Điểm dừng
Khi nói đến điểm dừng,
tức là có chuyển động. Bởi nếu không bao
giờ chuyển động thì đó không phải là
điểm dừng, mà là điểm cố định,
một điểm chết. Điểm
dừng thì trước khi dừng đã chuyển
động, và dừng để rồi sẽ chuyển
động. Bởi lẽ, dừng mà
không bao giờ chuyển động nữa thì cũng là
điểm dừng chết.
Từ những điểm
dừng trong đời.
Quan
sát cuộc sống quanh ta, chúng ta sẽ bắt gặp
được những điểm dừng. Có
những điểm dừng chết chóc, nhưng cũng có
những điểm dừng sống động. Có
những điểm dừng mang đến tai
họa, nhưng cũng có những điểm dừng mang
lại niềm vui, một sự đổi mới,
một sự cứu rỗi: đồng hồ đang
chạy, ngưng đồng hồ chết; hạt
giống gieo xuống đất rất cần để
yên một thời gian nó mới nẩy mầm. Một người đang đi trong một cánh
rừng, anh dừng lại quan sát xung quanh, sau đó
quyết định đổi hướng đi vì
biết mình đã lạc đường một
điểm dừng cho sự đổi mới, một cái
dừng giải thoát.
Trở lại bức tranh Tin Mừng
hôm nay mà Luca phác họa cho chúng ta. Chúng ta cũng gặp được
những điểm dừng: Chúa Giêsu và các môn đệ
dừng chân ở nhà Mácta và Maria; Maria dừng chân
dưới chân Chúa Giêsu; Mácta dừng chân bên chân Chúa Giêsu.
Tất cả những điểm dừng đều có
mục đích: Chúa Giêsu và các môn đệ nghỉ chân
để tiếp tục hành trình lên Giêrusalem; Maria dừng
bên chân Chúa để nghe Lời Chúa; Mácta dừng lại
để cầu cứu Chúa, dường như muốn
làm nũng, dường như muốn trách Chúa.
Qua điểm dừng của Mácta trong
Phúc âm:
Cô Mácta bận rộn, rất bận
rộn với công việc phục vụ bề bộn. Lòng mến Chúa, lòng hiếu khách của
cô được thể hiện qua công việc, cô muốn
làm những thức ăn ngon nhất, phục vụ
chỗ nghỉ tốt nhất mà cô có thể dành cho Chúa và
môn đệ của Ngài. Cô thật tốt
bụng. Cô là chị lớn nên nặng trách nhiệm,
cô đảm đang tháo vát và nhiều sáng kiến. Sáng kiến nhiều nên nhiều việc, và
cuối cùng làm chẳng kham đành xin Chúa can thiệp.
Mácta phục vụ Chúa, điều
đó thật tốt. Thế nhưng điều tốt xem ra bình
thường đó lại có vấn đề. Vấn đề ở chỗ nào? Ở
chỗ là cô không toàn tâm toàn ý phục vụ Chúa, vì cô còn
bận tâm để ý đến người em, mà
người em này hiện ra trong mắt cô với hình
ảnh không mấy tốt đẹp đó là người
trốn việc, biếng nhác, và do đó công việc
của cô đã bề bộn lại càng bề bộn
hơn, đã rối trí lại càng rối trí hơn,
nhưng rất may cho cô là giữa lúc bế tắc đó cô
còn biết dừng lại bên Chúa. Cái dừng lại đó
cần thiết cho cô, ích lợi cho cô lắm, vì cô sẽ có
người tiếp tay công việc, vừa khép sự chú ý
của Chúa và mọi người về phía mình mà
trước đó dường như không ai để ý
tới, vừa giải tỏa được nỗi
ấm ức trong lòng đối với cô em Maria. Mácta
dừng lại để người khác khen mình,
để tự khen mình, khen mình cũng là hạ giá
người khác: “Em con để mình con phục vụ”.
Phải chăng ý cô là: Con quá giỏi, còn em con nó vụng
về chẳng biết làm gì, lại vô tâm quá. Một cái
dừng để trách móc người khác, và cũng
để trách Chúa: “Mà Thầy không để ý tới sao”.
Cô trách khéo: sao con?. Một cái dừng
để bắt người khác làm theo
ý mình, làm như mình và cũng để lôi kéo Chúa về phe
mình: “Xin Thầy bảo nó giúp con một tay”. Lấy
uy của Chúa, dùng quyền của Chúa để bắt
người khác phục vụ ý mình, làm như mình muốn.
Nhưng Chúa Giêsu tận dụng giây phút
dừng lại ấy của Mácta để thức
tỉnh cô. Sự
thực thì Chúa có vô tâm với cô không? Thưa không, Chúa
không vô tâm nhưng để ý tới cô, để ý
nhiều nữa kìa, không những biết việc cô làm
nhưng Chúa còn biết lòng dạ, suy nghĩ của cô:
Mácta! Mácta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều
chuyện quá!” vì băn khoăn lo lắng nhiều
chuyện đến nỗi dường như không còn biết
điều gì khác nữa, cô đang ngủ mê trong công
việc của mình nên Chúa phải thức tỉnh cô.
Thức tỉnh trong yêu thương, Chúa gọi cô Kitô
hữu phải một mà đến hai lần, như
đánh thức người mê ngủ: “Mácta! Mácta ơi!...” thật êm ái và yêu thương. Sao mà cô không tỉnh thức được. “Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi.
