Việc cần
Truyện cổ tích Arập
có kể lại câu chuyện:
Một vị hoàng tử được vua cha gởi vào sa mạc để thụ huấn với một vị hiền triết. Vị hoàng tử này kinh ngạc
về thái độ lạ thường của nhà hiền triết, suốt ngày không thèm
nói lời nào với hoàng
tử mà chỉ ra dấu
cho hoàng tử hãy ngồi
im bên cạnh
mình.
Sau một tháng im lặng như
vậy, hoàng tử bực mình hỏi:
-
Thưa thầy, cha tôi gởi tôi đến
đây để học cùng thầy, nhưng đã một tháng qua rồi mà tôi chưa
học được
gì cả?
Nhà hiền triết ôn tồn trả
lời:
-
Này hoàng tử trẻ tuổi của ta, nếu
con không học quí trọng sự thinh lặng của ta thì con sẽ
không thể nào quí trọng
được những
lời ta nói. Nếu con không học được bài học sống trong thinh lặng
thì con sẽ không học được gì nữa cả.
Triết gia người
Pháp ông Pascal đã nhận định về thời đại của ông như
sau: “Sau khi đã quan
sát cuộc sống của những người đồng thời trong một thời gian lâu, tôi có
thể kết luận rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng
gây phiền phức xáo trộn cho con người là vì con người không còn khả
năng sống trong thinh lặng
nữa”.
Ông Pascal đã sống xa chúng
ta hơn ba thế kỷ,
ông sống vào thế kỷ
XVII bên Pháp. Căn bệnh của những thời đại ông vẫn còn là
căn bệnh của những người hay nhiều người của thời đại hôm nay, đó là căn bệnh
sợ im lặng, sợ sống trong thinh lặng. Nhìn qua những ồn ào, những
bạn trẻ lúc nào cũng
phải nghe nhạc, xem truyền hình, lúc nào cũng
phải đùa chơi với bạn bè, chúng
ta có thể
hiểu được
phần nào căn bệnh này còn tồn
tại. Nhưng không phải là sự thinh
lặng của cô đơn, của sự
trống rỗng không có gì
cả. Người Kitô không bao
giờ sống trong thinh lặng
cô đơn trống rỗng này, vì có
sự hiện diện của Chúa trong cuộc
đời và ngay bên cạnh.
Sự thinh lặng của người Kitô là sự
thinh lặng có đầy Chúa, để được đồng
hiện diện với Chúa, để được
nhìn thấy Chúa và lắng
nghe tiếng nói của Ngài.
Thử hỏi trong một ngày sống chúng ta dành
ra được bao nhiêu giây
phút thinh lặng có đầy
Chúa này? Bao nhiêu giây phút chúng ta
im lặng đến gặp Chúa trong Bí
tích Thánh Thể? Bao nhiêu giây phút chúng ta
im lặng để đọc Kinh Thánh, để
lắng nghe Lời Chúa? Đây là điều tốt nhất mà Maria đã chọn như trong Phúc âm
Chúa nhật hôm nay kể lại cho chúng
ta.
Sự thinh lặng
để lắng nghe Lời Chúa, đó là
sự thinh lặng có đầy
Chúa. Không dừng lại ở sự thinh lặng, nhưng luôn đi trên con đường noi gương sống của Chúa, được hiện diện với Chúa, được đồng hóa với Ngài, được chia sẻ sứ mạng của Ngài. Đây là điều
chúng ta nhận thấy nơi vị tông đồ Phaolô được nhắc lại nơi bài đọc
II. Sống trong
sự thinh lặng có đầy
Chúa, thánh tông đồ Phaolô đã định nghĩa cuộc sống của mình như là một
cuộc sống trong Chúa, sống
đầy Chúa và sẵn sàng
lãnh nhận những gì còn thiếu nơi cuộc thương khó của Ngài.
Cách nói còn thiếu
nơi sự thương khó của Chúa không có nghĩa
là sự thương khó của Chúa còn thiếu điều gì, nhưng muốn nói là sự
thương khó của Chúa cần được chia sẻ, được sống trong cuộc đời của tông đồ Phaolô. Có sống
trong thinh lặng đầy Chúa này chúng
ta mới có đủ can đảm vác thập giá với Chúa, chia sẻ những
đau khổ, hy sinh của
Chúa trong những hy sinh đau khổ
chúng ta đương đầu
hằng ngày.
Tâm thức sống ồn ào là tâm
thức của những kẻ trốn chạy khỏi cuộc sống. Sống trong thinh lặng
có đầy Chúa như Maria ngày xưa và
như Mẹ Maria im lặng bên
cạnh Chúa cho đến dưới chân thập giá. Đó là thái
độ tốt nhất để sống trọn vẹn cuộc sống đầy gian nan
thử thách của chúng ta trong hoàn
cảnh ngày nay.
Xin Chúa ban cho chúng ta
được sống
trong thinh lặng đầy Chúa này, thinh
lặng để lắng nghe, để có thêm sức mạnh của Chúa, để giữ vững đức tin, đức
cậy và đức mến vào Chúa.
|