Bao nhiêu mới đủ - McCarthy
Suy Niệm 1.
CĂN BỆNH THÍCH TÍCH TRỮ
Tolstoy kể
lại câu chuyện về một người nông dân tên là
Pakhom rất muốn có một ít đất đai. Ông ta
dành dụm từng đồng và mua được bốn
sào. Ông ta hết sức vui mừng. Tuy nhiên, ít lâu sau, ông ta
cảm thấy còn chật chội, ông bèn bán bốn sào
đất đó đi và mua tám sào ở một vùng khác.
Nhưng điều đó không làm ông thoả mãn lâu, nên ông
bắt đầu tìm kiếm ở chỗ khác.
Một buổi
tối nọ, một người khách lạ đến.
Pakhom đã nói về ước muốn của ông có thêm
nhiều đất đai. Người khách lạ nói với
ông rằng bên kia dãy núi nơi sinh sống của một
bộ tộc. Những con người đơn sơ
ở đây có rất nhiều đất đai muốn
bán.
Ngày hôm sau, ông ra
đi. Người tộc trưởng tiếp đón ông
và nói: “Chỉ cần bỏ ra một ngàn rúp, ông sẽ có
được một số đất đai mà ông
rảo bước trong một ngày. Nhưng ông phải quay
về điểm xuất phát cũng trong ngày hôm đó,
nếu không kịp, ông phải chịu mất số
tiền”.
Pakhom sung
sướng rộn ràng. Suốt đêm đó ông không
ngủ được mải nghĩ đến những
đất đai sẽ thuộc về ông. Ngay khi mặt
trời vừa ló dạng ở chân trời, người ta
cắm một cái mốc trên đỉnh gò, và ông xuất
phát. Có những người cỡi ngựa theo sau và
đóng xuống đất những cọc để
đánh dấu lộ trình mà ông đã đi qua.
Ông bước
đi nhanh và mỗi lúc một nhanh hơn. Càng đi xa
đất càng màu mỡ hơn. Trong lúc tham lam, ông đi
một vòng thật lớn mà quên mất thời gian. Và
rồi ông hoảng hốt khi thấy mặt trời
bắt đầu xuống thấp. Ông quay đầu
chạy về cái gò, nơi ông xuất phát thật nhanh. Khi
ông vừa lên đến đỉnh gò thì mặt trời
đã lặn. Tuy nhiên, ngay lúc đó ông đã ngã quỵ
xuống, úp mặt trên đất.
“Tôi khen ngợi
ông” người tộc trưởng nói “Ông đã có
nhiều hơn bất cứ người nào mà tôi còn
nhớ”. Nhưng Pakhom không đáp lại. Người ta
lật ngửa ông lên. Ông đã chết.
Một số lượng nào đó về
tiền bạc và của cải vật chất là cần
thiết. Dụ ngôn của Đức Giêsu không nói về
nhu cầu mà nói về lòng tham. Người phú hộ đã
bắt đầu với sự giàu có, nhưng ông vẫn
không thoả mãn. Lòng tham giống như một ngọn
lửa, lửa càng lớn khi người ta càng chất
củi vào, người tham có nhiều của càng tham.
Một trong những vấn đề chính của thời
đại chúng ta là người ta không biết khi nào
mới sung túc, phong lưu.
Elvis Presley
chết ở tuổi bốn mươi hai vì lạm
dụng thuốc. Ông có tám ô tô, sáu mô tô, hai máy bay,
mười sáu cái tivi, một lâu đài và một số tài
khoản lớn ở ngân hàng.
Khi một con
quạ làm tổ trong rừng, nó chỉ chiếm một
cành cây mà thôi. Khi con hươu ra bờ sông để làm
nguôi cơn khát, nó không uống quá nhu cầu của nó trong
lúc đó. Vậy tại sao con người lại lo tích
trữ?
Con người khao khát được an toàn.
Trong thời đại của Kinh Thánh, khi nạn đói là
một đe doạ thường tái diễn, người
ta tìm kiếm sự an toàn bằng việc tích trữ
ngũ cốc. Trong thời đại của chúng ta,
người ta tìm sự an toàn trong việc tích trữ
của cải và tài sản. Người ta tích trữ
đồ vật và bám chặt vào chúng, bởi vì chúng cho
họ ảo tưởng về sự an toàn. Nhưng
sự an toàn không thể tìm thấy được trong
của cải. Nó chỉ có thể được tìm
thấy trong Thiên Chúa.
Cùng với sự an toàn, người ta
cũng tìm thấy giá trị của bản thân trong của
cải. Trong xã hội chúng ta, người ta đánh giá con
người qua những gì họ có. Có nhiều của
cải làm người ta trở thành một cái gì đó.
