Tiền bạc và giàu sang
Có người đã kết án: Kitô
giáo là đạo
của những người giàu và Giáo Hội
thì chạy theo tư
bản! Vậy đâu là thái
độ của Chúa Giêsu và
lập trường
của Giáo Hội đứng trước vấn đề của cải và giàu
sang? Như chúng ta đã biết Chúa Giêsu muốn
sống thật nghèo hèn. Sinh ra không nơi
ẩn trú, lớn lên không
chốn tựa đầu và chết đi một cách trơ trụi trên thập giá, thế nhưng, Ngài cũng đã chấp nhận quyền tư hữu.
Thực vậy, trong 10
giới răn được công bố có giới
răn thứ 7 và thứ 10 cấm chúng ta không được
ước ao, lấy hay giữ của người khác một cách trái phép.
Với chàng thanh niên giàu
có, trước hết Ngài đã phán: Hãy
tuân giữ những giới luật. Sau đó, Ngài thêm:
Nếu con muốn trở nên trọn
lành, hãy về bán tất
cả những gì con có, phân
phát cho người nghèo, rồi hãy đến
mà theo
Ta.
Chúa Giêsu luôn
tỏ ra thương xót những kẻ nghèo hèn và
cùng khốn, tuy nhiên Ngài
cũng có những người giàu ở bên cạnh, chẳng hạn như Giakêu, như Giuse Arimathia. Ngài cũng đã
vào nhà ông
Simon, một người
biệt phái giàu có.
Tuy nhiên Ngài đã
cảnh giác: Sự giàu sang là một nguy
hiểm cho phần rỗi linh hồn và người giàu có khó
mà vào được
Nước Trời.
Ngài nói rằng khó chứ không
bảo rằng không có thể.
Theo Ngài, sự
giàu có, hay nói đúng hơn
lòng đam mê tiền bạc
là như một bụi gai, bót nghẹt
hạt giống lời Chúa được gieo trồng trong tâm hồn chúng
ta.
Ngài không kết án sự
giàu sang chính đáng, được tạo nên bởi
mồ hôi nước mắt, bởi công lao vất vả
của chúng ta. Điều Ngài kết án đó
là lòng đam
mê tiền bạc một cách mù quáng,
đến nỗi quên mất cả Thiên Chúa và linh
hồn của mình. Chính trong
chiều hướng
này mà Ngài
đã nói: Khốn cho những kẻ giàu sang, vì
không ai có thể vừa
làm tôi Thiên
Chúa, lại vừa làm tôi
tiền bạc được. Ngài cũng căn dặn chúng ta về việc
sử dụng tiền của: Hãy dùng tiền
của mà mua lấy bạn
hữu. Đồng thời Ngài đặc biệt nhắc bảo chúng ta hãy
thu tích cho mình một
kho tàng thiêng liêng, trộm
cắp không thể lấy đi và mối
mọt không thể gậm nhấm… bởi vì được lời lãi cả
thế gian mà mất linh
hồn thì nào có ích
lợi chi. Và như thế dưới mắt Chúa Giêsu thì
phần rỗi linh hồn quý trọng hơn mọi của cải vật chất.
Tiếp đến là Giáo Hội, noi gương Thầy chí thánh, Giáo Hội
không kết án của cải
tiền bạc nhưng kết án thói xa
xỉ phung phá, lòng đam
mê tiền bạc quá đáng,
cũng như sự keo kiệt
và cõi lòng
chai đá. Theo giáo huấn
của Giáo Hội, thì Thiên Chúa là
chủ mọi tạo vật. Vì thế, con người sẽ phạm tội nếu không sử dụng của cải trong tinh thần công bằng và bác ái.
Giáo Hội không ngừng khơi dậy một tình thương: Hỡi người người
giàu hãy than khóc vì những
tại hoạ đổ xuống, của cải sẽ mục nát, vàng bạc
sẽ bị han rỉ,
tiền công của thợ gặt mà các
ngươi đã gian lận đang kêu lên
và tiếng kêu ấy đã
thấu tới Chúa. Các thánh giáo phụ cũng đã dùng những
lời lẽ gay gắt để chỉ trích những kẻ cho vay nặng
lãi và những
kẻ bóc lột người nghèo. Rồi các Đức
Giáo Hoàng gần đây không ngừng cổ võ cho
một sự công bằng xã hội. Đức Thánh Cha Léo XIII trong thông điệp
“Tân sự” đã bênh vực
thợ thuyền và xác định
những quyền lợi của giới công nhân. Tiếp đến, các Đức Thánh Cha Piô XI, Piô XII, Gioan XXIII, Phaolô VI cũng đi vào con đường đó, các ngài
lên tiếng phải cải tạo xã hội
dựa theo công bằng và tình thương
Kitô giáo. Như thế chúng ta thấy
cả Chúa Giêsu lẫn Giáo Hội đều không phải là những
người chạy
theo tư
bản. Mặc dù bênh vực
quyền tư hữu, nhưng luôn kết án lòng đam mê tiền
bạc, hoang phí tiền của và cư
xử bất công đối với những người nghèo. Vì thế, hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa trước đã. Tiền bạc chỉ
là phương tiện, chứ không phải là mục đích
cuối cùng của đời sống chúng ta.
|