Mácta và Maria – McCarthy
Suy Niệm 1. CHO VÀ NHẬN
Tôi có một giấc mơ. Chúa đến nhà tôi như đã
đến nhà của Mácta và Maria. Vì thế tôi lau
chùi, cọ rửa từ trên xuống dưới, rửa sạch và đánh
bóng mọi thứ. Rồi tôi dọn bàn
với khăn bàn tốt nhất,
bộ chén dĩa bằng sứ, bộ dao nĩa muỗng
bằng bạc loại tốt nhất, và cũng bài trí
nến và hoa. Về thức ăn,
tôi chọn món đắt tiền. Khi tất cả đã sẵn sàng và khách
mời sắp đến, tôi trải thảm đỏ ra tận cổng nhà.
Người đến và tôi nghĩ tôi
đã làm Người phải tự hào. Tôi phô bày thành
tích cao. Tôi cung kính đứng
hầu bên cạnh. Không ông vua nào có được
sự phục vụ hào phóng
hơn. Tôi chắc
rằng cuộc đàm đạo sẽ không bao giờ nhạt
nhẽo. Về
phần Người,
Người rất vui, Người tỏ vẻ cảm kích khi thấy tôi lúng túng.
Mọi việc kết thúc chính xác
như đồng hồ. Khi Người đã
ra về, tôi cảm thấy
tốt đẹp, và tuy vậy
có một điều gì đó làm tôi
phải băn khoăn.
Có một lúc tôi như
đã hụt hẫng với điều lẽ ra phải có. Rồi một câu hỏi
hiện ra trong tôi: Người
muốn điều gì nơi tôi?
Thức
ăn? Lòng hiếu khách?
Tôi tự hỏi. Nhưng rồi tôi nghe thấy
một câu hỏi thứ hai vang lên
trong tôi: Người muốn cho tôi điều
gì? Tôi cảm tháy
chắc chắn Người muốn cho tôi điều
gì? Nhưng dù là điều gì, tôi đã không
cho Người cơ hội để ban nó cho tôi. Tôi đã tạo ra cảm tưởng
mọi việc đều hoàn hảo và tôi
không muốn có thêm điều
gì nữa.
Có những người rất hào phóng và
tốt bụng khi cho nhưng
rất nghèo nàn khi nhận. Bác sĩ Marie de Hennezel
thành thập một số bộ phận tiếp nhận những người bệnh ở giai đoạn cuối trong một bệnh viện ở Paris. Trong cuốn sách
của bà nhan đề Intimate
Death, bà nói về một phụ nữ được đưa
đến bộ phận ấy. Người
phụ nữ này đã từng
giúp đỡ mọi người nhưng giờ đây không thể giúp đỡ chính mình. Bà luôn luôn muốn
được người
ta ban cho thật nhiều yêu thương. Nhưng nhận được chúng thì thật
là khó khăn.
Bà nói về
sự yêu thương của gia đình, của bạn bè, của những
người chăm sóc bà như
“một suối nước mà bà không biết
phải uống như thế nào”. Bà cần học
cách nào để lại trở thành một trẻ nhỏ, khiêm tốn đủ để nhận một món quà.
Nhưng điều đó không dễ
dàng bởi vì bà hoàn
toàn đối lập với điều đó: bà thích cho
một cách vị kỷ.
Những người vị kỷ, coi mình là
trung tâm không thích nhận. Tại sao thế?
Bởi vì nó làm
cho họ cảm thấy thấp kém hơn người khác và đặt
họ vào sự mắc nợ những người khác. Mặt khác họ thích cho bởi vì
điều ấy tâng bốc cái tôi của
họ, do đó (có lẽ một
cách vô thức)
làm cho họ
cảm thấy cao sang hơn những người khác.
Cho là việc
quan trọng. Nhưng nhận cũng
thế. Không ai trong chúng ta
tự cho mình là đủ.
Mọi người chúng ta đều bất toàn. Chúng ta cần tiếp
nhận của nhau, và trên
hết, tiếp nhận từ Thiên Chúa. Không có khả năng
tiếp nhận quả là bi thảm. Biết cho như thế nào chưa
đủ, chúng ta cũng phải
biết nhận như thế nào. Cả hai đều là những hoạt động của ân
sủng.
Câu chuyện Tin Mừng cho chúng ta thấy
sự khác nhau chủ yếu giữa Mácta và Maria. Mácta không có khả năng nhận, trong khi Maria có. Maria cho Chúa món quà là
một tâm trí mở rộng
và một tâm hồn mẫn
cảm. Còn Mácta, trong lúc
rất tốt, rất hào phóng
khi cho, lại rất nghèo nàn khi
nhận. Cả Chúa cũng
không thể cho cô điều
gì. Có một bài thơ
ngắn nói lên điều ấy:
Nếu bạn có thể làm
cho mình trống rỗng
Giống như một vỏ sò không
Hẳn Người sẽ tìm thấy
bạn
Trên một bãi cạn của
đại dương
Và Người tự nhủ: Nó chưa chết.
Và làm đầy
bạn bởi chính Người
Nhưng nếu bạn quá đầy
với chính bạn
Và với bao hoạt động khôn ngoan,
Đến nỗi khi Người đến Người liền nói:
Nó đủ cho nó. Nó quá
đầy
Không còn chỗ
dành cho Ta (T. Brown. Thi sĩ xứ Manx)
|