Tích trữ của cải - Lm. Giacobê Tạ Chúc
Trong thời gian gần đây, báo chí hay
đưa tin những doanh nghiệp làm ăn
thành công cũng như thất bại. Thậm chí có
những tên tuổi của những người trong
giới văn nghệ sỹ, rất được công
chúng hâm mộ, nhưng rồi khi hay tin doanh nhân này, ca
sỹ nọ, người mẫu kia làm ăn thua lỗ, nợ
nần chồng chất… Rồi cũng rất nhiều
những ông to bà lớn mà tài sản của họ rất
kếch sù, không phải là những con số nhỏ mà là lên
đến một vài tỷ mỹ kim.
Xem ra của cải vật chất như là thước
đo của khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Người giàu ngày càng muốn giàu hơn, trong khi
kẻ nghèo cũng cật lực để làm cho mình có
của cải tiêu dùng. Ai cũng muốn đầu
tư tích trữ, như nhà phú hộ mà Tin mừng Luca
giới thiệu, ông không biết để đâu, hay làm gì
nữa, vì ông ta có quá nhiều của cải.
Trước hết, dùng của cải vật
chất như là những phương tiện
Khi sáng tạo nên con người, Thiên Chúa
đã đặt để Adam canh gác vười Ê-den, Ngài
cho con người tự do canh tác, làm lụng vất
vả để có lương thực nuôi sống bản
thân. Con người là chủ tế vạn vật, và
cũng là những quản lý vườn nho cho Chúa.
Đức Giê-sa cũng dạy các môn đệ làm việc
và Ngài cũng là người tích cựa làm việc từ
sáng sớm cho đến lúc hoàng hôn. Vật
chất, tiền bạc tự nó không xấu, vì đó là
điều kiện tối cần cho nhu cầu của con
người. Tiền bạc là
phương tiện, nó giúp mỗi người đạt
đến cứu cánh là ơn cứu độ. Giáo
hội cũng luôn khuyến khích con cái mình hãy ra sức làm
việc, để cải thiện đời sống,
để thoát khỏi cảnh nghèo nàn, và cũng là
để có cơ hội chia sẻ và hoạt động
cho công cuộc truyền giáo, bác ái xã hội của toàn
thế giới.
Thứ hai, của cải vật chất là ân huệ của Chúa thương ban
Khi Ngài rộng
mở tay ban,
Là bao sinh vật,
thoả thuê muôn vàn.(Tv 144, 16).
Lời Thánh vịnh nhắc nhở mỗi
người hiểu rằng, tất cả những gì mình
đang có, hay đang sở hữu là do hồng ân của Thiên Chúa thương ban, như Chúa Giêsu
khẳng định: “Không có Thầy, chúng con chẳng làm
được gì”. Thật vậy: “Nếu như Chúa
chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là
uổng công” (Tv 126 (127). Không phải tôi tài giỏi cho
bằng Đấng đã dựng nên tôi, đã cho tôi trí
khôn, sức khoẻ và có điều kiện, cũng như
cộng vào đó là một chút may mắn, gặp thời
vận. Nên tôi thành công, tôi có nhiều của cải,
nhưng cũng nên nhớ một điều mà chính
người Phú hộ đã ldạy cho chúng ta một bài
học, đang khi ông mải mê tính toán, xây thêm nhiều kho
lẫm thì: “Thiên Chúa bảo ông ta: “Đồ ngốc! nội đêm nay, người ta sẽ
đòi lại mạng ngươi, thì những gì
ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?”(Lc 12, 20).
Sau cùng, hãy làm giàu trước mặt Thiên Chúa
Nhiều lần, Chúa Giêsu đã dạy dỗ
mỗi người: “ Chúng con
đừng lo lắng, áy náy…”, hãy kiếm tìm những giá
trị vĩnh cửu hơn là những thứ chóng qua
ở đời này. Người môn
đệ của Chúa, luôn tìm kiếm những cúu cánh
vững bền, đó là hạnh phúc thiên đàng, chứ
không phải ảo ảnh trần gian. Mặc dù
đang khi hoàn tất số mạng lữ hành trần gian,
họ vẫn phải chu tất mọi
trách nhiệm, sự liên đới đầy nhân văn
trong thế giới hiện đại hôm nay. Vui mừng và
hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người
không thể tách rời ra khỏi cuộc sống của
các Kitô hữu. Thế nhưng, những tín hữu vẫn
luôn ý thức thức rằng: “Chúng con sống giữa
thế gian, nhưng không thuộc về thế gian”.
Những bất thuận
bất hoà, những tranh chấp, bất công, đàn áp
như là những trì trệ, nó làm cho con người không
thể vươn lên để xây dựng một cuộc
sống văn minh tình thương. Trong
khi đó, biết chia sẻ áo cơm cho những
người đói khát, biết cảm thông và giúp
đỡ lẫn nhau sẽ thăng tiến con
người và đưa họ đến gần Thiên Chúa
hơn.
|