Tỉnh thức - R. Gutzwiller
Tránh xa nguy hiểm
mà thôi chưa
đủ, còn phải sẵn sàng tỉnh thức. Mọi người đều phải có đức
tính này, nhưng nhất là những môn đệ mang sứ mạng
của Chúa
1. Tất cả phải tỉnh thức.
Chúng ta dễ
dàng thấy được ý nghĩa
của dụ ngôn. Người
chủ đi dự tiệc cưới. Các gia nhân ở nhà không biết
lúc nào ông
về: đêm hay ngày. Tuy vậy,
họ vẫn thức, chong đèn và mặc
quần áo làm việc, hoàn toàn chuẩn
bị sẵn sàng. Dụ ngôn cho thấy người chủ ngạc nhiên, khi trở
về. Gia nhân càng cất
công chờ đợi lâu, niềm vui của người chủ càng mãnh liệt đến ông làm một việc
khác thường: đảo ngược công việc chủ tớ, mời gia nhân
ngồi ăn
tiệc, và đích thân hầu hạ họ.
Dụ ngôn thứ
hai một lần nữa đề cao ý tưởng tỉnh thức. Một gia chủ biết
thế nào cũng có lúc
trộm đạo đến viếng nhà mình. Nhưng ông không biết
đến khi nào nên phải
canh chừng luôn, để khỏi bị mất trộm lúc chẳng ngờ.
Người ta không biết rõ ngày giờ
chết của mình. Nhân loại không biết được khi nào xẩy
ra cuộc Tái lâm, tức
là ngày Chúa
trở lại.
Cho nên phải mở rộng tâm hồn và
tỉnh thức trong tinh thần.
Hơn nữa, trong cuộc sống hằng ngày, Thiên
Chúa có thể
bất ngờ xuất hiện vào lúc người
ta chưa chuẩn bị và dùng ân
sủng kêu mời, khuyến dụ, thúc bách và bổ
sung con người. Nói
theo kiểu cách đạo đức, kẻ nào còn sống
trong mơ màng, mải mê sự đời,
thì không chú tâm vào
việc Chúa đến, và như vậy đã đánh mất đi kho tàng ân
sủng.
Tâm hồn sẵn sàng và tinh
thần tỉnh thức hoàn toàn hữu ích cho quyết
định dấn thân nghiêm chỉnh
trong công việc bổn phận, vì tương phản với tính biếng nhác, chúng chứng tỏ có sự
liên kết với Thiên Chúa.
2. Môn đệ
được sai đi phải tỉnh thức.
Phêrô thưa với Chúa xem dụ
ngôn này có ám chỉ
về các môn đệ không, Đức Giêsu trả lời không do dự. Vì trong dụ
ngôn sau, Ngài nói đến
mấy gia nhân được chủ trao cho một sứ
mạng đặc biệt và được
nhiều quyền hành. Có người lợi dụng lúc chủ vắng nhà đánh đập
các gia nhân
khác, ăn
uống say sưa, và chỉ nghĩ
đến tư lợi.
Trái lại, có người nhân lúc đó,
làm hết những công việc còn lại với cả tâm tình. Khi người chủ
trở về, họ sẽ thấy hậu quả đến với họ. Những kẻ bất trung sẽ bị gia phạt theo thói
luật thời đó. Trái lại, các
gia nhân khác được khen thưởng, được củng cố quyền hành và khen
thưởng với
lòng tín nhiệm.
Trong Nước Thiên Chúa, ở bậc linh mục cũng như các bậc khác,
hẳn phải có sứ mệnh
đặc biệt: trách nhiệm lo cho tha nhân,
cho nên các
Ngài càng phải sẵn sàng hơn. Lời đòi hỏi của Chúa nhắm vào các vị nhiều
hơn. Càng cao danh phận thì càng nhiều
trách nhiệm, có chức vụ
tất nhiên sẽ có bổn
phận. Ai được cất nhắc lên một chức vụ nào để
phục vụ Giáo Hội, người đó sẽ có nhiều
khó nhọc hơn trong cuộc sống, và phải luôn
hướng về Thiên Chúa.
Ai cũng phải có đức
tính đó, nhất là những
ai vì phục
vụ Chúa Kitô mà phải
chia sẻ gánh nặng với anh em. Kitô hữu là người hướng
về tương lai và việc
Chúa Tái lâm. Họ biết mình phải ‘phục vụ’, dấn thân, phải trả lẽ. Ý hướng đó đã làm cho
công việc của họ có một giá
trị đặc biệt: Vì ‘người ta đã ban cho ai nhiều, thì sẽ đòi
lại kẻ ấy nhiều: vì đã giao
phó cho ai
nhiều, thì sẽ đòi kẻ ấy nhiều hơn’.
Mỗi chức vụ trong Giáo Hội đều mang một trách vụ đối với các linh
hồn.