Anh em của mọi người
Ai là người thân cận
của tôi? (Lc 10, 29)
Câu hỏi của nhà thông
luật này cũng là câu hỏi của nhiều
người trên thế giới ngày nay. Câu
hỏi này nhắm đến quyền lợi của cá nhân
người hỏi. Chúng ta có thể hiểu ngầm
vế còn lại: những người còn lại là
người xa lạ hoặc là thù địch của tôi.
Nếu là người thân, không hại đến quyền
lợi tôi thì tôi giúp. Còn kẻ thù hại
đến quyền lợi tôi thì tôi bất thông giao. Anh em thì không hại tôi, nhưng có lợi cho tôi.
Kẻ xa lạ thì phải dè chừng, kẻ
thù địch thì phải tiêu diệt. Nhưng
câu trả lời của Chúa Giêsu trong câu chuyện
dường như nhấn mạnh một khía cạnh khác.
Đừng hỏi ai là người thân
của tôi, đừng chỉ nghĩ đến bản
thân và lợi ích riêng mà phải nghĩ đến
người khác: tôi có bổn phận gì đối với
người xung quanh? Câu hỏi này giúp chúng ta
nghĩ đến quyền lợi của anh em mình
trước. Như vậy, Chúa Giêsu
muốn mỗi người phải từ bỏ tính ích
kỷ, qui về mình nhưng vị tha, nghĩ đến
quyền lợi của tha nhân.
Chính Chúa đã thi hành
điều này trước để làm gương cho
chúng ta.
Khi loài người xúc phạm
đến Chúa, Chúa không bỏ mặc con người
dưới quyền sự chết mà hứa ban ơn
cứu chuộc. Chính Ngôi Hai Thiên Chúa
đã không giữ Ngai Trời của mình mà bỏ trời
xuống thế làm người, lo cho loài người.
Cho dù loài người phản bội tiếp tục
đối xử bất công với Chúa và còn vu cáo, giết
Đức Giêsu bởi tay dân ngoại. Chúa biết như vậy nhưng Ngài không nghĩ
đến quyền lợi của mình. Chúa cũng
không hỏi: ai là anh em, là trung thần của Ngài mà Ngài
muốn làm anh em của chúng ta đang lúc chúng ta còn là thù
địch của Ngài. Như vậy, Chúa đã lấy ân trả oán. Không những Chúa tha tội ác
của chúng ta mà còn thi ân giáng phúc cho
cả loài người bằng việc xuống thế,
giảng dạy, chữa lành các bệnh nhân và lấy máu
mình rửa sạch tội lỗi nhân gian.
Câu trả lời của Chúa
Giêsu đối với nhà thông luật hôm nay cũng là
lời nhắn gởi tới mọi người trên
trần gian. Nếu chúng ta biết lo cho quyền
lợi người khác, muốn làm bạn với mọi
người thì thế giới này không còn chiến tranh
hận thù, các đảng phái không còn thù hằn tiêu diệt
nhau, nhưng biết xây dựng nhau, coi nhau là anh em; mọi
đồng bào, mọi người trong gia đình sẽ
tự hỏi xem mình có coi mọi người là anh em
của mình chưa.
Tuy nhiên, thực tế
điều này không phải dễ làm. Con người
chỉ có thể coi mọi người là anh em và
đối xử với mọi người trong tình yêu
thương khi sống giới răn thứ I: yêu mến
Đức Chúa, hết lòng, hết linh hồn, hết
sức lực, và hết trí khôn. Ngươi.
Khi chúng ta tin thờ Chúa, tuyên xưng Thiên Chúa là Cha. Thì từ đó, chúng ta mới nhận ra mọi
người là anh em, kể cả kẻ thù. Còn ai
từ chối Thiên Chúa là Cha thì không thấy được
mọi người là anh em của mình, nhất là những
kẻ thù nghịch mình! Đối với những ai
từ chối Thiên Chúa thì ngày nào họ còn từ chối
Thiên Chúa, họ sẽ không yêu thương được
người khác cách chân thành mà chỉ giao tiếp dựa
trên lợi danh: Vì tiền, vì chức, vì một lợi
lộc nào đó. Họ sẽ đối xử với nhau
theo kiểu mạnh được
yếu thua. Khá lắm cũng chỉ là
thương hại, bố thí chút cho kẻ bần cùng, cho
đi phần dư thừa của mình, chứ không tôn
trọng tha nhân đúng mức.
Lời Chúa hôm nay nhắc bảo chúng ta
đừng chỉ lo cho bản thân, nhưng biết
nghĩ đến anh em đồng loại như Chúa
đã thương xót chúng ta. Chúng ta cũng hãy
thương mến mọi người như anh em của
mình. Điều này có thể thực hiện
được như bài đọc I trong sách Đệ
Nhị Luật nói: hãy trở về cùng Chúa. Thánh
chỉ Ta truyền cho các ngươi hôm nay không quá khó,
cũng không quá sức các ngươi. Lời Chúa
ở sát bên các ngươi, trong lòng các ngươi,
để các ngươi thực thi (Đnl 30,10-14).
Lời Chúa nói trong lương
tâm mỗi người, cho dù người đó tuyên bố
mình vô thần nhưng trong lòng vẫn cảm thấy
một điều gì đó linh thiêng trong thế giới này
và vì vậy họ kiếm tìm một tín ngưỡng
để có chỗ dựa tinh thần. Vậy
chúng chúng ta hãy cầu xin cho mọi người dù đã
biết Chúa hay đang từ chối Chúa biết nhận ra
nguồn cội của mình. Xin cho mọi người
chúng ta là những người đã tuyên xưng lòng tin vào
Chúa biết giữ giới răn Kính Chúa Yêu Người và
trở nên dấu chỉ yêu thương giữa lòng
thế giới hôm nay.
|