Những người có trách vụ
siêu nhiên
(Trích dẫn từ ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’
– Achille Degeest)
Kho tàng làm nảy
sinh trong tâm trí một
cực thu
hút. Tất cả những
khuynh hướng nội tâm là
ý nghĩ, ước
vọng, hoạt-động-tính,
tự nhiên đều xoay vào điều gì lợi nhất
cho mình. Đức Kitô phán: Chớ đặt quyền lợi các ngươi
trong những sự gì thuộc
về thế gian chóng hư
nát, mà phải
đặt trong những thực tại siêu nhiên lâu bền.
Có những quyền lợi vật chất thật sự xấu, gây bất công, hoặc làm cho tâm hồn
sa đọa,
chúng không tránh được sự trừng phạt của Thiên Chúa. Một
số quyền lợi vất chất khác thật sự tốt, là cơm
ăn, áo mặc, nhà ở. Chúng được chúng ta nêu
trong kinh nguyện: Xin Cha cho chúng con lương
thực hằng ngày. Tuy nhiên không được vì lo lắng những quyền lợi vật chất chính đáng nhất mà sao
lãng mối quan tâm trước
tiên về định mệnh siêu nhiên của
mình. Ở điểm
này, Phúc Âm nêu ra
cả một tập hợp những câu hỏi không thể giải đáp ngoài phạm vi những
viễn ảnh đức tin sống động. Muốn có giải đáp
theo chủ
trương Đức
Kitô, phải thật sự dốc lòng tin vào Đức Kitô. Chúng ta có thể áp dụng
Lời Chúa cho xã hội,
cho chính chúng ta.
1. Xã hội không
tin mấy vào Đức Kitô, vậy mà Chúa
nói với chính xã hội,
với bất cứ cá nhân
nào. Chúng ta quan sát
cái xã hội
mệnh danh là xã hội
tiêu thụ. Người ta rất quan tâm đến của cải vật chất, lợi nhuận, đầu tư, đến những kho tàng, theo Lời Chúa, dễ bị trộm cắp lai vãng,
dễ bị tiêu tan. Người ta chú tâm nhiều vào việc khéo xoay sở
để khỏi phải nhịn mua sắm mà
vẫn thăng bằng được ngân sách gia
đình hàng tháng. Kho tàng ở đâu, lòng người ở đó - ở chiếc xe hơi
lộng lẫy,
ở thời trang tối tân, v.v… Trong cái xã hội hưởng thụ ấy, Kitô hữu phải có thái
độ nào? Kitô hữu sử dụng của cải thế gian mà không tham
lam vô độ, biết đặt lên trên hết
những giá trị nhân bản và siêu
nhiên là sự công bằng,
sự thờ phụng Thiên Chúa, tình liên
kết với anh em vì
yêu mến Thiên Chúa, quyền tự do tín ngưỡng và tự do tình cảm.
2. Lời Đức Kitô áp dụng
cho Kitô hữu như cho kẻ tôi
tớ, sống giữa thế gian mà luôn
thức tỉnh về phạm vi siêu nhiên.
Trong cộng đồng nhân loại, Kitô hữu được Thầy cắt cử làm ‘quản
lý’, có nghĩa
vụ sinh lợi những thực tại siêu nhiên. Kitô
hữu nào ngủ mệt, nghĩa là đua
đòi mọi người chạy theo vật
chất, mải mê lo việc đời này, kẻ ấy lúc tỉnh dậy dễ gặp nguy hiểm khủng khiếp. Kẻ tôi tớ nào
ham mê ăn uống say sưa, ông chủ sẽ
tới vào ngày giờ kẻ ấy không ngờ, ông chủ nghiêm
trị, đuổi đi. Trái lại, kẻ
tôi tới tỉnh thức sẽ được khen thưởng. Kitô hữu nhận được nhiều do ân
huệ đức
tin, cho nên sẽ bị đòi nhiều. Lại có giời Kitô
hữu nhận được nhiều hơn nữa vì được ơn gọi sống làm chứng cho Phúc âm bằng
thiên chức mình. Giới được ưu
đãi này sẽ bị đòi nhiều hơn nữa. Dẫu sao, bất cứ Kitô hữu nào cũng phải
cảnh giác để trả lời một câu hỏi hai
vế: Trong đời sống nghề nghiệp chức vụ, tức là trong
phạm vi sản xuất – trong đời sống bình thường, tức là trong
phạm vi tiêu thụ, mình có triệt để thực thi san sẻ bắt buộc phải làm vì đức công bằng, vì lòng mến
Chúa không?
|