Lạy Thầy xin dạy chúng
con cầu nguyện
(Trích
dẫn từ ‘Hãy Ra Khơi…’ - Veritas)
Một giai thoại được kể lại như sau: Một thương gia kia cần
một triệu đôla để giải quyết một việc hệ trọng, ông tới nhà
thờ cầu nguyện xin cho có được
số tiền đó. Tình cờ
ông quì ngay
cạnh một người đàn ông, người đàn ông này
cùng cầu nguyện với những lời nhỏ nhẹ, nhưng ông thương gia kia vẫn
nghe biết ông ta đang
xin. Ông cầu xin cho có được
100 đôla để
trả một món nợ gấp.
Vị thương gia liền rút từ ví
của mình 100 đôla và đặt
vào tay
người kia. Quá đỗi vui mừng, người đàn ông đứng lên và ra
khỏi nhà thờ ngay tức thì. Vị thương gia giờ đây
nhắm mắt lại và bắt
đầu cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, giờ đây hẳn Ngài không còn phải
bị phân tâm nữa, xin hãy lắng
nghe con cầu xin”.
Câu chuyện của hai người
đàn ông cho chúng ta
thấy điều tích cực là dù ở trong
tình trạng thang bậc nào trong xã
hội họ vẫn chân thành cầu nguyện.
Tuy nhiên, cách nào
đó họ đã làm nổi
bật vấn đề mà bài Tin Mừng hôm nay nhắm tới, đó là cách cầu
nguyện của người Kitô hữu. Trong cả hai trường hợp, Chúa trở thành hay được coi như là
ông chủ một nhà tỷ
phú. Phải chăng, đó
là lối cầu nguyện và cách nhìn
phù hợp của người Kitô hữu chúng ta.
Lời
các môn đệ
thưa với Đức Giêsu trong bài Tin Mừng
hôm nay: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện”, có thể được
hiểu như là một khát
vọng chính đáng của biết bao nhiêu người Kitô hữu về cách cầu
nguyện. Lời đáp lại của Đức Giêsu cũng có thể được
tóm gọn trong một câu như sau:
Lời cầu nguyện của người Kitô hữu phải là lời của
một người
con đối với
cha của mình. Ngài nói: “Khi
anh em cầu
nguyện hãy nói, Lạy Cha… Nếu anh em
vốn là những kẻ xấu mà còn
biết cho con cái mình của
tốt, của lành phương chi Cha anh em ở trên trời…” Chúng ta có
thể thấy ngay được rằng, cầu nguyện theo
Đức Giêsu là vấn đề
giữa người
cha và người
con. Nói cách khác, cầu
nguyện là một vấn đề nội bộ trong gia đình, đặt trên nền tảng của hiểu biết, thông cảm và yêu
thương. Đức
Giêsu dùng hình ảnh người cha ở đây
để tả lại hình ảnh mà người
ta thường gán cho Thiên
Chúa, một ông chủ hay một ông vua,
những người
thường được
người khác sợ hơn là mến.
Chúng ta có
thể coi Thiên Chúa như
là Cha và cũng có thể
coi Ngài như là Mẹ.
Cả hai hình ảnh này đều nói với chúng
ta về mối tương quan dựa trên tình thương
và huyết thống, chứ không phải quyền lực hay chức vụ.
Cầu
nguyện của người Kitô hữu là tự
đặt mình vào trong mối
tương quan này, coi Thiên
Chúa như là Cha hoặc Mẹ, thưa chuyện với Ngài, kể chúng ta là
con cái. Khi con trẻ thưa chuyện với cha mẹ, việc quan trọng không phải là đúng cách
hay sai cách, chúng chỉ đơn thuần tập trung vào một điều
là dùng tất
cả lời nói, cử chỉ
để diễn tả lòng mình.
Cũng vậy, trước mặt Chúa, người Cha nhân từ khi chúng
ta cầu nguyện mà công thức, thủ tục đều là chuyện thứ yếu, nếu chúng ta không
muốn nói là thường. Con cái tin tưởng rằng, cha mẹ luôn luôn làm
những gì là tốt nhất
cho mình.
Lời
Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay cũng nói: “Ai trong anh em là
một người
cha mà khi con xin cá thay
vì cá lại
lấy con rắn mà cho nó,
hoặc nó xin trứng lại cho nó
con bọ cạp”. Cũng vậy, con cái Thiên Chúa
đến với Ngài với thái độ tin tưởng, hy vọng, biết rằng Ngài sẽ dành cho
họ tất cả những gì là tốt
nhất.
Khi nói về cầu
nguyện, chúng ta cũng cần
nhìn tới về một khía cạnh khác, đó là
sự kiên trì, giống như người bạn lúc nửa
đêm trong bài Tin Mừng. Con cái chẳng lấy gì chấp
nhận câu trả lời không, nếu cha mẹ có trả
lời là không thì điều
chắc chắn là ngày hôm
sau và có
thể hôm sau, hôm sau
nữa chúng vẫn trở lại với cùng một điều xin.
Đức Giêsu dạy chúng ta, con cái
của Thiên Chúa cần phải biết kiên trì trong
cầu nguyện. Coi cầu nguyện
như là việc giữa cha và con, điều này cũng nhắc
cho chúng ta biết cầu
nguyện là một hành vi
phát xuất từ một mối tương quan. Chúng ta
có thể coi việc cầu nguyện tốt hơn, nhưng chúng ta cũng có
thể trở thành những con người tốt hơn của cầu nguyện, khi mối tương
quan giữa chúng ta và
Thiên Chúa trở nên thân
mật gần gũi hơn
như là một mối liên hệ giữa
cha và con.
Vậy,
nếu anh chị em muốn
cải thiện việc cầu nguyện của mình, hãy tập
trung vào mối tương quan thân mật
giữa cha và con, giữa Thiên Chúa và con cái.
|