Maria đã chọn phần tốt nhất và
sẽ không bị ai lấy mất”. Một
điểm dừng làm thay đổi nhận thức, làm
đảo lộn những giá trị mà Mácta đã xây
dựng trước đó, nó mang đến một sự
đổi mới theo chiều kích thiêng
liêng cần thiết cho sự cứu rỗi.
Câu trả lời của Chúa chắc
chắn làm Mácta ngạc nhiên, giật mình vì ngoài sự phán
đóan và tỉnh ngộ, có một cái nhìn mới, đón
nhận những giá trị mới. Từ nay cô không phải
lo lắng bởi lương thực vật chất,
nhưng phải lo lắng cho lương thực thiêng
liêng. Từ của ăn trần
thế mau hư nát, Chúa hướng cô đến
lương thực Nước Trời trường
tồn. Từ lương thực nuôi sống thân xác phàm
tục Chúa hướng cô đến lương thực
linh hồn thiêng liêng Lương thực Nước
Trời thì tốt nhất và sẽ không bị ai lấy
mất đó chính là Lời Chúa, đó là ơn Chúa.
Đến điểm dừng của
Kitô hữu trong cuộc sống;
Cuộc
sống con người ngày nay hoạt động nhiều
hơn tĩnh lặng, nhất là trong thời đại
khoa học kỹ thuật phát triển vùn vụt, con
người như bị cuốn hút vào vòng quay của nó
đến nỗi dường như không có thời gian
để thở, để thư giãn, để nghĩ
ngơi…Người Kitô hữu trong hoạt động Tông
đồ, hoạt động truyền giáo, bác ái từ
thiện, dấn thân xã hội…dường như cũng
bị ảnh hưởng của thời đại:
Thế giới còn nhiều người chưa nhận
biết Chúa, còn nhiều người nghèo đói, bệnh
tật, gặp hoạn nạn, đau khổ…cho nên bổn
phận, trách nhiệm của Giáo hội, của một
Kitô hữu còn nặng nề, cần nhiều hoạt
động cụ thể và thiết thực. Nhưng hoạt động Tông đồ,
truyền giáo, bác ái của chúng ta có phản ánh tình yêu
Của Thiên Chúa? Có là hoa quả của
tình yêu Thiên Chúa? Hay chỉ để làm tăng uy tín,
tăng giá trị, khuếch trương ảnh
hưởng của chúng ta, kéo sự chú ý của
người khác về phía mình, yêu cầu Chúa làm theo ý mình?
Chúa có thể mải mê công việc
của Chúa mà không được quên đi chính Chúa. Chúng ta có thể loay hoay
với công việc của cuộc sống, nhưng không
được quên đi mục đích của cuộc
sống. Cần có những điểm dừng trong
cuộc sống để kín múc nơi Chúa: tình yêu, sức
mạnh cho những hoạt động của chúng ta. Chiếc ly cần phải đứng yên mới
có thể hứng lấy nguồn nước từ vòi rót
xuống. Thiên Chúa không thể đổ
vào tâm hồn chúng ta điều gì cả nếu trước
đó đã bị đầy mọi sự rồi. Để phân phát tình yêu Thiên Chúa, ta cần
phải có tình yêu Thiên Chúa tràn đầy nơi mình
trước. Hoạt động Tông
đồ là mang tình yêu Chúa đến với anh em.
Thế giới không thích thú gì khi gặp gỡ ta, những
thế giới đang khao khát tình yêu Thiên Chúa, đang khao
khát những gì Thiên Chúa muốn trao ban cho họ qua trung gian
chúng ta.
Khi
bị quay cuồng trong cuộc sống, nếu chúng ta
biết dừng lại như Mácta và cầu cứu Chúa:
“Chúa ơi! Con mệt quá”, lúc đó chúng ta
sẽ được Chúa tiếp sức bằng Lời
của Chúa, sẽ được Chúa chỉ cho chúng ta
điều nào là quan trọng nhất, điều nào là
phụ thuộc và qua đó ơn Chúa, tình yêu Chúa sẽ nuôi
dưỡng và tiếp sức cho chúng ta. Chúng ta đừng quên chọn Chúa và Lời Chúa là
phần tốt nhất cho đời mình. Hoạt động của chúng ta phải là hoa
trái của tình yêu của Thiên Chúa. Cành
sinh hoa kết quả không phải vì cành, nhưng vì cành
biết kết hợp cùng cây.
Hành trình nào cũng cần có những
điểm dừng, những điểm dừng ấy
thật cần thiết để tiếp sức cho hành
trình đạt đến đích. Hành trình về tiếp nhận ân sủng, tăng cường sức
khỏe thiêng liêng, bồi bổ tâm linh cho hành trình
đến đích. Gặp gỡ Chúa trong thinh
lặng, cầu nguyện là cần thiết nhất
để giao tiếp với Chúa, nghe tiếng Chúa và đón
nhận ơn Chúa.
Thế nhưng liệu có thinh lặng
cầu nguyện được trong thế giới ồn
ào náo nhiệt, tràn ngập công việc này chăng?
Mẹ
Têrêsa Calcuta, một nữ thánh giữa đời
thường, mỗi ngày trước khi bước
xuống “địa ngục Calcuta” để chăm sóc
những người cùng khổ, hoặc đi vào “nhà
hấp hối” để an ủi các kẻ liệt lào, các
nữ tu của mẹ đã quì trước Thánh Thể
một tiếng đồng hồ, để kín múc nơi
Chúa: tình yêu, sức mạnh, lòng can đảm và nhiệt
huyết tông đồ.
|