Bảo hiểm linh
hồn - Lm. Bùi Quang Tuấn
“Những
của ngươi tích trữ sẽ để lại cho
ai?” (Lc 12:20)
Nasruddin đang bò gối trên thảm
cỏ trước nhà, hình như đang tìm kiếm vật
gì. Người hàng xóm của anhta thấy thế bèn
cất tiếng: - Này Nasruddin, anh đang tìm gì vậy?
- Tôi tìm chiếc chìa khoá. Nasruddin
trả lời.
Thế là người hàng xóm
liền tỏ lòng hào hiệp. Anh cùng bò
gối trên sân để tìm chiếc chìa khoá cho Nasruddin.
Sau một hồi lâu tìm kiếm mà không được, anh
hàng xóm ngước mắt lên hỏi: - Mà Nasruddin nè, anh làm
rơi chiếc chìa khóa ở chỗ nào vậy?
- À, tôi làm rớt ở trong nhà.
Nghe câu trả lời, người hàng
xóm ngẩn ra vì tức:
-
Rơi ở trong nhà... nhưng tại
sao anh lại tìm ở đây?
Nasruddin tỉnh bơ
đáp lại:
-
“Bởi vì ở ngoài này sáng hơn, còn
trong kia tối quá.”
Thế
đấy! Ở trên đời có không ít
người đi tìm hạnh phúc, nhưng lại chẳng
tìm đúng nơi. Cũng có lắm
kẻ đã đến đúng nơi rồi nhưng
lại không biết minh nên tìm thứ gì.
Có
nhiều người tầm sư học đạo mà tìm
mãi không ra, nhưng cũng có lắm kẻ đang ở
trong chính đạo, nhưng lại cứ kiếm
những thứ gì đâu! Có bao giờ bạn đặt
câu hỏi với chính mình: “Tôi đã thuộc về chính
đạo chưa? Nếu rồi, thì nơi
đó tôi đang muốn điều chi?” Đặt câu hỏi như vậy là để
xác định cho mình một mục tiêu, nếu chưa có.
Hỏi như thế cũng là để
chỉnh đốn hướng đi, nếu như mình
đang bước không đúng với tinh thần của
đạo.
Khi yêu quí thứ gì thì người ta
đâu muốn bị mất mát hư hao. Cho nên nếu có
phương cách để bảo vệ, tất họ
sẽ không ngần ngại thi hành. Đây là tâm lý chung mà nhiều kẻ nhờ biết khai thác
và kinh doanh đã trở nên giàu to. Bao dịch vụ hay công
ty mang danh bảo hiểm – insurance – đã xuất hiện
để bồi hoàn cho những mất mát hay hư hao
đó.
Kết
quả là nhiều thứ bảo hiểm xuất hiện:
nhà cửa, xe cộ, vật dụng, công
việc, sức khoẻ, nhân thọ. Thậm
chí còn có bảo hiểm cho cả chó mèo chim chóc trong nhà.
Không có thứ bảo hiểm nào lại
không liên quan đến sự sống người ta. Tôi mua bảo hiểm cho chiếc xe, cài nhà, cửa tiệm, bức tranh,
chiếc nhẫn kim cương... là vì những thứ
đó có dính dáng đến cuộc sống của tôi
phần nào.
Nhưng thử hỏi có mấy thứ
bảo hiểm người ta đang có mà lại không
đụng đến đồng tiền? Phải nói rằng trong
thực tế, thứ nào cũng cần có tiền mới
mua được. Thành ra để bảo hiểm
cho thứ này vật kia, tôi phải nai
lưng ra kiếm tiền; để bảo vệ sự
sống, tôi phải lo lắng vất vả thức khuya
dậy sớm cày thêm tí “job” để có tiền đóng bảo
hiểm. Rốt cuộc, tôi đã tiêu hao
sự sống để bảo vệ sự sống.
Trực tiếp giữ gìn sự sống thân
xác trong khi đã gián tiếp đánh mất nó. Mà
nhiều khi lại đánh mất trong hãnh diện và tự
hào mới khốn chứ! Quả là phù vân
tiếp nối phù vân, hư không trên các sự hư không.
