‘Ai ở gần Ta, là ở gần lửa’ – Achille Degeest
(Trích dẫn từ ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Lửa trong Cựu
Ước tượng
trưng cho quyền năng tối thượng, tác động thanh luyện và sự hiện
diện đáng sợ của Thiên Chúa. Tiến xa hơn, Tân Ước nhìn thấy trong lửa biểu tượng của tình yêu vô biên
và làm biến
đổi của Thiên Chúa đối
với loài người. Nói về
lửa Người mang đến thế gian, Chúa nghĩ nhiều nhất đến sứ mạng của Người giữa nhân loại. Chúa đem đến một sự hiện diện mới mẻ của Đấng Tối Cao. Thiên Chúa không
chỉ là Đấng tạo nên khởi nguyên đầu tiên, Người là Toàn thể
Tình yêu đến biến đổi con người
bằng một sáng tạo mới. Origênê, một tác giả
thời đầu Giáo hội, gán cho Đức
Giêsu dụ ngôn này: Ai ở gần Ta là ở gần lửa. Làm sao có thể
khác được?
Trong các ngôn ngữ
khắp địa cầu, tình yêu bao giờ
cũng chọn lửa làm phương
cách diễn tả huống hồ là Tình
yêu nóng cháy vô cùng
của Thiên Chúa so sánh với
một lò lửa đỏ rực. Đức Kitô là sự mạc khải về Tình yêu ấy.
Không thể đến gần Đức Kitô mà không thấm
được ánh sáng và sức
nóng. Khi Chúa phán thêm
rằng Người
phải nhận lãnh một sự thanh tẩy (Chúa ám chỉ sự
thanh tẩy do Thương khó và Phục sinh),
Đức Giêsu vạch rõ sự
thể Người đến tạo ra một khởi
nguyên mới. Thực tại trước kia
nay biến đổi
nhờ được
ghép thêm một thực tại cao quý
hơn, con người
được nâng lên hầu tham
gia sự Tuyệt Đối. Theo hướng suy niệm ấy, chúng ta chú
ý đến hai việc:
1) Ngọn lửa bên trong Đức
Giêsu Kitô không chỉ là sự thanh
khiết tuyệt đỉnh trong tâm hồn và
sự tự do thiêng liêng thượng
đẳng. Loài người
hằng cố gắng đạt tới cao độ
thanh khiết và tự do ấy, chúng ta thấy trong
lịch sử hoặc xung quanh chúng ta
có những cố gắng biểu lộ một tấm lòng thật sự cao quý.
Nhưng
điều mà Chúa mang đến
không phải là thành quả
nỗ lực nhân loại. Đây là một điều
gì từ cõi cửu trùng
ban xuống, thấm
đượm con người.
Bài tường thuật về sáng tạo cũ bắt đầu bằng câu: Lúc khởi
nguyên. Lịch sử cuộc đời Đức Kitô mở đầu
bằng một câu tương tự: Lúc khởi
nguyên đã có Đức Giêsu Kitô. Điều
này đúng cho toàn bộ
lịch sử nhân loại do Đức Kitô đảm nhiệm, và pahỉ đúng
cho mỗi Kitô hữu. Cuộc đời mỗi Kitô hữu đều có một khởi điểm là Đức Giêsu Kitô. Chúng ta nói thêm, nếu Chúa có ở lúc bắt đầu,
tất phải có ở lúc giữa và lúc
kết thúc.
2) Ngọn lửa bên trong Đức
Giêsu Kitô phải thấm đượm điều
gì tốt nhất trong chúng ta, khiến
nó thành vững chắc, lâu bền, trong sạch. Chúng ta
biết, trong Chúa chúng ta
tiến lên đời sống siêu nhiên, - do đó chúng ta
rút ra những
hệ luận thực tiễn. Yêu thương anh em, ra
sức hoạt động cải thiện thế giới, vẫn chưa đủ – xả thân cho
hạnh phúc nhân loại, vẫn còn thiếu,
vì chung
cục có gì là chắc?
Chỉ còn lại cái
Bước đầu
như trên là cần, nhưng
phải tiến xa hơn nữa.
Phải
yêu mến Đức Kitô, sống Đức Kitô. Theo mức độ ân
huệ nhận được, Kitô hữu có trách
nhiệm làm cho tình yêu
của Đức Kitô hiện diện trong thế giới. Kitô hữu phải tin chắc điều này: Thế giới cần được ơn trên soi
sáng để hiểu rõ tại
sao có mình,
hơn là cứ mỗi thế kỷ lại nêu ra
không biết bao tham vọng
mỗi lần dưới một bộ mặt đổi khác, muốn tự tổ chức thành thiên đường
hạ giới, mơ tưởng xây dựng một thiên đường tình yêu. Kitô hữu
phải đóng góp vào những
nỗ lực cải thiện thế giới, có trách nhiệm
lái những nỗ lực ấy theo
phương hướng
Chúa muốn.
|