Làm giàu vì
biết chia sẻ – Achille Degeest
(Trích dẫn từ ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Một trong những
nét bất biến của tâm lý nhân
loại là bất cứ điều gì cũng quy về mình. Chúng ta
để sang một
bên những khảo sát công phu chẳng
ràng buộc gì hết, có
thể được
chú ý như một trò chơi
luyện trí. Chúng ta tạm đứng
ở tầm mức
người ta cảm thấy cuộc sống cuộc sống mình, quyền lợi mình bị liên quan.
Một lời giảng dạy cao siêu sẽ
bị hiểu theo chiều
nào thuận cho quyền lợi riêng. Ở đây cũng
vậy.
Đức Giêsu vừa dạy rằng con người sống
ở thế gian phải quan tâm đến sự phán xét
của Thiên Chúa sau này.
Một thính giả thấy vậy ngỏ lời: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia
gia tài với
tôi”. Nghe rõ lời Chúa,
nhưng người
ấy giải thích theo
lòng tham, cho rằng: Rabbi này nói hay, hình
như có uy quyền, ta xin Thầy
can thiệp giải quyết dùm vấn đề tranh chấp gia tài. Lời
dạy rất quan trọng của Đức Kitô lọt vào tai người
ấy, biến thành một cách giải thích lợi cho mình, hợp
với quyền lợi riêng tư.
Đức Giêsu trả lời như vẫn thường làm: Phải phân biệt chính yếu và phụ thuộc,
vĩnh cửu và chóng qua, quan
trọng và kém quan trọng.
Gia tài, tư sản
giúp được gì cho người
ta khi đến
trước tòa Thiên Chúa? Nguy cơ là
muốn áp dụng lối giải thích vụ lợi, muốn thu
hẹp lời dạy cao siêu
của Phúc Âm. Chúng ta liệu có tránh được
cám dỗ ấy không?
1) Điều quan trọng là không được biến Phúc Âm thành một
bộ luật cách mạng xã hội, không được
định nghĩa sứ mạng dưới thế của Đức Kitô như một
cách mạng định kỳ với mục tiêu phân chia
của cải. Phúc Âm chủ trương
công bằng, nhưng đòi hỏi nhiều hơn nữa. Trong quan hệ người
với người,
công bằng chưa đủ, vì nhược điểm nhỏ nhất của nó là tính
chất bấp bênh. Phúc Âm đi vào vấn đề
chính yếu, bắt buộc con người phải ý thức rõ về
mình trước con mắt Thiên Chúa. Đức Giêsu nói: “Hà
tất tranh giành nhau về
những của cải chóng qua, chóng hết? Tại sao có
thể tự tại trong tình trạng an toàn vật
chất giả dối? Chốc nữa đây, khi phải trả lời câu hỏi tối
hậu của Thiên Chúa về
cuộc đời mình, các ngươi
sẽ ăn
nói làm sao?
Những câu hỏi này của Đức
Kitô đặc biệt gửi đến những Kitô hữu và cả đến
những xã hội, những nền văn minh nữa. Những kẻ có trách
nhiệm trực tiếp nhất phải trả lời là những
Kitô hữu. Chúng ta nhận
xét thêm, sở dĩ một số cách mạng phát sinh bởi
trước kia hoặc hiện nay người Kitô hữu không trả lời đúng cách những câu hỏi của
Đức Kitô.
2) Đức Giêsu nói về sự
cần thiết tránh tích trữ
của cải cho chính mình,
trái lại phải làm giàu theo
ý định của
Thiên Chúa. Ở đây
Chúa nói ra một ý tưởng Người
thường nhắc
tới, là sự chia sẻ
trong tình huynh đệ. Công bằng chỉ đưa ra những đòi hỏi giới hạn, công bằng là một
thái độ đối xử tối thiểu. Vấn đề chính yếu trong con mắt Thiên Chúa là
sự công bằng sung mãn liên kết người với người như anh em ruột
thịt, nó hậu thuẫn cho tình yêu,
cho bác
ái. Không thể có tình huynh đệ
nếu thiếu điều kiện tiên quyết là sự công
bằng. Tuy vậy,
công bằng mà tuyệt nhiên không thương
yêu nhau thì cách đối
xử công bằng cũng chẳng bền vững.
Chính tình yêu mở
rộng tấm lòng để sẵn sàng chia sẻ, tình yêu khiến
chúng ta trở nên giàu
có trước con mắt Thiên Chúa.
|