Tiền của
Phần phụng vụ Lời
Chúa hôm nay đề cập tới tiền bạc và
của cải vật chất. Tôi
muốn dừng lại và suy nghĩ về cách sử
dụng, đó là đừng phú phí.
Sự phung phí là một hiện
tượng đã có từ lâu đời, vẫn còn và có
lẽ sẽ còn mãi mãi bao lâu con người hiện
diện trên trái đất này. Nó là
một hiện tượng phổ quát nhưng lại
xuất hiện dưới nhiều hình thức và
thường được che đậy bằng
những danh hiệu, nếu không tốt đẹp thì ít ra
cũng vô hại. Người ta ít ai ý thức
rằng mình phung phí tiền bạc, nhưng bao giờ
người ta cũng có đủ lý do để phung phí
tiền bạc một cách bừa bãi. Điều
đáng chú ý là không phải chỉ những kẻ dư
tiền bạc mới phung phí, trái lại, những kẻ
nghèo lại là những người phung phí nhiều
nhất. Người ta kể lại, trên miền
thượng, có một người đồng bào sắc
tộc trúng số độc đắc, anh ta đã dùng
cả mấy chục triệu bạc đó kể tổ
chức nhậu nhẹt cho cả làng: ăn
cho đến hết thì thôi. Nghe câu chuyện trên, chắc
nhiều người tác lưỡi tiếc thầm: Giá
mình trúng số thì hay biết mấy. Người ta có
rất nhiều những dự định với cái “giá
mà” kia. Nhưng điều quái lạ là
người ta ít khi biết sử dụng cho đúng
đắn, hợp lý những tiền bạc, không phải
là của trời cho, mà do công lao khó
nhọc, mồ hôi nước mắt mà có. Chẳng hạn
hiện tượng ăn tết hay là
những hội hè đình đám, những tổ chức
làm đám ma, đám cưới, nhiều khi đưa các
gia đình tới chỗ kiệt quệ, hay ít ra cũng lâm
vào cảnh nợ nần. Dĩ nhiên việc ăn
tết, tổ chức ma chay cưới hỏi là những
việc làm tốt đẹp và cần thiết.
Vấn đề chúng ta
đặt ra ở đây không phải là đưa tới
cho huỷ bỏ những tập tục nói trên, nhưng là
để cho thấy cách tiêu xài phung phí quá đáng. Nhu
cầu tổ chức những hội hè đình đám là
một nhu cầu tự nhiên của con người
muốn thoát ra ngoài cuộc sống tẻ nhạt, thực
hiện một thế quân bình tâm lý bằng cách làm giảm
bớt hay quên đi những lao nhọc
vất vả. Thực vậy, cuộc
sống thường ngày luôn luôn là một sự tranh
sống. Làm để mà ăn. Ăn để mà sống và sống
để mà làm. Nếu cái vòng luẩn
quẩn ấy cứ tiếp tục hoài, thì cuộc
sống nếu không phi lý thì cũng buồn tẻ không
đáng sống. Bởi đó ở mọi nơi và
trong mọi lúc, con người luôn tìm cách vượt ra
khỏi cái vòng lẩn quẩn kia
bằng cách làm những gì không trực tiếp đáp
ứng nhu cầu sinh tồn hơn là chỉ để
lấp đầy sự đói khát của dạ dày. Do
đó mới có những ngày lễ, những cuộc
hội hè đình đám. Làm ở đây không còn là lắm
ăn nữa và ăn ở đây không còn là để
sống mà là ăn lấy thơm lấy
tho, chứ không phải ăn cho no cho béo. Làm cho vui, ăn cho sướng.
Ngoài tính cách mua vui trong những hội hè
đình đám, đối với người Việt Nam,
thì đó còn là một dịp khoe giàu sang, khoe danh vọng.
Từ đó xuất phát ra cái tục ăn
khao ăn mừng. Vô vọng bất thành quan,
kẻ làm quan kẻ đỗ đạt phải
được trình diện xóm làng để làm vẻ vang
cho gia đình họ hàng. Việc
cưới hỏi ma chay cũng thế, đó
thường là dịp cho các gia đình khoe khoang cái danh
vọng, cái chữ hiếu của mình, được
đánh giá bằng số mâm số cỗ và những
người được mời. Thú ăn
chơi cộng với tính khoe khoang đã làm cho nhiều
người khánh kiệt điêu đứng hay ít ra cũng
lâm vào cảnh nợ nần: Kiếm củi ba năm
đốt một giờ. Bao nhiêu tiền dành dụm do
mồ hôi nước mắt đổ ra, đổi
lấy chút danh tiếng hão huyền. Tệ
hơn nữa, nhiều gia đình thường phải vay
mượn để tổ chức ma chay đình đám,
rồi sau đó suốt bao nhiêu ngày tháng phải kéo cày
trả nợ. Kẻ chết trở
thành một gánh nặng mà gia đình phải gánh chịu
nhiều năm và nụ cười trong đám cưới
trở thành nếp nhăn trên khuôn mặt cặp vợ
chồng trẻ trong một thời gian lâu dài. Bởi
đó, cần phải tiều xaì tiền bạc một
cách hợp tình và hợp lý để bảo đảm
đời sống vật chất cho gia đình, và nhát là
để mua lấy Nước Trời bằng những
hành động bác ái yêu thương.
|