Thánh Teresa Benedicta Thánh giá, Nữ tu (1891-1942)
Ngày 09 tháng 08 Thánh Teresa Benedicta Thánh giá, Nữ tu (1891-1942)
Tên cúng cơm của bà là Edith Stein. Bà một triết gia giỏi đã từng không tin vào Thiên Chúa lúc 14 tuổi, nhưng bà đánh động khi đọc tiểu sử thánh nữ Teresa Avila và bắt đầu hành trình tâm linh, rồi bà được rửa tội năm 1922. Năm 1934, bà bắt chước Teresa Avila bằng cách đi tu Dòng Kín, và có tên dòng là Teresa Benedicta Thánh giá.
Bà sinh trưởng trong một gia đình Do Thái nổi trội ở Breslau (nay là Wroclaw, Ba Lan), bà bỏ Do Thái giáo (Judaism) hồi còn là thiếu niên. Khi là sinh viên ĐH Göttingen, bà bị thu hút vào hiện tượng học (phenomenology), một phương pháp tiếp cận triết học. Nổi trội khi được Edmund Husserl bảo trợ (Edmund Husserl bảo trợ là nhà hiện tượng học hàng đầu), bà có bằng tiến sĩ triết năm 1916. Bà tiếp tục là giáo sư đại học tới năm 1922 thì bà chuyển sang trường Đa Minh ở Speyer, bà được bổ nhiệm làm giảng sư tại Viện Giáo dục Munich cho tới khi bị áp lực của Đức quốc xã (Nazis).
Sau khi sống ở Cologne Carmel (1934-1938), bà chuyển sang Dòng Kín ở Echt, Hà Lan. Đức quốc xả chiếm giữ đất nước năm 1940. Khi trả thù vì bị các giám mục Hà Lan tố giác, Đức quốc xã bắt tất cả những người Do Thái gốc Hà Lan theo Kitô giáo. Teresa Benedicta và người chị em Rosa, cũng theo Công giáo, chết trong phòng hơi ngạt ở Auschwitz ngày 9-8-1942.
Chân phước Giáo hội Gioan Phaolô II phong chân phước cho bà năm 1987 và bà được phong thánh năm 1998.
XỨNG ĐÁNG
“Sự biết ơn là nhận ra tình yêu của Thiên Chúa trong tất cả các thứ Ngài đã ban cho chúng ta – và Ngài đã cho chúng ta tất cả.
Từng hơi thở của chúng ta là một món quà tình yêu của Ngài, mỗi khoảnh khắc của cuộc sống là một hồng ân, vì nó mang đến cho chúng ta ân sủng bao la từ Thiên Chúa. Do đó, lòng biết ơn chẳng bao giờ để chúng ta nhận một cách dửng dưng, không bao giờ không đáp trả, không ngừng tỉnh thức để cảm nhận kỳ quan mới và để ca ngợi sự huyền diệu của Thiên Chúa. Đối với những người biết ơn, họ biết rằng Thiên Chúa rất tốt lành, không chỉ bởi nghe người ta nói nhưng bằng kinh nghiệm. Và đó chính là điều làm nên tất cả sự khác biệt.” Thomas Merton
Chúng ta đã được nghe và chứng kiến nhiều mẫu chuyện về con số bảy trong Kinh Thánh cũng như trong điều luật Giáo Hội dạy. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa dựng nên mọi sự trong sáu ngày và ngày thứ bảy Thiên Chúa nghỉ ngơi. Trong điều luật Giáo Hội dạy, chúng ta có bảy Bí Tích, bảy mối tội đầu, thương xác bảy mối, thương linh hồn bảy mối. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết tha thứ bảy mươi lần bảy, và bài đọc Phúc âm của Thánh Luca ở chương hai mươi con số bảy lại được nhắc đến khi các người thuộc nhóm Xađốc, những người không tin có đời sau, đến hỏi Chúa Giêsu về Luật Môisen dạy về việc cưới vợ lấy chồng và làm sao luật này có thể thực hiện được “trong ngày sống lại”.
Trong Phúc âm Luca, những người Xađốc đã dùng câu chuyện bảy anh em cùng lần lượt cưới một người phụ nữ để hỏi Chúa Giêsu về việc sống lại. Câu trả lời của Chúa Giêsu cho họ là “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại.” Vậy qua câu chuyện này và câu trả lời của Chúa Giêsu, Thánh Sử Luca đang muốn nói gì với mỗi người chúng ta là những người Kitô Hữu tin vào sự sống lại, và đặc biệt hơn nữa là đang đi tìm sự sống?
