Người Samari
tốt lành – Flor McCarthy
(Trích dẫn
từ ‘Phụng Vụ Chúa Nhật và Lễ Trọng’)
Suy Niệm 1. LÒNG NHÂN TỪ TỰ PHÁT
Alaska là một xứ sở hoang dã, cô
độc, lẻ loi nhưng đẹp lạ lùng. Đó
là một thánh địa cho những du khách thích phiêu
lưu. Tuy nhiên vùng đất ấy không cho phép bạn
xuống tinh thần. Các thị trấn ít ỏi và xa nhau.
Những người sống ở đó phải
đối diện với những thời kỳ cô
lập lâu dài. Đặc biệt các chủ nông trại
sống một đời sống rất lẻ loi.
Một lần kia, một người
Mỹ đi du lịch Alaska trong một cái nhà di
động (xe kéo) thì nỗi lo sợ kinh khủng nhất
của ông đã ập đến: chiếc xe làm nhà bị
gãy trục, và ông rơi vào tình huống khó khăn ở
giữa một nơi không rõ là nơi nào. Ông cho gia đình
rời khỏi căn nhà di động và quyết
định đi bộ với hy vọng tìm
được một ai đó có thể giúp đỡ
họ. (Thời đó chưa có điện thoại di
động).
Sau khi đi được ít dặm,
ông đã gặp vận may: ông đến đúng một
nông trại. Ông nói với chủ nông trại về tình
trạng khó khăn của ông. Chủ nông trại rất
thông cảm. May thay, ông này có máy hàn. Ông kéo căn nhà di
động về sân nông trại với chiếc máy kéo
của ông, và sửa chữa cái trục bị gãy. Khi công
việc đã hoàn tất, người du khách
lấy ví tiền và nói: “Tôi nợ ông bao nhiêu?”
“Ông không nợ tôi đồng nào”
người chủ nông trại đáp.
“Nhưng tôi thấy tôi phải trả
công cho ông”
“Ông đã trả công cho tôi rồi”,
người chủ nông trại nói.
“Tôi không hiểu”, người du khách
nói.
“Ông đã cho tôi niềm vui của gia
đình ông trong mấy giờ liên”.
Người du khách ngạc nhiên nhưng
vui sướng đã gặp một tấm lòng quảng
đại như thế. Những người như
thế làm chúng ta lấy lại niềm tin vào sự
tốt lành, nhân từ của con người. Lòng nhân
từ cũng là một mầu nhiệm như điều
xấu. Nhưng ở đâu điều xấu làm đau
buồn và chán nản thì lòng nhân từ làm vui sướng và
đem lại cho chúng ta cảm hứng.
Tình
trạng cao nhất mà chúng ta có thể đạt
đến là khi lòng nhân từ trở thành một dòng
nước ân sủng một cách dễ dàng, tự nhiên và
không tính toán. Khi nó tuôn ra từ chúng ta mà chúng ta không nhận
thấy, như môt chiếc lá từ cây mọc ra. Trong
trường hợp của người chủ nông
trại, rõ ràng chúng ta gặp được một hành
động của lòng nhân từ tự phát. Cũng
giống như trường hợp của người
Samari. Rõ ràng lòng nhân từ của người Samari trở
thành thói quen, tự phát, một bản tính thứ hai.
Điều tốt đẹp mà người ấy làm cho
người khác thì người ấy không coi là một
việc gì đặc biệt. Đối với một
số người, lòng quảng đại nằm trong
những hành động lác đác, lẻ loi, đối
với những người khác, đó là một cách
sống.
Làm
thế nào để một người đến
được tình trạng hạnh phúc ấy? Nó không
thể được hoàn thành một sớm, một
chiều. Nó phải được học hỏi bằng
sự thực hành lâu dài. Nó không được hoàn thành bởi
một ít công việc vĩ đại nhưng bằng
nhiều công việc nhỏ bé. Người ta làm những
công việc vĩ đại không phải bởi sự
bốc đồng nhưng bởi một loạt những
công việc nhỏ được liên kết với nhau.
Phần thưởng thật sự cho một hành
động tốt là để làm cho việc tốt
kế tiếp được dễ dàng hơn. Mỗi hành
động nhỏ của ngày thường làm nên hoặc
không làm nên nhân cách.
Điều
gây khó chịu trong câu chuyện của Đức Giêsu không
phải ở chỗ một người vô tội bị
tấn công, nhưng ở sự kiện hai người mà
bạn chờ đợi giúp đỡ người bị
thương đi ngang qua không bày tỏ chút thương xót
nào với người ấy. Một người Kitô
hữu chân chính không dửng dưng trước sự
đau khổ của người khác.
“Ai là
người lân cận của tôi?” người thông luật hỏi. Câu
trả lời chung của thời ấy sẽ là:
Người lân cận của tôi ở trong cùng một
bộ tộc hoặc cùng phe nhóm, tôn giáo của tôi. Nhưng
lời đáp của Đức Giêsu đưa ra là: “Người
lân cận của tôi là bất cứ ai tôi chọn
để trở nên người lân cận”. Lời
đáp thật sự là tôi không quan niệm ai là
người lân cận của tôi nhưng ai là người
mà tôi muốn đối xử như một người
lân cận?
Tôi là
loại người lân cận nào? Đây là một câu
hỏi mà thỉnh thoảng mỗi người chúng ta
phải tự hỏi, nhưng đó là một câu hỏi mà
chính chúng ta không thể tự trả lời.
