Những đầy tớ tỉnh thức - McCarthy
Suy Niệm 1. NGƯỜI ĐẦY TỚ
TRUNG TÍN
Cái chết là biến cố
to lớn nhất của đời sống, tuy nhiên nhiều người bị nó tóm lấy
mà không hay biết. Đối với một số người nó đến như kẻ trộm vào ban đêm. Tuy nhiên sự
bất ngờ ấy có thể
là một ân sủng
–nó theo sát chúng ta
trong gang tấc. Nó buộc chúng ta chuẩn bị trong mọi lúc.
Được chuẩn
bị không có nghĩa là
hoàn thành hết mọi việc mà người
ta muốn hoàn thành. Nó có nghĩa là phải sống
trung thực với trách nhiệm của mình trong giây
phút hiện tại. Một ngày nọ,
một tu sĩ đang quét sàn nhà
trong tu viện thì có người hỏi ông, ông sẽ làm
gì nếu ông sẽ chết
trong vòng một giờ nữa. “Tôi
sẽ tiếp tục công việc quét nhà”, ông đáp.
Nói cách khác, ông muốn
tiếp tục đi theo
bổn phận của mình trong lúc đó.
Nhiều người tin rằng hạnh phúc gắn liền với việc không có sự gì
để cam kết,
không có người nào để đáp lại và không
bao giờ để cho nhu cầu hoặc
những vấn đề của người khác trói buộc mình. Nhưng không phải thế. Thật ra, trái lại mới đúng. Hạnh phúc và sự
viên mãn của một con người không nằm trong tự do, nhưng
trong sự chấp nhận của bổn phận. Người ta chấp nhận bổn phận này không phải một cách khắc nghiệt nhưng với lòng yêu thương.
Bất cứ ai chỉ làm
tròn bổn phận của mình, thì không
làm hết bổn phận ấy. Chúng ta càng hiến
dâng tình yêu cho nhiệm
vụ khó khăn hơn, thì nó cũng
làm cho chúng
ta cao quý
hơn. Ân sủng cao cả nhất,
tự do cao cả nhất trong đời sống là khi
điều chúng ta phải làm
cũng chính là điều chúng ta thích
làm. “Tôi
nằm ngủ và mơ thấy
đời sống là một niềm
vui. Tôi thức dậy
và thấy đời sống là bổn phận.
Tôi hành động và thấy bổn
phận là niềm vui”. (Tagore).
Khi ông Dag
Hammarskjold bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của chức
vụ Tổng Thư Ký Liên
Hiệp Quốc, ông đã đọc
một bài diễn văn cảm tạ. Trong bài
diễn văn ấy, ông trích
dẫn câu thơ của một thi sĩ
Thuỵ Điển:
“Phải chăng sẽ đến ngày mà niềm
vui sẽ lớn và nỗi
buồn phiền sẽ nhỏ?”. Và ông
nói thêm câu trả lời
của riêng ông: “Đến ngày mà chúng
ta cảm thấy mình sống với bổn phận đã hoàn thành
và đáng làm, ngày ấy
là niềm vui sẽ lớn
và chúng ta có thể
coi sự buồn phiền là chuyện nhỏ”.
Đẹp biết bao nếu cái
chết đến khi chúng ta
đã làm xong mọi việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ đâu vào đó
như một bó lúa đã
được cột
lại. Nhưng chúng ta không thể chắc chắn đó có phải
là trường hợp của mình không bởi
vì giờ chết được giấu kín đối với chúng ta. Tuy nhiên, chúng
ta nhớ điều này: vấn đề không phải là chúng ta
chết lúc nào và như
thế nào mà là chúng
ta sống như thế nào. Chúng ta
phải cố gắng sống viên mãn và
nhiệt tình và không chờ
khi bệnh tật hoặc tai hoạ mới
nhận ra bản chất bấp bênh của đời sống con người.
Mấy năm trước đây ở Mỹ, có một tu
sĩ dòng Phanxicô hoạt động giúp đỡ các trẻ em mồ
côi, ông tham gia vào
một cuộc chạy đua xe đạp để gây quỹ bảo trợ. Trong lúc chạy ông đã bị
một xe
hơi đâm vào và kết
quả là ông đã chết.
Đúng là một cái
chết không đẹp. Tuy nhiên
từ một quan điểm Kitô giáo đó
là một cái chết rất đẹp. Ông chết trong lúc làm việc
cho Chúa. Ông giống như người đầy tớ trung tín mà Đức
Giêsu nói đến trong Tin Mừng.
Đời sống rất quý giá,
nhưng chúng ta không vui
hưởng thế gian này mãi
mãi. Phúc cho những người có ý thức về bổn phận. Sự cao cả của
họ gắn liền với ý thức trách nhiệm. Mẹ Têrêxa nói: “Chúng
ta không được kêu gọi để thành công, nhưng
chỉ để sống trung thành”.
|