Phúc cho ai sẵn sàng
đón nhận Chúa.
(Suy niệm
của Jude Siciliano)
Khi
viết Tin Mừng, thánh Luca chia cuộc đời Chúa Giêsu
làm 3 giai đoạn:
1. Ở quê hương Nazareth xứ Galilea;
2. Hành trình đi lên Giêrusalem;
3. Ở thành thánh Giêrusalem: chịu
thương khó, bị giết chết và sống lại.
Thánh nhân thâu gom mọi hoạt
động của Chúa vào 3 giai đoạn ấy bất
kể nơi chốn và thời gian. Cho nên chúng ta khó xác
định biến cố xảy ra ở đâu, lúc nào?
thí dụ chuyện của hai chị em
Matta và Maria hôm nay. Thánh sử ghi chép rất chung
chung: “Trong khi Thầy trò đi đường. Đức
Giêsu vào một làng kia…” Thánh Gioan nói rõ:
làng Betania (11,1), và thời gian thì không
phải Đức Giêsu đi lên Giêrusalem một lần duy
nhất, nhưng vào nhiều dịp khác nhau. Tuy nhiên cứ theo thánh Luca thì câu chuyện Tin mừng hôm nay
ở vào cuộc hành trình duy nhất này. Phụng
vụ cho đọc về cuộc hành trình từ Chúa
nhật 13 mùa thường niên. Một
vài biến cố xảy ra lúc thầy trò đang đi
đường. Một vài biến cố chỉ
lấy con đường làm nền tảng còn thì xảy
ra ở những nơi khác. Chuyện của hai chị em
Matta và Maria không ở trên đường đi mà “vào
một làng kia”. Cũng xin lưu ý
nhiều tác gỉa không đồng nhất bà Maria này
với Maria-Madalêna hay người đàn bà tội lỗi
vô danh xức thuốc thơm chân Chúa ở nhà ông Simon (7,36). Ba người đàn bà có
những tính nết khác nhau, không lẫn lộn
được. Người đàn bà vô
danh thánh Luca thuật chuyện ở giai đoạn thứ
nhất. Ngài không lặp lại ở đây nữa
(xem Le personnage de Marie-Madeleine dans L’Evangile, trong La revue Jerusalem tháng 9-10,1930).
Vì câu chuyện quá quen thuộc, chúng ta
không nên vội vàng đi đến kết luận ngay,
kẻo làm thiệt hại cho sự thật. Xin tưởng
tượng mình đọc lần thứ nhất và
để tâm suy nghĩ xem thánh Luca muốn nói gì với
chúng ta nhân câu chuyện của hai chị em. Thí dụ về cô Matta, chúng ta đừng vội
kết luận cô ta thuộc hạng người hoạt
động thái quá, dễ nổi nóng và lo lắng tiếp
đãi khách, cô không còn thời giờ lắng nghe lời
Thiên chúa phán dạy. Nếu chúng ta có thành
kiến gán cho cô như vậy, thì thử hỏi nhiều
độc giả nghĩ thế nào khi đọc
đoạn Tin mừng này? Bởi vì họ cũng là
người cha, người mẹ vất vả kiếm
sống cho con cái trong xã hội xô bồ hôm nay. Họ
cũng là những công nhân, nông dân đầu tắt mặt
tối kiếm tiền nuôi gia đình! Liệu
có ai trong cuộc sống văn minh ngày nay được
thời giờ nhàn hạ như cô Maria? Liệu chúng
ta có kết án vô lý tầng lớp
sản xuất của xã hội? Tầng lớp mọi
người đều trân trọng vì lao
động của họ?
Ví
dụ một người cha, người mẹ
độc thân, lương lậu thấp, cố gắng
rất mực để cho gia đình đủ ăn đủ mặc mà nghe giải thích bài
Tin mừng hôm nay theo não trạng cũ, mà lại không
thấy mủi lòng? Liệu họ có thể
lựa chọn ngồi một chỗ thinh lặng chiêm
niệm lời Chúa như cô Maria được không?
