Ai là người Samaria tốt
nhất? - Charles E. Miller
(Trích
dẫn từ ‘Mở Ra Những Kho Tàng’)
Chúa Giêsu thích kể
các dụ ngôn khi Ngài
rao giảng, điều đó thì không có
gì ngạc nhiên khi có
người đặt
câu hỏi: “Ai là người láng giềng của tôi?”.
Chúa Giêsu đã không
cho một câu trả lời
trực tiếp.
Thay vào đó, Ngài
đã kể một câu chuyện
dụ ngôn.
Dụ ngôn này
thì quen thuộc và để lại ấn tượng mạnh mẽ khi được diễn tả trong một ngôn ngữ. Nói với một
người nào là Samaria nhân lành có nghĩa
là nói rằng
ông ta đã
giúp đỡ người khi cần. Trong câu chuyện,
người Samaria đã
dừng lại và giúp đỡ
người đàn ông bị bọn
trộm cướp đánh đập và tước lột tất cả, minh chứng chính ông là người
láng giềng tốt mà Chúa
Giêsu muốn nói đến, ngay cả khi
người Samaria này
đã không biết nạn nhân xấu số và nạn
nhân xấu số cũng không hề biết người
Samaria.
Trong câu chuyện
dụ ngôn của mình, Chúa Giêsu thường
đưa ra một đường vòng không ngờ. Và đường vòng cho câu
chuyện dụ ngôn này là
ý nghĩa mà Chúa Giêsu trao
cho từ”láng giềng”. Sự kiện anh hùng là một
người Samaria. Hãy nhớ rằng
câu chuyện này được nói với người
Do Thái, những người khinh bỉ người Samaria. Những người Do Thái
nhìn người Samaria như
là những kẻ phản bội, những kẻ thờ tà thần. Những thính giả
đang nghe Chúa Giêsu phải
bị sốc rất nặng. Họ phải giận dữ khi Ngài đề
nghị với họ một mẫu gương là một người
Samaria anh hùng.
Một số giáo phụ tiên khởi của Giáo Hội đã đặt một đường vòng khác vào câu
chuyện. Các Giáo phụ
thấy người
mà chúng ta gọi là
người Samaria nhân lành là hình
ảnh của chính Chúa Giêsu. Nói cách khác, các giáo phụ
nghĩ rằng ít nhất một
con người đã
được giới
thiệu với chúng ta là
người luôn giúp đỡ và Chúa Giêsu
đã luôn làm điều đó.
Nòi giống con người bị thoái hoá đi bởi tội lỗi. Tội lỗi đã tước bỏ nơi chúng ta mọi giá
trị như là con người. Nó đã đánh
cặp của chúng ta để
lấy đi khỏi chúng ta những ân sủng
của Thiên Chúa. Nó đã tấn
công chúng ta một cách
khốc liệt khiến tất cả chúng ta đều giống như là một người
dở sống dở chết. Chúa Giêsu đã
nâng chúng ta dậy, không
chỉ là trên một con vật, nhưng là trên chính
đôi vai của Ngài và mang chúng
ta đến với Giáo Hội, để chúng ta có
thể được
chăm sóc cho đến khi Ngài trở
lại trong vinh quang, ngày
Phục Sinh của chúng ta.
Nhưng sau đó, Chúa Giêsu đã
mang chúng ta vào trong
Giáo Hội, Ngài đã không
để mặc chúng ta đi
trên con đường
của Ngài. Ngài ở với Giáo Hội mọi ngày và cho
đến tận thế. Qua sứ vụ của Giáo Hội, trong phép rửa
Chúa Giêsu đã chữa lành mọi vết thương tội lỗi, phục hồi sự sống của ân
sủng và ban cho chúng ta
giá trị là con cái của
Thiên Chúa. Và trong phép
Thêm sức,
Chúa đã tăng sức cho đời sống ân sủng
bên trong chúng ta, Ngài
đã củng cố căn tính của chúng ta như
là con cái của Thiên Chúa và thừa
tự Nước Trời. Chúa Giêsu đã đến
với chúng ta trong Giáo
Hội, qua Lời và các bí
tích: Lời của Thánh Kinh và bí
tích Thánh Thể là chính
Mình và Máu
Người nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của chúng ta.
Từ ”láng giềng” theo nghĩa chữ là một người
ở gần bên chúng ta. Chúa Giêsu
đã minh chứng chính Người còn hơn là một
láng giềng nữa, hơn là một người
nào đó ở gần chúng ta, Ngài đã
làm cho chúng
ta trở nên thành phần
của thân thể mầu nhiệm của Ngài là Giáo
Hội. Trong Ngài chúng ta
tiếp tục hiện hữu, như bài đọc
II đã dạy chúng ta: “Ngài
là Đầu của thân thể là Giáo
Hội”.
Khi chúng ta
bước đi trong đời sống, tội lỗi vẫn còn tiếp tục tàn phá
và làm tổn
hại chúng ta, chúng đang
chờ đợi một khoảnh khắc bất ngờ, chểnh mảng để chúng có thể
tấn công chúng ta vào
lúc chúng ta yếu đuối. Nhưng chúng ta không
bao giờ đơn độc trong cuộc chiến đấu của mình. Thật sống động khi chúng ta họ
bài học của bài Thánh
Vịnh ngày hôm nay: “Hãy hướng
về Chúa những khi bạn cần và bạn sẽ
sống”. Khi chúng ta hướng về Chúa sẽ nhận
thấy rằng Ngài không quá
mầu nhiệm và xa xôi
khỏi chúng ta. Chúa Giêsu không quá
đơn giản là một người
Samaria nhân lành.
Ngài là một người
tốt nhất.
|