Suy Niệm 2. TRẮC NGHIỆM VỀ
NHÂN CÁCH
Theo
Tolstoy, một bi kịch không nói với chúng ta về toàn
bộ đời sống của một con người.
Điều nói gây ra là đặt con người vào một
tình huống. Rồi tuy theo cách mà con người xử
sự với tình huống ấy, nhân cách của
người ấy được bộc lộ cho chúng ta.
Đây
đúng là điều mà Đức Giêsu thực hiện
trong câu chuyện của Người. Người
đặt thầy tư tế, thầy Lêvi và người
Samari vào một tình huống. Họ được
đặt trước một quyết định:
hoặc dừng lại để giúp đỡ
người bị thương, hoặc tiếp tục
công việc riêng của họ? Không có lối thoát cho
họ, không có chỗ để trốn tránh. Họ
phải dấn thân vào con đường này hoặc con
đường khác. Thầy tư tế và thấy Lêvi
quyết định đi qua; người Samari quyết
định dừng lại và giúp đỡ.
Khủng
hoảng tạo ra nhân cách, nó hầu như làm biểu
lộ nhân cách. Trong những thời kỳ khủng
hoảng, con người bộc lộ điều đã có
sẵn trong tâm hồn họ: con người quảng
đại hay con người ích kỷ, anh hùng hay kẻ hèn
hạ. Một lúc nào đó hoặc một biến cố
nào đó có thể khiến một người bộc
lộ bản chất của họ. Gặp một
người bị thương tích là một thời
điểm cho thầy tư tế, thầy Lêvi và
người Samari.
Điều
đó đã bộc lộ điều gì về nhân cách
của thầy tư tế và thầy Lêvi? Nó bộc lộ
một điều rất đáng lên án, tức là họ là
những người vị ngã. Họ không quên mình
để giúp đỡ người khác. Khi có sự
cố xảy ra, họ đặt họ lên hàng
đầu. Và điều đó đã bộc lộ
điều gì về nhân cách của người Samari?
Một điều rất đáng khâm phục đó là ông là
một con người quan tâm chăm sóc cho người
khác. Ông thuộc loại người không thể bỏ qua
một người khác đang đau khổ và tìm cách làm
vơi đi nỗi đau của họ.
Đời
sống trắc nghiệm chúng ta liên tục. Mỗi ngày,
chúng ta được trắc nghiệm bằng những
cách nho nhỏ; và thỉnh thoảng bởi những cách
lớn. Những trắc nghiệm ấy cho biết chúng ta
là loại người nào: người có bản chất
vị kỷ, hoặc người có bản chất vị
tha. Những cơ hội lớn thường hiếm hoi,
mà ít người hoàn thành. Nhưng chúng ta có được
nhiều cơ hội nhỏ, những cơ hội khó nhìn
thấy hơn để chúng ta bày tỏ sự chăm sóc
và mối quan tâm với người khác đang cần
được giúp đỡ.
Sự
trưởng thành về đức hạnh được
xác định không phải bởi những điều
chúng ta làm trong những trường hợp phi
thường, nhưng bằng thái độ bình
thường của chúng ta. Chính các sự việc khiêm
tốn mỗi ngày thay vì là những biến cố to
lớn bộc lộ tư cách rõ nhất. Mỗi sự
việc nhỏ hình thành nhân cách của chúng ta.
CÂU CHUYỆN KHÁC
Larry Skutnik, 28 tuổi là một
người đàn ông nhút nhát, làm việc trong văn phòng
chính phủ ở Washington. Vào
buổi chiều ngày 13 tháng Giêng năm 1982, một cơn
bão tuyết nghiêm trọng tràn vào thành phố. Ông đang trên
đường trở về nhà và chạy trên con
đường tắc nghẽn băng qua một chiếc
cầu trên sông Potomac Kiver. Ông bỗng nhận
thấy nguyên nhân của sự việc – một chiếc
máy bay với bảy mươi chín hành khách đã đâm
sầm vào dòng sông. Ông ra khỏi xe, tìm kiếm và thấy có
ba người, đang bám chặt vào đuôi máy bay chổng
ngược bên trên mặt nước. Một máy bay
trực thăng đã đưa hai người trong số
đó vào bờ, còn người thứ ba, một phụ
nữ rơi xuống nước giá lạnh và bắt
đầu chìm xuống. Không chút nghĩ ngợi, ông cởi
giày và áo khoác lặn xuống nước và đưa
người phụ nữ ấy lên bờ. Sau đó, ông nói
ông chỉ muốn về nhà. Sau một chuyến đi
ngắn đến bệnh viện, ông được phép
về nhà.
Hành động mạo hiểm cứu
người của ông được chiếu lên
truyền hình. Sáng hôm sau, ông thức dậy thấy mình
trở thành một anh hùng của quốc gia. Nhưng ông
tránh né mọi sự quảng cáo. “Từ “anh hùng” làm tôi e
thẹn” ông nói: “Tôi đã phản ứng một cách tự
nhiên, thế thôi”.
Thật
đẹp khi biết rằng người ta vẫn còn
thừa nhận sự cao cả của một hành
động như thế. Và cũng thật đẹp khi
biết rằng người ta có thể làm một hành
động như thế và coi đó như một việc
bình thường và tự nhiên.
|