Cho nên chúng ta không thể loại trừ tầng lớp lao động chân tay khỏi ý nghĩa
của Tin mừng. Chúng ta phải làm thế nào cho cô Matta
cũng được tham dự vào “phần tốt
nhất” mà Chúa Giêsu tuyên bố cho những kẻ lắng
nghe lời Chúa! Như vậy thì những phụ nữ lao động tại gia đình hoặc trong
các xí nghiệp. cơ quan mới cảm
thấy không thiệt thòi về phần thiêng liêng. Chính họ đã phải hy sinh nhiều vì
chồng con. Lắm người lại
còn phải mang gánh nặng góa bụa. Liệu
Matta có phải là một bà góa không nhỉ? Những chỉ số thống kê gần đây
cho biết phụ nữ luôn lãnh lương thấp hơn
so với nam giới trong cùng một công việc. Ngoài ra phụ nữ lại là những nhân viên tình
nguyện đông hơn nam giới trong các cơ sở giáo
hội, từ thiện, bác ái, công ích xã hội. Họ ít thời giờ giải trí, vui chơi
hơn đàn ông. Thực tế họ là
những phụ nữ “Samaritanô” nhân hậu lắng nghe và
tuân giữ lời Chúa như chị em Maria và Matta. Cho nên chúng ta phải công bằng với họ trong
lý thuyết và thực hành, làm sao cho họ cũng là
những kẻ đón nhận Chúa Giêsu, lắng nghe lời
Ngài như bao người khác. Để rồi
như dụ ngôn người “thân cận” chúng ta hiểu
được việc phục vụ của các tín hữu
hệ tại nội dung nào?
Một điều cần nói là trong
bản dịch khác của tiếng Anh thì từ “đón
nhận” được chuyển ngữ là “tiếp
đãi” Chúa Giêsu. Thoạt kỳ thủy chỉ có Chúa và cô Matta.
Maria chưa xuất hiện. Trong
suốt câu chuyện Maria chẳng nói lời nào! Matta theo truyền thống đông phương
đã tiếp đãi kẻ đi đường rất
nồng hậu và lịch thiệp. Chúng ta
thấy truyền thống này trong bài đọc 1. Ông Abraham tiếp đãi ba người khách lạ
xin trọ nhà ở Mambrê, gần Hébron. Ông đã
giục vợ là Sara làm bánh tiếp đãi các vị,
rồi sai đầy tớ bắt bê béo làm thịt. Sách
Sáng thế Ký kể: “Ông Abraham vội vã vào lều tìm bà Sara
mà bảo: Bà mau mau lấy ba thúng tinh bột mà nhồi
rồi làm bánh. Ông chạy lại đàn vật, bắt
một con bê non béo tốt, giao cho đầy tớ và anh này
vội vã làm thịt. Ông lầy sữa chua, sữa
tươi và thịt bê đã làm mà đãi khách”. Rõ ràng có
những vội vã, rộn ràng trong việc tiếp khách
của ông Abraham. Vậy mà ông đâu có bị
quở mắng? Ngược lại hai ông bà lại
được chúc phúc: sẽ có con cháu nối dòng. Đó là Isaac (tiếng này có nghĩa là nụ
cười vì bà Sara cười thầm khi nghe khách báo tin).
Cô Matta đã theo thói tục lâu
đời của cha ông đãi khách lạ trong nhà mình.
Cả hai câu chuyện đều có ý nghĩa chung:
tiếp đón Thiên Chúa đến viếng thăm. Abraham và Sara đã được ơn phúc lớn
vì sự hiếu khách của mình. Chẳng
lẽ Matta lại bị quở phạt? Chúng ta
phải hiểu câu chuyện của cô theo
hướng khác.
Phụng
vụ chọn đọc bài Sáng thế song song với bài
Tin Mừng là có dụng ý. Chúng ta được kêu mời
suy nghĩ kỹ hơn về các sự kiện. Nhờ lòng hiếu khách Abraham và Sara
được Thiên Chúa chúc lành với người con
nối dòng. Nhưng dòng dõi đích
thực của họ là phần tinh thần. Con cái
họ là những kẻ biết kính sợ và tin cậy
Thiên Chúa. Đấng luôn luôn ngự giữa dân Ngài theo lời hứa. Đấng
ký kết với Israel những giao ước
vĩnh cửu. Dòng dõi Abraham và Sara là những kẻ lữ hành
trong đức tin trên cuộc đời trần gian.
