BÀI
LỜI CHÚA 88
TRÁCH NHIỆM CỦA TA TRƯỚC LỜI CHÚA
Sau ba năm giảng
dạy và làm bao nhiêu phép lạ, dân Do Thái nói chung vẫn không
tin Đức Giêsu, vì thế đoạn Tin Mừng trích
dẫn sau đây nói lên trách
nhiệm của những
người không lãnh nhận lời của Ngài sẽ là thế
nào…
Trích Tin Mừng Thánh Gioan
ch.12.37-42
37 Đức
Giêsu đã làm bao nhiêu dấu lạ trước mắt
họ, thế mà họ vẫn không tin vào Ngài, 38ngõ
hầu lời tiên tri của ngôn sứ Ysaya đã nói
được ứng nghiệm :
Lạy
Chúa, ai tin điều họ nghe chúng con nói ?
và cánh tay uy quyền Chúa được tỏ
cho ai hay ?
39 Sở
dĩ họ không thể tin là vì ngôn sứ Ysaya lại
đã nói:
40Người
đã làm cho chúng mù mắt, và lòng
chúng ra chai đá;
kẻo mắt chúng thấy và lòng chúng
hiểu được mà trở lại,
và Ta
lại chữa lành chúng….
42Dẫu vậy, cũng có nhiều
người thuộc hàng đầu mục đã tin vào
Ngài, nhưng vì sợ nhóm Biệt phái mà họ không dám
xưng ra, kẻo bị khai trừ khỏi hội
đường.
* Đó là Lời Chúa ! – Lạy Chúa
Kitô, ngợi khen Chúa !
Suy niệm Lời Chúa
Chúng ta vừa nghe
đọc : “Đức
Giêsu đã làm bao nhiêu dấu lạ trước mắt
họ, thế mà họ vẫn không tin vào Ngài”. Câu đó cho hiểu ngầm :
người Do Thái đã hưởng nhiều ơn
chữa lành bệnh tật hồn xác…, bởi phép lạ
của Chúa, thế mà kết luận là cách chung họ
vẫn không tin Chúa ! Ơn thì nhận, còn tin lời Ngài
thì không ! Vì đâu có chuyện vô ơn đó ? Tin Mừng
Gioan trích lời ngôn sứ Ysaia để giải đáp :
40
Thiên Chúa đã làm chúng mù
mắt và lòng chúng ra chai đá; kẻo mắt chúng
thấy và lòng chúng hiểu được mà trở
lại, và Ta lại chữa lành chúng.
Cách nói này của người
Do Thái cổ dễ làm chúng ta hiểu lầm là tại
Thiên Chúa làm cho họ đui mù, cứng lòng tin. Hồi xa
xưa ấy, người Do Thái tin chỉ có Thiên Chúa là
thần độc nhất, không có ai khác nữa ngoài
Người, tất nhiên mọi sự xấu cũng
như tốt đều do một mình Người mà ra
cả. Nhưng ngày nay sự hiểu biết về Thiên
Chúa đã tiến bộ, chúng ta phải hiểu là : Thiên
Chúa không làm cho họ ra đui mù, nhưng vì họ
chẳng màng chi lời Chúa, thì bởi sự khước
từ đó mà họ đã ra đui mù, lòng họ ra chai
đá không tin được nữa để
được cứu độ !
“Nói
người lại nghĩ đến ta,
thử sờ lên gáy xem xa hay
gần”. (Tục ngữ)
Đọc truyện
người (Do Thái), chúng ta lại nghĩ đến mình.
Xem ra ta cũng không khác người Do Thái mấy đâu : Không
kể một số người đã được
học hỏi mà yêu mến và thực hành lời Chúa, còn nói
chung các giáo hữu thường lơ là, chểnh mảng
với lời Chúa. Bằng chứng : Rất nhiều
người không có một cuốn Thánh Kinh, hay ít ra một
cuốn Tân Ước. Nếu có, thì cũng chỉ
để làm vì, hay cất trên một góc bàn thờ,
chẳng mấy khi giở ra đọc riêng hay chung trong gia
đình. Còn khi đi dự Thánh lễ, nghe đọc
lời Chúa trong nhà thờ, thì cũng lơ đễnh nghe
tai này lọt qua tai kia, vì lòng còn bận lo nghĩ về
những chuyện đời… Cứ sống như
vậy, không có lời Chúa là đèn soi, là sức mạnh
nâng đỡ trước những khó khăn thử thách,
thử hỏi làm sao họ đứng vững
được trước cơn lốc xoáy của nền
văn minh khoa học kỹ thuật, vật chất vô
thần ngày nay, cũng như trước bao sức
quyến rũ tội lỗi do thế gian, ma quỉ… bày ra
?
