ĐIỀU
LÀM CON NGƯỜI THÀNH VĨNH CỬU
Suy niệm của Lm. Phạm Thanh Liêm
Thu tích kiến thức và học
tập những kỹ xảo, tìm cách sở
hữu gia tài một cách
công bằng, lo lắng để mình hưởng nhàn sau những
cố gắng lao nhọc,
cũng chỉ là phù vân.
Vậy cái gì trường
tồn?
Cái chết giúp con người nhận ra chân lý
Trong cuộc đời rao giảng, Đức Giêsu đã gặp
nhiều loại người. Có những người tìm đến với Đức Giêsu để nghe Ngài dạy điều hay lẽ phải, nhưng cũng có người
muốn nhờ Ngài giải quyết những tranh chấp, cụ thể là vấn đề
chia gia tài. Đức Giêsu đã từ
chối can thiệp vào những việc này. Tại sao Đức Giêsu lại không giúp anh
ta, khi anh
ta bị người anh đối xử không công bằng?
Phải chăng Đức Giêsu biết rằng Ngài cũng không thành công
nếu Ngài can thiệp vào, hay Ngài cho rằng
điều đó không quan trọng,
và không là sứ mạng
của Ngài: “Ai đã đặt tôi làm quan
toà hay người trọng tài để phân xử?”? Hơn nữa, Đức
Giêsu còn dùng cơ hội
này để giúp con người ý thức về “lòng tham” của
mình dưới mọi hình thức.
Người giầu có trong đoạn Tin Mừng sở hữu nhiều của cải, tính toán để
tích chứa những gì ông ta có
do lao động
một cách hợp lý hợp
pháp, đâu có gì xấu.
Thế nhưng Thiên Chúa nói
với ông ta: “Đồ khùng, nếu đêm nay anh phải chết, thì kho tàng
đó để cho ai?” Điều
khùng ở đây là người nhà giầu không biết dùng của cải để giúp người nghèo, để thu tích
kho tàng không mục nát và không
bị mối mọt đục khoét.
Cái chết, giúp người ta nhận ra chân
lý, giúp người ta biết điều mình toan tính
thu tích
có giá trị
thực sự không? Nếu thu tích,
bỏ công sức để được cái gì đó, mà
cái chết sẽ đến đêm nay huỷ diệt tất cả, thì ích
lợi gì?
Tất cả chỉ là phù vân
Sách Giảng Viên cho thấy
những suy tư của ông về sự
đời. “Lợi lộc
gì khi con người phải chịu đựng bao nhiêu gian
lao vất vả?” Với Giảng Viên, việc thu
góp được bao nhiêu điều
khôn ngoan hơn tất cả những người trước,
việc phân biệt được đâu là khôn
ngoan, đâu là tri thức, điên rồ hay khờ dại, cũng chỉ là phù vân
(Gv.1, 16-17).
Khôn lắm cũng khổ, hiểu lắm cũng khổ. Tận hưởng thú
vui, nếm mùi hạnh phúc, cũng chỉ là phù
vân. “Tất
cả đều chết, người khôn cũng như kẻ dại” (Gv.2, 16). Cái
chết giúp người ta biết con người là ai, những
lao nhọc
vất vả của mình có giá trị
gì, đâu là điều trường tồn và có gía
trị thực sự? Cái chết, là
nỗi sợ của nhiều người, nhưng cũng là một
quà tặng cho nhiều người, và nó cũng có
tính giải phóng con người khỏi u muội mê lầm. Cái chết, là khởi đầu của hạnh phúc.
Đức Kitô là tất
cả trong mọi sự
Chỉ một điều quan trọng, điều ảnh hưởng dứt khoát trên cuộc sống con người, là Thiên Chúa
và tình yêu
của Ngài nơi Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa
yêu thương con người, làm những vất vả của con người trở nên có ý nghĩa
và trọn vẹn trong Đức Giêsu Kitô và nhờ
Đức Giêsu Kitô. Tất cả những
gì được thực hiện trong Thiên Chúa
và trong Đức Giêsu Kitô, sẽ có giá trị
vĩnh viễn.
Hành vi bác ái
yêu thương, là hành vi “vĩnh
cửu” nhờ Đức Giêsu. “Nếu tôi làm
được điều
này điều kia, nếu
tôi được ơn này ơn
kia, mà không
có bác ái,
thì cũng như tiếng phèng la vang dội,
não bạt vang vang”. Yêu
thương, là hành vi làm
con người trở
nên vĩnh cửu, là hành
vi làm con người
trở nên con Thiên Chúa và
nên giống Thiên Chúa.
Đức Giêsu là mẫu gương và thầy dạy
con người về
yêu thương.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:
1. Theo bạn, điều nào quan trọng nhất đối với người đời? Tại sao?
2. Theo cái nhìn của bạn, điều nào làm hành
vi của bạn trở thành vĩnh cửu? Tại sao?
3. Bạn có sợ
chết không? Cái chết của những người khác, thường gợi gì nơi bạn?
|