Không có của cải trở thành không có gì cả.
Mahatma Gadhi là
một trong những người vĩ đại nhất
của thế kỷ hai mươi. Tuy nhiên, ông sống
trong một căn nhà đơn sơ làm bằng gỗ và
bùn. Về của cải ông chỉ có những vật
dụng thiết yếu. Của cải sẽ không bao
giờ cho chúng ta sức mạnh nội tâm. Chúng là những
cái nạng cho một người què quặt tâm linh.
Đức Giêsu nói thay vì tích trữ của
cải trong kho tàng, chúng ta phải tìm cách làm cho mình giàu có trước
mặt Thiên Chúa. Điều làm cho chúng ta giàu có trước
mặt Thiên Chúa không phải là điều chúng ta có, cũng
không phải là điều chúng ta đã làm.
Không phải có của cải là có tội
nhưng chính là óc chiếm hữu. Từ bỏ không có
nghĩa là dửng dưng hoặc không quan tâm. Từ bỏ
là không chiếm hữu. Đời sống là một quà
tặng mà chúng ta phải biết ơn chứ không phải
một sở hữu để chúng ta bám víu. Một đời
sống không chiếm hữu là một đời sống
tự do.
Của cải duy nhất đáng cho chúng ta
tích luỹ là của cải của tâm hồn. Một tâm
hồn quảng đại là một kho tàng. Có tâm hồn
quảng đại là giàu có trước mặt Thiên Chúa.
Sợ hãi và tham lam là những kẻ thù thật sự.
Nỗi khiếp sợ đói khát khi kho lẫm đầy
tràn là cơn đói khát không bao giờ có thể thoả mãn.
Suy Niệm 2.
GIA TÀI TỐT NHẤT
Dù người ta là người khôn ngoan, thành
công và khéo léo đến đâu, người ấy không
thể đem theo tài sản của mình lúc chết.
Những người khác sẽ thừa hưởng thành
quả sự lao nhọc của người ấy. (Bài
đọc 1). Điều làm cho sự việc tệ
hại hơn là của cải mà người ấy
để lại sau lưng có thể làm cho gia đình
người ấy chia rẽ, xâu xé. Gia tài có thể là
một lời chúc lành hoặc một lời chúc dữ.
Trong Tin Mừng, chúng ta thấy hai anh em tranh giành gia tài.
Quả là đáng buồn khi nhìn thấy người ta
bị lòng tham và ganh tỵ thúc đẩy đã cãi vã; gây
gỗ nhau không tiếc lời.
Ngày trước,
có một người làm việc trong ban quản trị
một công ty thịnh vượng. Ông ta sống với
vợ và gia đình trẻ ấy cư ngụ trong một căn
nhà đẹp ở vùng ngoại ô thuận tiện. Tuy
nhiên, ông không bằng lòng. Ông còn trẻ, đầy năng
lực và tham vọng. Ông dường như có thể làm
được mọi việc. Vì thế ông tự nhủ:
“Tôi có thể làm tốt hơn thế này. Tôi chỉ cần
làm việc nhiều hơn”.
Ông làm thêm
nhiều giờ phụ trội và có được thu
nhập gấp đôi. Ông dọn nhà đến một
căn nhà lớn hơn trong khu sang trọng của thành
phố. Dù ông đã làm việc xuất sắc, ông vẫn
không hài lòng. Ông đã mơ tưởng đến một
căn nhà mà ông chưa đủ tiền để mua.
Nhưng ít năm nữa, ông sẽ có.
Ông đã không bao
giờ có được căn nhà mơ ước ấy,
bởi lẽ ông đã ngã bệnh là căn bệnh cuối
cùng. Ông thình lình thấy mình ở ngưỡng cửa
sự chết. Rồi ông kinh hoàng thấy rằng ông
hầu như không hiểu gì cả về vợ con ông.
Tệ hơn nữa là ông đã nhận ra mình không thật
sự sống. Ông đã trì hoãn đời sống cho
đến ngày mọi mục tiêu của ông sẽ
đạt được.
Trong con mắt
của công ty và của những người láng giềng
ông đã trở thành lớn. Nhưng trong con mắt của
riêng ông, ông biết rằng ông đã thất bại. Ông
đã để vuột mất những điều quan
trọng nhất trong đời sống, ông cảm
thấy trống rỗng trong tinh thần và trong cảm xúc.
Giờ đây khi cuộc hành trình trần thế sắp
chấm dứt, ông cảm thấy tình trạng của ông
thật bất hạnh. Ông ao ước bắt đầu
lại lần nữa. Chắc ông sẽ làm những
việc khác hẳn.
Và ông để
lại cho con cái ông cái gì? Đúng là nhiều tiền
bạc. Nhưng những cái khác? Không hoàn toàn không có.