Do
đâu mà có hiện tượng lơ là đáng buồn
đó ?
Có người cho rằng : Giáo
hữu VN thuộc dân tộc Á Đông,
không quen suy luận nhiều,
chỉ thích những cảnh lễ lạc, chiêng trống,
rước xách linh đình gây xúc động, và cảm thấy
sốt sắng, thế là được ! Người khác
cho rằng : Do tại các cố đạo ngoại
quốc ngày xưa, khi sang giảng đạo, đã coi
người Việt chúng ta như một thứ dân bán khai,
không biết cầu nguyện, suy ngắm, nên đặt ra
những kinh để đọc, lập ra những cách giữ
đạo hình thức như rước kiệu, dâng hoa,
ngắm đứng, lần hạt v.v…Riết mấy
trăm năm đã thành thói quen, thành tục lệ không
dễ bỏ được…Người khác muốn bào
chữa thì nói : Thời xa xưa cách đây mấy trăm
năm, làm gì đã có phong trào học Kinh Thánh, cũng
chẳng có sách Kinh Thánh mà đọc, lúc ấy Kinh Thánh
bằng tiếng La-Tinh, chỉ có các linh mục mới
biết đọc, thế thì làm sao mà đòi giáo hữu
học hỏi, yêu mến lời Chúa ?
Thôi thì dù là thế nào,
chỉ biết chúng ta đang đứng trước hiện
tượng giáo hữu ít chú tâm đến lời Chúa, vì
thế bài Kinh Thánh và Suy niệm hôm nay muốn thức
tỉnh và lay động anh chị em nhận thấy
trách nhiệm của mình trước Lời Chúa, Lời
ấy vốn là một
hồng ân Thiên Chúa ban,
nếu anh chị em yêu mến mà gạt bỏ tất
cả mọi khó khăn, chướng ngại… để nghe,
học hỏi và thực hành, thì sẽ đạt tới
sự sống đời đời ! Ngược lại
nếu từ khước, “mắt
chúng ta sẽ ra đui mù ; lòng chúng ta ra chai đá, không trở
lại được nữa mà hưởng ơn cứu
độ.”
Sao gọi lời Chúa là
hồng ân trọng đại Thiên Chúa ban ?
Chúng ta đều
biết rằng : Từ sau tội nguyên tổ, nhân loại
bước đi trong tối tăm lầm lạc, thờ
những ngẫu tượng bằng gỗ, đá,
những tà thần giả trá, như thư Th.Phaolô mô
tả : “Thay
vì thờ Thiên Chúa vinh quang bất tử, họ lại quay
sang thờ những vật
họa lại hình thù con người hư nát, cầm thú,
rắn rít … Họ đã khâm sùng kính bái tạo vật thay vì
Đấng Tạo hóa – là Đấng đáng chúc tụng
muôn đời.” (Rm 1.24-25). Ngày
nay vẫn còn tồn tại sự ấy, chỉ cần
nhìn vào nước Việt ta cũng như mấy
nước láng giềng lân cận là thấy ngay…
Mà “Bởi họ đã bỏ không
thờ Thiên Chúa,…cho nên Thiên Chúa đã để mặc
họ buông theo những đam mê của lòng họ,… buông
theo dục tình đồi bại…; buông
theo trí não ngông cuồng của họ mà làm những
điều bất xứng, cho nên lòng họ ứa
đầy mọi thứ bất chính, xấu xa…” (Rm 1.24, 28-32)
Cứ
thế nhân loại lầm lũi đi vào cõi chết muôn
đời…
May thay
Thiên Chúa giàu lòng thương xót, không đành bỏ mặc
họ, Người đã sai Đấng Lời, Con
Một Người, xuống thể mặc xác phàm làm
người, để ban những lời dạy dỗ
cho họ biết chân lý mà bước đi trên con
đường tới sự sống.