Chúng ta có thể bắt đầu với con số bảy được nhắc đến trong Kinh Thánh. Đối với Kinh Thánh, con số bảy là con số hoàn hảo và vô tận. Thiên Chúa dựng nên mọi sự trong bảy ngày nói lên sự hoàn hảo của tạo dựng, trong đó có con người, và con số bảy đó cũng nói lên sự tiếp tục của tạo dựng và tái tạo của Thiên Chúa trong vũ trụ và nói riêng trong mỗi người chúng ta. Sự tái tạo ấy được Chúa Giêsu nhắc đến khi Ngài nói chúng ta phải biết tha thứ bảy mươi lần bảy. Đó là chúng ta được mời gọi để có tâm hồn biết tha thứ vô tận vì mỗi lần chúng ta tha thứ cho kẻ khác, chúng ta được tái tạo. Mỗi lần chúng ta biết nhận ra lỗi lầm và xin lỗi, chúng ta được tái tạo. Mỗi lần bước vào tòa giải tội, chúng ta lại được tái tạo. Ân sủng vô biên, vô tận của Thiên Chúa sẽ tái tạo chúng ta khi chúng ta mở lòng để đón nhận tình thương của Ngài, khi chúng ta có lỗi lầm cũng như khi chúng ta biết trao ban tình thương cho những ai xúc phạm đến mình. Hơn nữa, qua câu nói “tha thứ bảy mươi lần bảy”, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta là những tạo vật hữu hạn bước vào thế giới linh thiêng vô tận của Ngài qua ân sủng của ơn cứu độ. Thật vậy, đúng như lời nói trên của Thomas Merton, Thiên Chúa không tiếc gì với chúng ta cả. Ngài cho chúng ta tất cả những gì Ngài có, kể cả sự vô tận của Ngài.
Trong câu chuyện về sự sống lại này, Thánh Sử Luca lại một lần nữa nhắc nhở cho chúng ta lời mời gọi để bỏ đi những bám dính của chúng ta để bước vào sự vô tận của Thiên Chúa. Thánh Sử Luca nói rất rõ đó là những ai xét đáng được hưởng phúc đời sau (sự vô tận), và sống lại từ cõi chết, thì họ không thể chết được nữa, và được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái của Thiên Chúa, con cái của sự sống. Nói một cách khác, Thánh Sử Luca muốn nói với chúng ta rằng, những ai biết sống với Chúa mỗi giây phút trong cuộc sống, biết buông thả những bám dính và đừng để chúng ăn mòn tâm trí của mình, chúng ta trở thành con cái của Thiên Chúa. Chẳng hạn như thay vì để tâm trí của chúng ta hướng về Thiên Chúa và cảm tạ những gì Ngài cho, chúng ta lại bận tâm với những bám dính như phải có xe kiểu này, nhà kiểu nọ, khi đi phục vụ nhà thờ thì phải được tôn trọng như thế nào, con cái phải làm theo như ý mình muốn, từ việc học hành cho đến việc lập gia đình hay sống độc thân, trong khi đó chính mình chẳng bao giờ nhìn lại và tìm hiểu con cái mình muốn gì và như thế lòng chúng ta cứ thấp thỏm sống trong lo sợ, hoặc khi làm điều gì thì cứ sợ lời ra tiếng vào vì chưa biết phó thác. Thánh Sử Luca muốn xác định rõ, khi chúng ta biết chọn sự sống trong Ngài, chúng ta không thể chết được nữa và chúng ta được xét để đáng được hưởng ân sủng vô tận.
Ước gì chúng ta biết bước ra khỏi ngôi mồ của những bám dính, những lo âu vô tận mà đi tìm sự sống và bình an của Chúa. Vì khi chúng ta biết ý thức và nhận ra được Chúa là ai trong mỗi giây phút của cuộc sống, và chọn làm con của Thiên Chúa, thì chúng ta luôn biết cảm tạ tình yêu bao la của Ngài cho ta qua con cái, bạn bè, gia đình, cây cối, thú vật, trăng sao - tất cả những gì ta thấy và cảm nhận được. Lúc đó chúng ta sẽ chẳng bao giờ có những mong muốn nào khác ngoài cuộc sống với Chúa Giêsu, trong Chúa Giêsu và qua Chúa Giêsu.
CK
|