Làm giàu
Giả sử như bây giờ, có mấy chục
ngàn đồng trong túi, tôi
có thể rủ bè bạn
vào tiệm ăn, làm một
chầu nhậu. Giả sử như được cha
mẹ để lại một số tiền lớn, tôi có thể mua
nhà và mua
xe, sắm
TV và sắm tủ lạnh, để rồi sẽ sống một cuộc sống tiện nghi và an nhàn.
Chính vì thế, người
xưa đã bảo:
- Có tiền
mua tiên cũng được.
Còn ngày nay, người ta thường nói:
- Tiền là tiên là
phật.
Là sức bật của tuổi già,
Là cái đà của danh vọng,
Là cái lọng để che thân,
Là cán cân của công
lý.
Đúng thế, tiền bạc không phải chỉ mua được cơm ăn và áo mặc,
mà trong rất nhiều trường hợp, nó còn mua
được cả
tình nghĩa và bè bạn,
cả công lý và lẽ
phải, cả danh vọng và địa vị, như tục ngữ cũng đã bảo:
- Nén bạc
đâm toạc tờ giấy.
- Hạt tiêu nó bé
nó cay,
- Đồng tiền nó bé,
nó hay cửa quyền.
- Đồng tiền không phấn không hồ,
- Đồng tiền khéo điểm, khéo tô mặt người.
Bởi đó, thiên hạ thường ra sức tìm
tiền kiếm bạc, ngày cũng như đêm, với ước mơ được giàu sang phú quí. Người
thì tìm kiếm
một cách chính đáng bằng sức lao động
của mình. Kẻ thì tìm
kiếm một cách bất chính bằng gian tham lừa
đảo, chẳng
hạn như ăn trộm, ăn cắp, ăn hối lộ…miễn sao vơ vét
vào cho đầy
cái túi tham
của mình.
Thế
nhưng, nếu suy nghĩ chúng
ta sẽ thấy làm giàu về phương
diện vật chất, tuy cần thiết, nhưng lại không quan trọng,
bởi vì đứng trước cái chết, tất cả chúng ta chỉ
là những lữ khách cô đơn mà thôi, vì
chúng ta không thể đem bất cứ của cải hay tiền bạc nào sang thế giới bên kia:
Vua Ngô ba mươi sáu tấn vàng,
Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì.
Vì thế, điều cần thiết đó là phải biết
làm giàu về phương diện thiêng liêng, phải biết sắm sẵn cho mình
một kho tàng, không bị
ai cướp mất và có
thể chuyển về đời sau.
Cách thức làm giàu về phương
diện thiêng liêng, theo
tôi nghĩ, không gì bằng
là ra sức
thực hiện những hành động bác ái yêu thương,
giúp đỡ những người chung quanh, nhất
là những kẻ bất hạnh và nghèo
túng. Sự giúp đỡ
ấy có thể là tiền
bạc vật chất, có thể là một
lời nói ủi an, một ánh mắt khích
lệ hay một nụ cười cảm thông. Đó là điều mà tất cả
chúng ta đều có thể và phải
làm được.
Đọc lại Phúc âm, chúng ta
thấy đây cũng là điều
kiện Chúa đòi buộc những người muốn bước theo Ngài:
-
Con hãy về, bán
hết tài sản, làm phúc bố thí
cho người nghèo, rồi hãy đến mà theo
Ta.
Sở dĩ những hành động bác ái yêu thương
có được một giá trị
to lớn vì khi làm những
hành động ấy cho người
khác là chúng
ta đã làm cho chính
Chúa.
Vào một ngày mùa đông giá
rét, thánh Martinô, bấy giờ còn là
một sĩ quan, thấy một người ăn xin đang
run rẩy bên vệ đường. Xúc động trước cảnh tượng ấy, thánh nhân liền
dừng ngựa và nói:
-
Tiền bạc tôi không
có.
Nói đoạn, thánh nhân tuốt gươm, xẻ dọc chiếc áo choàng ra
làm hai và
cho người ăn xin
một nửa. Ban đêm,trong một
giấc mơ, thánh nhân thấy
Chúa Giêsu hiện ra, mặc một nửa tấm áo choàng và
ngỏ lời cám ơn thánh
nhân.
Hẳn
chúng ta còn nhớ về
hoạt cảnh ngày phán xét,
Chúa Giêsu đã nói với
những người
lành như sau:
-
Hãy vào
hưởng niềm
hạnh phúc đã được sắm sẵn cho các ngươi
từ thuở đời đời, vì khi Ta đói
các ngươi đã cho ăn,
khi Ta khát các ngươi đã cho uống,
khi Ta mình trần các ngươi đã cho mặc, khi Ta đau yếu và bị
cầm tù các ngươi đã viếng thăm.
Và rồi Ngài đã kết luận:
-
Mỗi khi các ngươi
làm những việc ấy cho một người
anh em hèn
mọn nhất, thì đó là
các ngươi đã làm cho
chính Ta vậy.
Bởi
đó, ngay từ giờ chúng ta hãy
ra sức thực hiện những hành động bác ái yêu thương,
giúp đỡ những người chung quanh, bởi
vì đó là cách thức
chúng ta tích lũy cho
mình một kho tàng quí
giá chẳng hề mục nát, đó là
cách thức chúng ta làm
giàu về phương diện thiêng liêng trước
mặt Chúa và đó cũng
là cách thức
chuyển tài sản của mình về đời
sau. Chúng ta nên nhớ
rằng: những gì chúng ta
tích lũy hôm nay thì ngày
mai sẽ thuộc về người khác, những gì chúng ta mua
sắm hôm nay thì ngày mai
người khác sẽ hưởng dùng, chỉ những gì chúng ta cho
đi hôm nay, thì ngày mai
mới thuộc về chúng ta mãi mãi
mà thôi.
|