Chọn phần tốt nhất – Thiên Phúc
(Trích
dẫn từ ‘Như Thầy Đã Yêu’)
Federic Ozanam, nhà hoạt
động xã hội nổi tiếng của Giáo Hội Pháp vào cuối
thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng đức tin trầm trọng lúc còn là một
sinh viên đại học. Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn,
anh bước vào một ngôi
thánh đường
cổ ở Paris. Đứng cuối nhà thờ, anh nhìn thấy
một bóng đen đang quì cầu nguyện
cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Đến gần, chàng sinh viên
mới nhận ra người đang cầu nguyện ấy không ai khác
hơn là nhà bác học
Ampère. Anh đứng lặng lẽ một lúc để theo dõi
cử chỉ của nhà bác
học. Và khi vừa đứng
lên ra khỏi
giáo đường,
người sinh viên đã theo gót ông về cho
đến phòng làm việc của ông.
Thấy chàng thanh niên
đang đứng trước cửa phòng với dáng vẻ rụt
rè, nhà bác
học liền lên tiếng hỏi:
-
Anh bạn trẻ, anh cần gì
đó? Tôi có thể giúp
anh giải một bài toán
vật lý nào không?
Chàng thanh niên đáp
một cách nhỏ nhẹ:
-
Thưa thầy, con là một sinh viên khoa văn
chương. Con dốt
khoa học lắm, xin phép thầy cho con hỏi một vấn đề liên quan đến đức tin!
Nhà bác học mỉm
cười cách khiêm tốn:
-
Anh lầm rồi, đức tin là môn yếu nhất
của tôi. Nhưng nếu được giúp anh điều gì, tôi cũng
cảm thấy hân hạnh lắm?
Chàng sinh viên liền
hỏi:
-
Thưa thầy, có thể vừa là một bác
học vĩ
đại, vừa là một tín
hữu cầu nguyện bình thường không?
Nhà bác học ngỡ
ngàng trước câu hỏi của
người sinh viên, và với
đôi môi run rẩy đầy xúc cảm, ông trả lời:
-
Con ơi, chúng ta chỉ
vĩ đại
khi chúng ta cầu nguyện
mà thôi!
Chúa phán: “Marta, Marta! Chị lo
lắng và lăng xăng
nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã
chọn phần tốt nhất và sẽ không
bị lấy đi”. Phần tốt nhất ấy chính là ở bên cạnh Chúa, lắng nghe Chúa nói, và
cầu nguyện với Chúa.
Nhà bác học
đại tài Ampère, với công việc nghiên cứu của ông về
điện tử học, về nam châm điện
đã đem lại biết bao lợi ích
cho nền văn minh của
nhân loại. Thế nhưng, ông không cho đó
là vĩ
đại, mà ông nói: “Chúng
ta chỉ vĩ đại khi chúng ta
cầu nguyện mà thôi”.
Mẹ
Têrêxa Calcutta, một nữ thánh giữa đời thường, mỗi ngày trước khi bước xuống “địa ngục Calcutta” để
chăm sóc những người cùng khổ, hoặc đi vào “nhà hấp
hối” để an
ủi các kẻ liệt lào, các nữ
tu của mẹ đã quì cầu nguyện
trước Thánh Thể một tiếng đồng hồ để kín múc nơi
Chúa: tình yêu, sức mạnh, lòng can đảm và nhiệt huyết tông đồ. Hoạt động tông đồ là mang tình yêu
Chúa đến với anh em,
tại sao chúng ta lại
không kín múc nơi Chúa
là suối nguồn yêu thương. Cho dù là hoạt
động truyền
giáo, hoạt động từ thiện bác ái, hay sinh hoạt
hằng ngày theo bổn
phận, chúng ta cũng đừng
quên “chọn phần tốt nhất” này. Hãy nhớ lời
Chúa: “Không có Ta, chúng con không làm gì
được”.
Các triết gia Phương Tây có khuynh
hướng hoạt
động cho rằng Chúa không làm gì,
con người làm hết. Các triết gia Phương Đông trái lại ưa thích thuyết
tĩnh học, để Chúa làm hết và
con người không làm gì. Nhưng khuôn vàng thước ngọc của chúng ta là:
“Cầu nguyện và hoạt động”,
Marta phải đi đôi với Maria. Cầu nguyện là linh hồn của hoạt động, và hoạt động là kết quả
của cầu nguyện. P.Graef có một câu
nói rất thâm thúy: “Hoạt
động mà không có cầu
nguyện là thiếu nguyên tắc căn bản, cầu nguyện mà không có hoạt
động là thiếu đất gieo hạt”. Tuy nhiên, có một
cám dỗ khiến chúng ta khó thoát
khỏi. Đó là
nhiều khi chúng ta tưởng
mình phục vụ Chúa, nhưng hóa ra chúng ta
phục vụ chính mình. Nhìn Marta lăng
xăng dọn bữa ăn, chúng ta thấy
dáng dấp của chính mình. Chúng ta
hoạt động để được
tiếng khen, để gây chú ý: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ mà Thầy không
để ý tới sao? Xin Thầy
bảo nó giúp con một tay”. Chúng ta mời gọi kẻ khác cộng tác, cũng là để phục vụ cho chương trình của chính mình. Đôi khi chúng ta
cầu nguyện cũng là để
kéo Chúa về phe mình,
xin Chúa ủng hộ để cá nhân mình sớm
được vẻ
vang. Chúng ta muốn mình luôn được
thành công. Chúng ta không chấp
nhận thất bại. Chúng ta mãn nguyện
với những hoạt động tông đồ của mình. Chúng ta hài lòng
với công cuộc từ thiện của chúng ta. Chúng ta đi
tìm chính mình!
|