẽ
châm ngòi lại những xung đột. Người ta im lặng nhưng
trong những con tim bị
xem là nhát
đảm, sự an
bình đã bị phá vỡ.
Do lời này phải
đi vào tận thâm tâm của chúng
ta. Chúa Giêsu sẽ
luôn luôn là sự chia
rẽ bởi vì tâm lòng
của chúng ta xấu xa.
Khi chúng ta muốn yêu
thương và đấu tranh cho tình yêu,
chúng ta chỉ làm điều
đó do sự vụng về, sự hăng hái hoặc sự sợ hãi của chúng
ta. Trước mặt chúng ta những người Kitô hữu tốt nhất, trong đó có các
thánh, cũng yêu thương chúng ta theo khả năng của họ, cũng với con người tội lỗi của họ.
Những người như
chúng ta, chúng ta không
ngừng có nguy cơ tạo
ra những hòa bình pha
tạp: hòa bình của người cai trị làm im
lặng cả thế giới và thiết lập sự yên tĩnh một
cách gượng gạo; hòa bình của những người bị ám ảnh
do tình thương yêu huynh đệ
tránh sự xung đột nhỏ nhặt nhất bằng cách để các hoàn cảnh
trở nên tệ hại; hòa bình của
những người
đấu tranh đơn thuần vì công bằng
là người xếp loại người ta và bình thản
tiến bước giữa những người tốt và những người xấu. Chúa Giêsu đâm lưỡi gươm chia rẽ vào
trong các hòa bình sai
lạc này.
Hòa bình nào
đây?
Một nền hòa bình hay đặt
vấn đề, nóng bỏng và yêu thương
xen vào giữa
các xung đột và ở lại đó. Hòa bình đó không
tìm kiếm những cái hồ yên tĩnh,
mà là muốn
làm cho có
thể sống được trong các phong ba
bão táp.
Đối với một
người con của
Tin Mừng, không có sự an bình nếu không nói là
ở nghĩa trang mới có một
công việc kiến tạo hòa bình kiên
trì và thông
minh có thể
có ở khắp nơi; trong tâm lòng bị
xuyên qua của chúng ta, trong
nhóm của chúng ta nơi
đó nổ ra một cuộc
đấu tranh cần thiết, trong Giáo Hội
nơi đó luôn luôn sẽ
có những người duy trì trật tự và những
người suy nghĩ ra cái
mới.
Chính
ở giữa chúng ta là những
người bất toàn và tội
lỗi phải làm lại những
hòa bình tạm bợ của chúng ta, các hòa
bình này sẽ bị phá hủy khi
thì do những kiêu ngạo của chúng ta, khi thì
do lưỡi gươm
Tin Mừng. Sẽ phải can đảm bắt đầu lại mà không
nghĩ đến những kết thúc hoàn toàn
của cuộc chiến đấu. Người
ta chỉ có thể trở
thành một người thợ xây dựng hòa bình bằng
cách dệt nên hòa bình
bằng những sợi len chiến
tranh.
|