CẦU NGUYỆN NHƯ NHỮNG NGƯỜI
CÔNG GIÁO VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG.
Suy niệm của Charles E.
Miller
(Trích
dẫn từ ‘Giảng Lễ Chúa Nhật’)
Trong cuốn sách Bước qua ngưỡng
cửa hy vọng, Đức Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II đã trả lời câu hỏi: “Giáo Hoàng đã
cầu nguyện như thế nào, cho ai
và cầu nguyện những gì?” Ngài đã
trả lời bằng một câu mở đầu
của Hiến chế vè Giáo
Hội trong thế giới ngày nay của Công đồng Vatican II, điều này không có gì
ngạc nhiên bởi vì ngài
là Giám mục
của Công đồng, ngài có mặt trong
một ủy ban soạn thảo tài liệu này và được
viết bằng tiếng Latin là Vui Mừng và Hy Vọng.
Đây là đoạn Đức Giáo Hoàng thuộc
nằm lòng: “Niềm vui và hy vọng,
đau thường và những lo âu của dân
chúng trong thời đại này, đặc biệt là những
người nghèo khổ hoặc bị đau buồn bởi bất cứ cách nào là
niềm vui và hy vọng,
những đau thương và lo âu của những
người đi theo Đức Kitô”. Đây là tâm tình
và sự hoàn hảo theo phẩm
giá của Chúa Giêsu: “Hãy
tránh tham lam trong mọi hình thức”. Tham làm thúc
đẩy chúng ta cầu nguyện
cho những lý do ích kỷ
hơn là cầu nguyện cho những người có nhu cầu như
Đức Giáo Hoàng đã làm.
Dĩ
nhiên Đức Giáo Hoàng như
là mục tử của Giáo Hội phổ quát, dĩ nhiên ngài
không được quên bất cứ ai hoặc
bất cứ nhu cầu nào
có liên quan
đến ngài, đặc biệt trong lời cầu nguyện của ngài. Và những gì là đúng
cho Đức Giáo Hoàng thì
điều đó cũng đúng với mỗi người chúng ta theo những
cách thế riêng của mình khi chúng
ta mang danh”là
người Công giáo”, một danh xưng chỉ định rằng chúng ta là một
Giáo Hội phổ quát và không giới
hạn trong một dân tộc
nào, một quốc gia nào, một văn hóa nào.
Chủ
nghĩa Công Giáo của chúng ta và
những nỗ lực của chúng ta để
lướt thắng
những tham lam được tỏ hiện bằng việc chúng ta cầu nguyện
trong khi cử hành phụng
vụ Thánh Thể. Điều đặc biệt ý nghĩa là lời
kinh của các tín hữu.
Danh xưng này chỉ định
rằng, sự cầu nguyện là phần thực
hành của chức linh mục cộng đồng, điều đó được tuôn tràn từ
bí tích Rửa
tội, chức linh mục cộng đồng đã được tuôn tràn từ
bí tích Rửa
tội. Được biết như
là”sự cầu bầu phổ quát”. Danh xưng này chỉ
định rằng chúng ta có
bổn phận phải cầu nguyện cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ đơn giản những nhu cầu riêng biệt của chúng ta. Chúng
ta phải dâng lời cầu xin cho
Giáo Hội tại địa phương cũng giống như trên khắp thế giới, cho các vị
lãnh đạo đời, những người bị áp bức và
những người
có nhu cầu,
cũng như cho tất cả
mọi người được ơn cứu độ. (x.. lời giới
thiệu chung của sách lễ Roma số 45).
Kinh nguyện Thánh Thể cũng liên hệ trong câu mở đầu
của Hiến chế về Giáo Hội trong thế giới ngày nay. Lời kinh nguyện Thánh Thể thứ ba đã
cầu nguyện một cách đặc biệt hầu như không bỏ sót hoặc quên bất cứ ai: “Lạy
Chúa xin cho lễ hy
sinh này tuôn đổ bình an và
ơn cứu độ cho tất cả thế giới. Xin hãy cho
tăng thêm sức mạnh cho đức tin và lòng mến…
cho toàn thể mọi người mà con của Cha đã tụ họp lại. Trong tình yêu nhân
từ và hợp nhất toàn thể con cái của Cha ở bất cứ nơi nào mà
họ hiện diện… Xin hãy tiếp
đón vào vương quốc của Cha… tất cả những ai rời bỏ
thế gian này trong tình
thân hữu với Cha”.
Dĩ
nhiên, chúng ta có thể
và sẽ cầu nguyện trong chính những
nhu cầu của chúng ta, cho những
người mà chúng ta yêu
mến, chúng ta cũng cần
nhắc nhở về lời của Thánh Phaolô rằng: “Chúng ta phải
đưa tâm trí của chúng
ta đến với những lãnh vực cao hơn. Chúng ta sẽ hướng tới những lãnh vực cao hơn khi
chúng ta quảng đại và không ích
kỷ trong lời cầu nguyện. Phải thêm rằng
chỉ có kinh nguyện cho những người có nhu cầu thôi
thì không đủ. Chúng ta cũng cần hành động, hành động đó đã được linh hứng và thúc đẩy
bởi kinh nguyện. Người
khác có thể
lâm vào sự
nghèo khổ, coi thường những người lãnh lương hưu trí, khinh
bỉ dân nhập cư, và chọn lựa
cuộc sống tách biệt khỏi những khốn khổ của con người nhưng họ không phải là những người Công giáo. Chúng ta
tin rằng”niềm vui
và hy vọng”,
đau thương và những lo âu của mọi
người trong thời đại này, đặc biệt là những
người nghèo khổ hoặc bất cứ những đau buồn cách nào, là những
niềm vui và hy vọng,
đau thương và lo âu của
người môn đệ Đức Kitô”.
|