Thực tế là các con ông đã lớn lên không có ông, và
giờ đây chúng sẽ tiếp tục sống mà không có
ông.
Ngày nay, nhiều cha mẹ nhận thức
rằng họ cần dành nhiều thời gian cho con cái
hơn thay vì chỉ nghĩ đến của cải. Qua
sự tiếp xúc thân mật để dạy dỗ con cái
họ, chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng họ
thật sự yêu thương săn sóc chúng. Những
đứa con này thừa kế một loại gia tài quan
trọng nhất, và là chủ sở hữu một tài
sản mà tiền bạc không thể mua được.
Người điên dại giàu có đã khám
phá quá muôn rằng tài sản vật chất không phải là
còn mãi. Bởi vì ông ta đem hết mọi năng lực
để tích trữ của cải, và không có gì có thể
nhắc ông nhìn lại chính ông, và cái chết bày tỏ
bản chất nghèo nàn của ông.
Những gia tài đáng phải tranh giành là
những gia tài mà cái chết không thể lấy mất,
nhưng trường tồn trong sự sống đời
đời.
“Khi giờ sau cùng của bạn giáng
xuống, bạn chỉ nên dựa vào điều mà bạn
đã trở thành” (Antoine de Saint Exupery).
Có một người tốt lành đã
từ chối làm chúc thư, nhưng ông nói rằng ông
muốn để lại cho con cái điều tốt
nhất mà ông có: gương mẫu của đời ông.
Bạn hãy cho đi những tài sản, bổng lộc và
tình yêu thương của bạn ngay từ bây giờ.
Đừng chờ cho đến lúc một người nào
khác làm chính việc đó khi bạn đã chết.
CÂU CHUYỆN KHÁC
Một ông
chủ ngân hàng người Mỹ giàu có nọ đứng
trên cầu tàu của một ngôi làng duyên hải ở Mêhicô
thì một chiếc tàu nhỏ với một người
ngư phủ cặp vào bờ. Bên trong tàu là một con cá
ngừ to. Ông chủ ngân hàng ngợi khen người
đánh cá về mẻ lưới của ông ta, rồi
hỏi tiếp: “Ông ra khơi trong bao lâu?”.
“Ồ, một
hoặc hai giờ” người ngư phủ đáp.
“Tại sao ông
không ở ngoài khơi lâu hơn để bắt
được nhiều cá hơn?”
“Tôi chỉ ở
ngoài khơi để kiếm đủ cho nhu cầu
trực tiếp của gia đình tôi”
“Nhưng ông làm gì
với thời gian còn lại?”
“Tôi ngủ
dậy trễ, đánh cá chút đỉnh, chơi đùa
với các con tôi, ngủ trưa vào buổi trưa và
buổi tối tôi đi dạo trong làng, nhắm nháp tí
rượu, chơi đàn ghi-ta và nói chuyện phiếm
với bạn bè. Tôi dám chắc, tôi có một đời
sống đầy đủ”. Người đánh cá nói.
Ông chủ ngân
hàng không thấy có gì ấn tượng: “Ông nên dành thêm
thời gian để đánh cá”, ông nói: “Rồi khi công
việc tiến triển, ông có thể mua một chiếc
tàu lớn hơn. Với cái đà đó, ông có thể mua
được mấy chiếc tàu. Sau cùng ông sẽ có
một đoàn tàu đánh cá. Kế đó, ông có thể
mở mang thêm nhà xưởng và nhà máy đóng đồ
hộp. Lúc đó, ông cần phải rời bỏ ngôi làng
này và chuyển đến ở thành phố Mêhicô, rồi
đến Angeles, và sau cùng đến New York, từ nơi
này ông có thể mở rộng việc kinh doanh”.
“Mọi việc
ấy cần bao nhiêu thời gian?”. Người đánh cá
nói.
“Khoảng hai
mươi năm”, ông chủ ngân hàng đáp.
“Và rồi sau
đó?” Người đánh cá hỏi.
“Khi gặp
thời cơ, ông có thể bắt đầu đăng ký
công ty ông vào thị trường chứng khoán và bán cổ
phiếu cho công chúng và trở thành triệu phú”.
“Rồi sau đó?”
người đánh cá hỏi
“Sau đó ông có
thê rút lui và chuyển về sống trong một ngôi làng
nhỏ miền biển, ở đó ông có thể ngủ
dậy trễ, đánh cá chút đỉnh, chơi đùa
với con cái ông, ngủ trưa vào buổi trưa, đi
dạo trong làng vào buổi chiều tối và có một vài
cuộc vui với bạn bè”.
“Ông nghĩ coi,
hiện bây giờ tôi làm gì nào?” người đánh cá
hỏi.
|