Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện
(Suy niệm của Lm Uyen
Nguyen)
1. Cầu nguyện là hiện
tượng ‘tâm linh’.
Nét đặc trưng làm
người, dễ thấy bộc lộ và phát hiện.
‘Tâm linh’ quy hướng con người về thế
giới huyền linh vượt ngoài khả năng vũ
trụ. Tâm linh được phú bẩm, là nguyên si như
hạt giống hay như lời Đức Giêsu nói về
nén bạc,‘mỗi người một nén’ (x.Lc.19,13). Có
kẻ mang chôn giấu, có kẻ đem đi sinh lợi. Tâm
linh thể hiện không gì đặc thù hơn là cầu
nguyện. Cầu nguyện, với tư thế trang nghiêm,
biểu lộ trong tưởng nghĩ hay bằng môi miệng
thầm thĩ, có khi nói lớn tiếng.
Nay có môn đệ cả
dám xin Thầy dạy cầu nguyện ‘như Gioan tiền
hô đã dạy môn đệ ông’. Dạy cầu nguyện
ư? Có thể là giúp tâm linh thức tỉnh. Có mà chưa
sử dụng xem là chưa thông hoặc chưa đánh
thức. Đón nhận lời xin, Đức Giêsu dạy
họ cầu nguyện với những lời khúc
chiết, đủ, gọn, tự phát đã trở nên
nguyên mẫu bất biến: kinh Lạy Cha.
2. Đức Giêsu dạy ‘kinh
Lạy Cha’.
Kinh Lạy Cha, mà Đức
Giêsu dạy môn đệ Người, bộc lộ tâm tình
cả hai thành phần, tâm tình của TC như của Đức
Giêsu vị Thầy trên đường lên Giêrusalem thực
hiện cứu độ, kế đến là của con
người đáp lại.
Những tâm tình ấy
được biểu lộ ngay khởi đầu trong
hai tiếng xưng hô: Lay Cha. Lạy Cha, lối xưng hô
rất quen thuộc, rất đời thường và
cũng rất mật thiết. Lạy Cha trước
hết bày tỏ sự hiểu biết Đấng sinh
thành, còn là sự nhìn nhận, đồng thời bộc
lộ tình Thiên Chúa với đàn con do mình tác thành. Vì
tiếng Lạy Cha, là cách xưng hô thông dụng và gần
gủi giữa con người trần thế trong mối
quan hệ huyết thống gia đình. Âm vang nghe tình
thấm đậm giữa kẻ sinh thành và những
người được sinh thành. Lời đâu tiên trên
môi miệng em bé tập nói bi bô ‘Cha, Cha’! Với
người sinh ra, khi nghe âm vang ấy, không khỏi thích thú
vui mừng. Với người được sinh ra,
thốt lên âm vang ấy, để diễn tả
đầu đời sự cảm nhận Đấng
sinh thành, tuy còn sơ đẳng mờ mịt. Điều
đó vẫn nhận chân được mối quan hệ
hữu cơ giữa nguyên lý và hệ quả.
Với Đức Giêsu,
khi dạy cho các môn đệ kinh Lạy Cha, Người
cũng muốn thực tâm dạy cho họ biết họ
thật là những người được
Người sinh thành như Kinh Tin Kinh đã tuyên tín: “Nhờ
Người mà muôn vật được tạo thành, vì
loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi,
Người đã từ trời xuống thế”.
3. Năm điều
‘uớc-nguyện-xin’ kinh Lạy Cha.
Năm điều
để xin gồm hai nhóm đối tượng: Thiên
Chúa và toàn thể nhân loại anh em.
Những điều dành
cho Thiên Chúa trước hết và ưu tiên! Với Luca
chỉ cần hai nội dung quy về Thiên Chúa: Danh Cha
cả sáng, nước Cha trị đến (c.2). Hai ý
cũng đủ diễn tả tâm tình ngoan ngùy của
những người con thảo hiếu đã
nhậnbiết, trên hết và trước hết, đâu là
Đấng sinh dựng. Bằng lý trí dần dà đàu sâu
rông rải hiểu biết trong sáng hơn. Với con tim,
bày tỏ tâm tình sâu sắc trọng kính mến yêu. Với
tình cảm ý chí đưa tâm quyết đền
đền ơn đáp nghĩa.
Thế nên, là con,
để diễn đạt thảo hiếu tốt
nhất, tiên thiên mong ước những điều cao
cả hướng về Cha mỗi dịp cầu
nguyện. Đối lại những điều ấy
cũng mang lại hữu ích cho chính mình. Vì hai điều
ước ấy cũng chinh là những điều mà Thiên
Chúa mong ước cho chính mình vì con người trần.
Biết rằng Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối
vô song, hơn hẳn cha mẹ cõi đời, Ngài không
thể quên ai, để mặc bất cứ gì Ngài sinh dựng.
Cũng như cõi trần, không một người cha nào có
thể quên bất kỳ đứa con nào do mình sinh ra.
Với Thiên Chúa nỗi nhớ của Ngài phải tuyệt
đối. Tuy nhiên, phần con người trong thế
giới vật chất xa cách, không hẳn tất cả
đều có thể dễ dàng và trực giác quy về nhìn
biết Thiên Chúa và phận vụ mình để chu toàn.
Thứ đến là ba
điều cầu xin cho chung toàn thể, cũng bao gồm
cho mỗi người. Ở đây cũng vậy, với
Luca, xin ba điều ước là đủ: cho hết
mọi người ai cũng đủ của ăn
hằng ngày, được tha thứ lỗi lầm trót
phạm bởi hành vi ám muội trong các mối tương
quan, sau hết được gìn giữ bênh vực
khỏi cám dỗ ác thần.