Họ sẽ “mở lòng ra” đón nhận
Thiên Chúa trong cuộc sống mình. Cũng
như Matta và Maria, chúng ta là hậu duệ của hai ông bà,
chúng ta cũng phải mở trí, mở lòng đón nhận
lời Chúa, đón nhận “khách lạ” vào cuộc sống
mình. Những khách lạ đó không
hẳn là người đồng vai đồng vế,
những môn đăng hộ đối về kinh tế,
chính trị, học thức với mình. Nhưng
có thể là thấp kém, cũng có thể là hơn. Hội thánh xưa nay vẫn vừa chiêm niệm
vừa hoạt động, hai khả năng không loại
trừ nhau. Đúng hơn hoạt động
và chiêm niệm bổ túc cho nhau. Hoạt
động để chiêm niệm và chiêm niệm
để hoạt động. Không
nghiêng hẳn về bên nào. “Cầu
nguyện và hoạt động” như thánh Bênedictô dạy.
Tuần này qua tuần khác, chúng ta lắng nghe
Tin mừng thánh Luca. Giống như Maria ngồi bên
chân Chúa và nghe lời Ngài, để học biết phải
“đón tiếp” Chúa vào cuộc sống mình ra sao! Tuần vừa qua chúng ta nghe dạy mình phải là
“thân cận” của những kẻ đang cần
được giúp đỡ. Tuần
này câu chuyện của Maria lắng nghe lời Chúa. Như vậy chúng ta học biết phải thi
thố lòng hiếu khách và tử tế cho những ai có nhu
cầu. Chẳng phải vô tình mà sử
gia Luca đặt câu chuyện hôm nay ngay sau chuyện
người Samaria nhân hậu. Thánh nhân có ngầm ý
gởi cho độc giả một thông điệp.
Mọi người phải thưa gởi Chúa Giêsu như
thầy thông luật: “Con phải làm gì để
được sự sống đời đời làm gia
nghiệp” và câu chuyện của hai chị em Matta và Maria
trả lời: “Hãy đón tiếp Chúa Giêsu vào cuộc
sống và lắng nghe lời Người dạy bảo
về yêu thương đồng loại, những kẻ
thân cận của mình” và con đường dẫn
đến cuộc sống vĩnh cửu sẽ rõ ràng cho
mỗi linh hồn.
Chúa
Giêsu hỏi ngược nhà luật sĩ: “trong luật
đã viết gì?” Ông ta trả lời: “Ngươi phải
yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi
hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực,
hết trí khôn ngươi và yêu mến ngươi thân
cận như chính mình”. Câu này có hai phần: phần thứ
nhất: yêu mến Chúa, phần thứ hai: thương
người thân cận. Dụ ngôn
người Samaria nhân hậu trả lời
cho phần thứ hai. Tin
mừng hôm nay trả lời phần thứ nhất:
Lắng nghe lời Chúa tức yêu mến Ngài. Đứng riêng
lẻ một mình không nội dung nào đầy đủ
cả. Trong dụ ngôn tuần trước
người Samaria trông thấy và giúp
đỡ kẻ bị nạn. Cô Maria hôm nay đón nghe lời Chúa.
Cả hai gộp lại mới cho chúng ý
nghĩa trọn vẹn lời giảng của Chúa Giêsu.
Xin nhớ nữ giới thời Ngài thường
bị hạ thấp giá trị, tương tự như
trong xã hội chúng ta ngày nay. Cho nên, cả người
Samaria, cả cô Maria là những mẫu
người được Chúa Giêsu đề cao: “Mẹ
và anh em Thầy là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra
thực hành”(8,21). Thánh Phaolô
trong bài đọc thứ 2 là gương mẫu
người thực thi ý Chúa và thương yêu đồng
loại. Ông viết: “Tôi đã trở nên người
phục vụ Hội thánh, theo kế hoạch Thiên chúa
đã ủy thác cho tôi, liên quan đến anh em! Đó là tôi phải rao giảng lời
Người cho trọn vẹn, rao giảng mầu
nhiệm đã được giữ kín từ bao thời
đại”. Chữ “mầu nhiệm”
thánh nhân dùng gồm tóm mọi chương trình của Thiên
Chúa, dự định cho nhân loại. Nhưng
nay đã được tỏ bày qua con người và
sứ vụ của Chúa Giêsu.