Đức Giêsu đã ví
sứ mạng đó của Ngài như người làm
ruộng, gieo giống lời Chúa xuống các thửa
ruộng trần gian:
“Này, người gieo giống đi
ra gieo lúa. 4Trong khi người ấy gieo, có những
hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến
ăn mất. 5Những hạt khác rơi vào đất
đá, chỗ đất quá nông,
chúng mọc lên ngay, nhưng vì đất không đủ,
6 nên khi mặt trời mọc lên, chúng bị cháy sém,
nên chết khô. 7Những hạt khác nữa rơi
vào bụi gai, gai vươn lên làm chúng chết nghẹt. 8Những
hạt khác rơi vào đất tốt, và đậu
được, có hạt sinh một trăm, có hạt sáu
mươi, có hạt ba mươi !" (Mt 13.3-8)
Trong ngụ
ngôn này, Đức Giêsu cho thấy hiệu năng của
hạt lúa giống, nếu nó gặp được mảnh
đất tốt, nó sẽ sinh sôi nẩy nở thành 100 hạt,
tức là năng suất tối đa, còn tối
thiểu cũng được 30 hay khá hơn thì 60 hạt.
Nhưng đáng buồn là khi gặp những thửa đất
xấu thì hạt lúa giống bị tiêu diệt. Thành ra, nếu
nó không sinh lợi thì không phải
do nội lực nó kém, mà do các thửa đất không
đáp ứng. Đúng
vậy, nội lực của Lời Chúa là vạn năng,
vì Thiên Chúa có thể chỉ phán một lời mà tạo
dựng nên trời và đất cơ mà !
Nhưng vì
tôn trọng sự tự do của con con người – tự
do chính Thiên Chúa đã ban cho họ – Lời vạn năng của
Thiên Chúa đành khuất phục trước sự đáp ứng
hay không đáp ứng của con người, chịu sự
từ chối, sự rẫy bỏ, và chịu cả thất
bại nữa! Dưới đây, đoạn Giải
thích dụ ngôn (Mt 13.19-23) sẽ
vạch rõ trách nhiệm của
con người là như thế nào đối với
Lời được gieo – và để cho dễ hiểu, thì
các thửa đất nói ở dụ ngôn, ở
đây được đổi thành những con người
nghe giảng lời Chúa :
19 “Phàm
kẻ nào nghe Lời về Nước mà không hiểu, thì
quỉ dữ đến và giựt đi điều đã
gieo trong lòng nó: đó là kẻ thuộc hạng ”gieo dọc
đường". 20Thuộc về hạng ”gieo
vào đất đá", là kẻ nghe Lời, thì tức khắc
vui mừng lĩnh lấy; 21nhưng không ”có rễ”
trong mình, là hạng người nông nổi nhất thời;
bách hại hay cấm cách xảy đến vì Lời, tức
thì nó vấp ngã. 22Thuộc hạng “gieo vào gai” là kẻ
nghe Lời, nhưng sự lo âu việc đời, và bả
phú quí làm chết nghẹt Lời đi. 23Thuộc
hạng “gieo vào đất tốt", là kẻ nghe Lời
và hiểu, kẻ ấy sinh hoa kết quả và làm ra “có hạt
thì một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba
mươi".
Anh chị em thuộc về
hạng người nào trong mấy hạng người nêu
trên ? Nhớ xét mình, đừng nghe suông, rồi bỏ qua !
