Nghèo
Vào thời Chúa Giêsu, cũng
như vào thời nay, những người nghèo khó bao giờ
cũng bị khinh chê. Sénèque đã viết như sau: - Lòng thương xót là một
thói xấu của những kẻ yếu đuối. Còn người khôn
ngoan sẽ không bao giờ
thương xót.
Có kẻ đã đặt câu hỏi: - Đâu là sự khác
biệt giữa một chiếc cày, một con bò và một
tên nô lệ?
Và rồi người ta đã trả lời:
-
Chiếc cày thì không
biết nói,
-
con bò thì
biết rống,
-
còn tên nô lệ
thì biết nói.
Nhưng cả ba đều là những đồ dùng không đáng
giá.
Còn Chúa Giêsu
thì sao? Ngài đã nghĩ
gì về sự nghèo khó?
Đọc lại Phúc âm, chúng
ta thấy Ngài đã mặc
lấy thân phận nghèo khó. Thực vậy, khi xuống thế làm người, Ngài đã chọn
Mẹ Maria và thánh Giuse, là
những người
nghèo khó để giúp đỡ mình. Khi mở mắt
chào đời, Ngài đã được
sinh ra trong
cảnh nghèo khó của hang đá máng cỏ
ngoài đồng vắng Bêlem.
Ngài không phải chỉ sinh ra trong nghèo
khó, mà còn
lớn lên trong túng thiếu,
phải lao
động cực nhọc với đôi bàn tay
của mình để kiếm tìm chén cơm
manh áo. Thiên hạ đã chẳng bàn tán với
nhau rằng: - Há Ngài chẳng
phải là một bác phó
mộc, con bà Maria sao?
Trong suốt quãng đời công khai, Ngài cũng
đã sống vất vưởng, nay đây mai
đó, như Ngài đã diễn
tả: - Con cáo có hang, chim trời
có tổ, nhưng Con Người không có lấy
một chốn tựa đầu.
Sau cùng Ngài
cũng đã chết trong cảnh nghèo khó với cây
thập giá được dựng lên giữa trời và đất. Ngay cả ngôi mộ, nơi yên nghỉ cuối cùng cũng chẳng có nữa. Chúng ta có
thể đúc kết về cuộc đời của Ngài như sau: - Sinh ra trong
nghèo khó, lớn lên trong
túng cực và chết đi
trong thiếu thốn.
Ngài đã sống và sau
đó đã giảng dạy về sự nghèo khó. Mở đầu bài giảng trên núi về tám
mối phúc thật, Ngài nói: - Phúc cho
những ai có tinh thần
nghèo khó, vì nước trời là của
họ.
Qua lời xác minh trên,
Ngài đã thực hiện một cuộc cách mạng, làm đảo lộn bậc thang giá trị. Kể từ nay, những kẻ giàu sang sẽ trở thành nghèo túng
và những người nghèo túng sẽ trở
thành giàu sang. Ngài đã truyền
dạy: - Không ai có thể
làm tôi hay chủ, vì nếu
mến chủ này thì sẽ
ghét chủ kia. Cũng
vậy, các ngươi không thể vừa làm tôi Thiên
Chúa lại vừa làm tôi
tiền của được… Con lạc
đà chui qua lỗi kim
còn dễ hơn người giàu có vào
Nước trời.
Nơi
khác, Ngài cũng xác quyết
mình thực hiện những gì tiên tri Isaia
đã loan báo: - Thánh Thần Chúa ngự trên tôi. Ngài
xức dầu cho tôi và
sai tôi đi
rao giảng Tin mừng cho người nghèo khó…
Ngài đồng hóa mình với nhưng kẻ khó nghèo, bởi
vì trong hoạt cảnh về ngày phán
xét, Ngài đã nói: - Khi Ta đói, các ngươi đã cho ăn.
Khi Ta khát, các ngươi
đã cho uống. Khi Ta mình trần
các ngươi đã cho mặc.
Khi Ta đau yếu và bị cầm
tù, các ngươi
đã viếng thăm. Vì mỗi khi các ngươi làm những việc ấy cho một kẻ
hèn mọn nhất, thì đó là các
ngươi đã làm cho chính
Ta vậy.
Giáo hội tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu, luôn
quan tâm bênh vực quyền lợi và giúp đỡ
những người
nghèo khó, bởi vì họ
cũng có một linh hồn bất tử, họ cũng là con cái Thiên Chúa
và họ cũng được cứu chuộc bằng giá máu châu báu
của Đức Kitô.
Chúng ta có thể
tìm thấy biết bao nhiêu mẫu gương sáng chói trong lòng
Giáo hội. Một Đamiêng đã phục vụ những người phong cùi tại
hải đảo xa xôi. Một Phêrô Claver đã chăm sóc những
người nô lệ. Một Vincentê đã
lo lắng cho những người túng thiếu. Một Têrêsa Calcutta đã giúp đỡ
những người
bát hạnh, những người hấp hối bị bỏ rơi tại Ấn độ… Và con biết bao nhiêu dòng
tu khác chuyên
lo cho những người già cả, đau yếu và mồ
côi. Giáo hội không
phải chỉ giảng dạy mà còn thực
thi đức bác ái.
Noi gương Chúa Giêsu và
Giáo hội, chúng ta hãy
có một tinh thần siêu thoát đối
với của cải đã đành, mà còn
phải có một tình yêu thương đối với những người nghèo khó.
Những hành động
bác ái của
chúng ta sẽ là một
cách thức truyền giáo hữu hiệu nhất vì ngay
từ đầu những người ngoại đã phải ngạc nhiên về các tín hữu
sơ khai: - Kìa xem họ
yêu thương nhau biết chừng nào.
Thương giúp kẻ khó nghèo là
thương giúp cho chính Chúa,
là thu
tích cho mình một kho tàng thiêng
liêng trên trời.
|