Một
từ giúp hiểu rõ bối cảnh của tin mừng hôm
nay là danh xưng “Lạy Chúa” (tiếng Latinh: Dominus,
tiếng Anh: Lord). Từ này chỉ
được Tin Mừng dùng sau khi Chúa đã sống
lại. Thí dụ ông Tôma thưa: “Lạy Chúa, lạy
Thiên Chúa của con (you are my Lord and my God)”. Thánh
Luca đã có dụng ý biểu lộ phản ánh sinh hoạt
của Giáo Hội tiên khởi nơi ông trụ trì. Họ đón nhận và lắng nghe Chúa sống
lại trong cộng đoàn của mình. Hơn nữa
Tin Mừng còn 2 lần nhắc lại từ “phục
vụ”(diakonia) chỉ rõ thói quen hành
xử của các viên chức hội thánh lúc bấy giờ.
Người ta đã tranh luận nhiều
về vai trò nữ giới trong các Hội thánh tiên khởi.
Liệu họ có được phép “phục
vụ” trong Giáo hội không? Nếu
được thì phần việc của họ là gì?
Tương tự như chúng ta ngày nay tranh cãi
về các vấn đề nữ giới làm linh mục.
Thực tế, thời thánh Luca nữ giới giữ
nhiều chức vụ trong cộng đoàn: mục vụ,
công việc tông đồ, lãnh đạo, rao giảng Tin
mừng như trong các thơ của thánh Phaolô (Rm 16,1-5; 16,6-12; 1Cr 16,19; Phil 4,3…). Nhưng trong các thư cũng như bài đọc Tin
Mừng hôm nay có sự chia rẽ. Một
số thẩm quyền muốn nữ giới giữ vai
trò lệ thuộc như cô Maria ngồi dưới chân Chúa
Giêsu. Và như thế người
phụ nữ im lặng là “phần tốt hơn”.
Đó cũng là một lối giải thích cho câu chuyện
của Luca! Liệu ông có dụng ý thực
sự như vậy không? Ông muốn vai
trò của phụ nữ là im lặng và thụ động?
Nếu đúng, thì tại sao trong công vụ
ông nhắc nhiều đến phụ nữ làm việc
tông đồ, lãnh đạo giáo đoàn? Hơn
nữa, theo thói tục Do thái
người ngồi dưới chân “tôn sư” là chỗ
của các sinh viên nam giới? Hoặc bởi
vì Chúa Giêsu là người phóng khoáng, ít khi lệ thuộc vào
thói quen và tập tục, cho nên không để cho những
nề nếp trói buộc mình. Bất
cứ ai lắng nghe lời Ngài đều được
ngồi dưới chân và trở nên môn đệ của
Ngài. Vấn đề thật nhiêu khê.
Dầu sao,vai trò của Matta đón
tiếp và phục vụ là công việc quan trọng trong
Hội thánh. Ngày nay chúng ta luôn phải thực
hành, để những người cô thân cô thế không
bị bỏ rơi. Có biết bao nhiêu
khách lạ, đói khát, rét mướt, trần truồng
trong xã hội. Không người chăm
lo cho họ thì Hội thánh liệu có làm tròn sứ vụ
của mình? May thay, trong công việc này,
nữ giới chiếm phần đa số. Tương tự như trong các giáo hội tiên
khởi có rất nhiều phụ nữ tài năng.
Kẻ thì ngồi im lặng lắng nghe lời Chúa như
cô Maria, kẻ khác hoạt động cứu giúp những
nạn nhân thiên tai, dịch họa,
bần cùng, đói khát như cô Matta. Bằng
đường lối riêng của mình cả hai loại
người cùng đón tiếp Chúa Giêsu, cùng phục vụ
Ngài. Rõ ràng cả hai đều được Ngài
dạy dỗ, bày tỏ lòng yêu mến Thiên Chúa và giúp
đỡ tha nhân. Chúng ta nên cân bằng những hoạt
động của họ, không bên khinh bên trọng. Mọi tín hữu đều được
mời gọi lắng nghe lời Thiên Chúa. Mọi tín hữu có bổn phận đem Lời
Chúa ra thực hành. Loại trừ
mọi khả năng ưu tuyển, nhận cho mình
những phần hơn, phần tốt. Bởi lẽ khi hoàn thành công tác, mọi
người đều được Thiên chúa thâu nhận
vào nước trời, an hưởng cuộc sống
đời đời. Đó là phần
tốt nhất và không bị lấy đi. Trong thánh lễ hôm nay, xin Thiên chúa cho mọi linh
hồn thấm nhuần được tinh thần đó.
Amen.
|