1.- Có lẽ đa số
thuộc hạng người thứ nhất, họ giống
như mảnh “đất bên vệ đường”, hạt
giống gieo xuống liền bị “chim trời nhặt mất”,
nghĩa là nghe Lời Chúa thì
nghe vậy thôi, không để tâm suy nghĩ, nghe xong quên liền, do đó Chúa bảo : “quỉ dữ đến và
cướp đi điều đã gieo”… Thành ra lòng họ
vẫn trống rỗng, và hậu quả tất nhiên là con
người cũ xấu xa tội lỗi của họ vẫn
y nguyên, trước thế nào, thì sau vẫn như vậy,
vì không được lời Chúa dạy để thay
đổi và sửa chữa…
2.- Nhiều người
thuộc hạng thứ hai, họ giống như thửa
đất nhiều sỏi đá, lời Chúa gieo xuống
thì “vui mừng đón nhận”,
ý nói họ chịu khó nghe giảng, nhưng có điều họ
là “kẻ nông nổi nhất thời”,
không bền chí, không có nội lực; xảy đến những
khó khăn trong cuộc sống như bệnh tật, mất
công ăn việc làm, gia đình lục đục, hay túng
thiếu nợ nần, thế là họ chán nản bỏ
nhà thờ, bỏ xưng tội rước lễ, có
người còn đâm ra nhậu nhẹt, rượu chè, cờ
bạc, chơi bời …
3.- Có lẽ rất
nhiều người thuộc hạng thứ ba: họ
giống như thửa đất tốt, đón nhận
hạt giống Lời Chúa và đem ra thực hành, giữ
luật Chúa và Hội Thánh tử tế, xưng tội,
đi lễ, rước lễ… nhưng uổng một
điều là họ lại để thửa đất mọc
“nhiều gai góc”, nghĩa là
họ không đủ khôn ngoan, không biết làm chủ
đời mình, nhất là không cầu nguyện
đủ, để có sức mà gạt bỏ, nên cứ
để bao nhiêu “sự lo âu
việc đời” ngổn ngang trong tâm hồn, hoặc
đôi khi vì ham kiếm nhiều tiền để may
sắm…, hoặc bị “bả
phú quí lôi cuốn”, muốn được làm ông nọ
bà kia để danh giá hơn người v.v…, thế là
lời Chúa đã mọc lên song không thể vượt
thắng được những gai góc lớn mạnh
ấy, bị chèn ép, bóp nghẹt dần dần mà chết.
4.-
Những ai thuộc hạng thứ tư là “đất tốt, làm ra có hạt
thì một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba
mươi". Họ là những người chăm chỉ
nghe Lời Chúa như cô Maria, và trân trọng từng lời
Chúa, rồi bền chí đem ra thực hành trong cuộc
đời, dù họ cũng gặp nhiều khó khăn trong
đời sống. Kết quả là nhờ làm thế
con người họ nên tốt lành, thánh thiện, bản
thân họ không những được bình an, hạnh phúc,
mà còn làm ích cho đời.
Tích truyện
Chàng thanh niên
nọ, tuy con nhà có đạo cũng đi lễ, cũng
đọc kinh, song tính tình còn trẻ nên ham sự
đời hơn sự đạo. Thế rồi một
hôm anh nằm mơ thấy mình chết và được
lên thiên đàng. Điều đầu tiên anh nhìn thấy là
một kệ dài với những vật rất kỳ
lạ. Anh hỏi Th.Phêrô:
- Cái gì
thế ? Có phải trên đây trồng nấm không ?
- Không, đó là những cái tai. Chúng
là của những người khi sống ở
dưới trần, được nghe giảng dạy
lời Chúa toàn những điều tốt lành, nhưng
họ không thực hành. Nên khi chết, tai họ vào thiên
đàng, còn các phần khác của cơ thể thì không.
Đi thêm một
quãng, anh lại thấy một kệ khác với những
vật đo đỏ rất kỳ dị. Anh hỏi :
- Cái gì thế ? Có
phải những miếng ngọc đỏ trang trí không ?
- Không, đó là
những cái lưỡi. Chúng là của những
người sống ở thế gian, biết khuyên
người khác làm điều tốt, nhưng chính họ
không làm. Nên khi chết, lưỡi họ vào thiên đàng,
nhưng các phần khác của cơ thể thì không.
Liền
ngay đó, Th.Phêrô bảo : Nay ta được lệnh Thiên
Chúa sẽ bắt chính anh phải chịu số phận
như thế đấy. Nào anh ra đây, ta làm việc! Nghe
đến đây, kinh hãi quá, anh ta ngã lăn ra bất
tỉnh. Hóa ra đó chỉ là giấc mơ. Nhưng anh
hiểu là Chúa thương dùng giấc mơ để
cảnh tỉnh sự ươn lười của anh.
Từ đó anh ra sức chăm chỉ nghe và thực hành
lời Chúa, chứ không sống như trước nữa.ê
|