Nếu
không thoát được bao sự hư không phù phiếm
đó thì tôi sẽ chẳng khác chi gì “người phú hộ
giàu có” trong Tin mừng của thánh Luca: gặp năm
được mùa, lúc thóc dư tràn, người phú hộ
không biết để đâu cho hết. Sau nhiều hôm
trằn trọc băn khoăn, cuối cùng ông tìm
được một kế: phá quách các kho nhỏ, đóng
một kho thật lớn để chất tất cả
tài sản thóc gạo vào đó. Thế rồi, khi mọi
sự hoàn tất, được bảo đảm
bởi một kho lẫm chắc chắn, ông phú hộ
mới nói với linh hồn: “Hãy ăn
đi, uống đi, hãy nếm cho thoả thích mùi
đời đi, hỡi linh hồn của ta.” Nhưng
bất thần có tiếng Chúa phán: “Đồ ngốc,ngay đêm nay người ta sẽ đòi
lại hồn ngươi, thế thì những của
ngươi tích trữ kia sẽ để lại cho ai
đây?” (Lc 12:16-21)
Mới
đọc qua dụ ngôn, không ít người thắc
mắc: một kẻ làm ăn cần
cù, có lẽ không gian dối lừa gạt bóc lột ai,
nhưng sao lại bì kết án “đồ ngốc” nặng
nề như vậy? Thế nhưng, suy nghĩ một chút
người ta sẽ phải công nhận người giàu
có kia đã phạm phải ba lỗi
lầm chứng tỏ ông ta ngốc thật.
-
Lỗi lầm thứ nhất: ông tưởng của cải vật
chất là yếu tố căn bản có thể mang lại
sự sống cho linh hồn, một hữu thể vô
vật chất. Ông ngây ngô khi nói với linh hồn mình hãy
cứ ăn uống những thứ mà ông thu
tích được kia.
-
Lỗi lầm thứ hai: ông phá được các kho lẫm ích
kỷ nhỏ nhoi của mình để rồi xây lại
một cái khác to lớn hơn.
Phải
chăng trong thực tế cũng có không ít người phá
được hầu bao của mình để dâng cho Chúa
một chút tiền công đức thì lại cứ muốn
tên tuổi được khắc ghi trên bia đồng hay
bia đá, hoặc có những người vừa thoát
được cái thế giới thầm lặng khép kín
của mình để ra đóng góp cho cộng đoàn tha nhân
thì lại xây ngay một cái kho khác lớn hơn: cái kho
của tự cao tự phụ – “mọi người
phải biết đến phần đóng góp của tôi,
nếu không thì tôi rút lui.”
Đó không phải là nẻo
đường chân chính của Phúc âm. Trái lại, theo tinh
thần Kitô giáo, phá kho là để trao ban cho người
chứ không phải xây lên kho khác để rồi lại
tích lũy cho mình.
-
Điều lầm lẫn thứ ba của người phú hộ là chỉ
biết hướng về những sự dưới
đất, những chuyện thế gian, những phạm
vi thân xác, và thiếu quan tâm đến
những thiêng liêng hay cuộc sống mai sau.
“Người ta sẽ đòi linh hồn
ngươi.” Câu nói này
đã bộc lộ một chân lý: Đến giờ
chết thân xác sẽ tiêu tan, trở về với cát
bụi, chẳng ai còn tha thiết với nó. Những
gì sẽ được đem đi chính là linh hồn.
Cho nên thật là khờ dại khi chỉ tích trữ, trang
điểm, vỗ béo cho thân xác mà quên mất hay coi nhẹ
việc tô điểm hoặc bảo hiểm cho linh
hồn.
·
“Người
ngốc” được nói đến trong Phúc âm là kẻ
chỉ biết có hiện tại, tìm kiếm và
hưởng thụ những giá trị hữu hình.
·
Người
khôn ngoan chính là người sống trong hiện tại
nhưng biết hướng về tương lai, ở
trong thế giới hữu hình nhưng luôn chuẩn bị
cho mình những giá trị và tài sản vô hình thiêng liêng.
Người
khôn ngoan “khi còn sống trên địa cầu biết
kiềm chế các chi thể là sự gian dâm, ô uế,
dục tình, đam mê xấu xa và hà tiện, tức là
những sự thờ quấy... (cùng
với) nóng giận, gắt gỏng, thâm độc,
chửi rửa, thô tục” (Col 3:5,8)
Người khôn ngoan là người
biết rằng không có gì quí bằng linh hồn, không có gì
quan trọng cho bằng sự sống mai sau với
Đức Kitô. Từ chỗ nhận biết này người khôn
ngoan sẽ lo việc bảo hiểm linh hồn của mình
nhiệt thành hơn.
Có rất nhiều phương cách
để giúp bảo hiểm linh hồn, nhưng có một
phương cách mà ai chịu khó đầu tư cũng
đều nắm chắc phần thắng. Đó là cầu nguyện.
Thánh Anphongsô từng khẳng định: “Ai cầu
nguyện nhất định được rỗi linh
hồn.” Bởi vì qua cầu nguyện, người ta
sẽ vững bước trên con đường tiến
về Thiên Chúa.
|