Những điều
ước xin như thế chia hai nhóm, duy một
điều dành cho phần xác, hai điều dành cho tâm linh.
Phần xác để hoàn tất cuộc lữ hành. Tâm linh để
đạt được mong ước hạnh phúc
bất diệt. ‘Lối-xin’ như vậy xem ra coi trọng
và đặt nặng phần tâm linh hơn thể xác.
Vậy đây dạy các điều chỉ phải xin ít oi
như thế thấy có giống với những gì mà
lệnh truyền giữ cho các môn đệ
được sai đi rao giảng trước đây
một khoảng: không mang gì, ai dọn cho gì dùng thứ
đó, không lựa chọn thay đổi nơi ăn
chốn ở!? Có phải bởi tại các môn đệ Đức
Giêsu là những người phải nên giống
Người, giống tinh thần từ bỏ, giống
hình ảnh là những người phản ảnh
đời sống nước trời ngay hôm nay và thực
thụ ngày mai? Thực tế, không sao quên được
hình ảnh trải nghiệm từ cuộc đời
của những người đã sống trong trần
gian, nay thăng lên vinh quang mai giáng hạ tồi tệ.
Như cuộc đời vị quan cũng là nhà thơ
lỗi lạc Nguyễn Công Trứ chẳng hạn! Ông
trải nghiệm thật thấm thía đời, đã
viết nên những vần thơ đính kèm nguyên tắc
sống bất hủ, như chủ trương
sướng khổ là tùy vào: “Tri túc, tiện túc, đãi túc,
hà thời túc”, hay vang danh với bài thơ ‘Hàn nho phong
vị phú’, rời quan sang về hưu làng, cảm
nghiệm cảnh hàn vi, chán chê thời huy hoàng thu nhặt,
trở về thích thú với cảnh thanh bần:“Ngày ba
bữa vỗ bụng rau bình bịch... Đêm năm canh an
giấc ngáy pho pho, đời thái bình cửa thường
bỏ ngỏ”.
Biết rằng, dù
dạy cho môn đệ xin những điều ít oi
thế, Đức Giêsu không hề muốn có sự nghèo
mạc cho bất cứ ai! mà chủ đích con
người làm sao để chiếm hữu cuộc
sống là hình ành bất tận trong cõi trường sinh và
hạnh phúc Nước Trời.
4. Lời dạy chí tình ‘hãy xin’.
Sau cùng, khi truyền
dạy ‘biểu thức’ dành cho ‘mỗi khi’ cầu
nguyện, Đức Giêsu nhắc nhớ việc hãy xin: ‘Anh
em cứ xin’ (c.9). Là thế nào? Cầu xin với vài phong
cách cần thiết.
- Năng cầu xin và can
đảm cầu xin! Bởi ngay các tông đồ và môn
đệ xưa, không thấy họ đã có thói quen
thực hiện như vậy, thường thấy tán
gẫu, tranh cải hoặc mê ngủ. Hãy xin để
biết Thiên Chúa là Cha trên trời đã muốn ban ơn
thế nào vì yêu thương dào dạt?
- Kiên trì và nhẫn nại
xin! vì ‘điếu được ban’ còn liên quan quan
đến bao hệ lụy khác. Đã xin mà chưa gặp
được không có nghĩa là không cho! Vì có biết bao
điều, để hiểu được, còn phải
nhờ vào ơn mạc khải soi sáng? Chẳng hạng,
lắm khi điều xin chưa có lại có
được điều chẳng hề xin. Khi này
cần đón nhận trong khiêm tốn đợi chờ.
- Khi cầu xin, cầu xin
với tâm ý chân thật, khiêm nhường và tin
tưởng phó thác! Đây có là những yếu tố
đầy mặc cả cho sự thành bại khi cầu
xin?
Chắc rằng Thiên Chúa hằng
muốn và kêu gọi con người cùng Ngài hưởng
phúc trường sinh nước trời. Dù con người
không hề có ai xin, Ngài vẫn trường cữu mong
ước. Ý muốn này được bộc lộ qua
dấu chỉ, biểu lộ các dấu chỉ ấy cách
minh nhiên không che dấu dù quá khứ hay hiện tại.
Thế, vì Ngài luôn là Đấng quang minh chính đại và
là Thiên Chúa tình yêu trung tín.
Nhìn lại. Với kinh Lạy Cha, Đức Giêsu trao
cho các môn đệ ‘biểu thức’ cầu nguyện thích
hợp cho cộng đoàn vào thời buổi Tân
Ước. Biểu thức có cấu trúc định
thức sẵn. Những điều xin mang đến
hạnh phúc vừa ý đôi đàng, không thừa không
thiếu. Tâm tình cầu xin là cần thiết. Vậy
mỗi khi cầu xin, cầu xin với hay ngoài khinh Lạy
Cha, tâm tình cầu xin cần được gắn kết
mật thiết với tâm tình Đức Giêsu. Khi đó
việc cầu xin sẽ mang lại cho người
điều không thể không thỏa đáng hy vọng.
Lạy Thầy, trước thánh nhan
Thầy, con dâng lời cầu xin. Điều gì chưa phù
hợp, xin hãy tha thứ, Vì Danh Cha cả sáng, xin cho con luôn bình
an sống thuận theo thánh ý Người.
|