Tử tế
“Lúa
chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”. Chúa nhật hôm nay Giáo Hội mời gọi
mọi người hãy đưa mắt nhìn đồng lúa
chín vàng. Đồng lúa ấy có thể
là cả thế giới. Thế giới
có khoảng sáu tỉ người, mà những người
tin Chúa mới chỉ hơn một tỉ. Riêng tại Á Châu, chiếm 2/3 dân số thế
giới nhưng người Công giáo chỉ có không tới
3/o. Có thể là đất nước Việt Nam chúng ta gần 80 triệu
người, mới có khoảng trên 10 triệu
người Công giáo. Vẫn còn biết bao người chưa biết
Chúa. Có thể là giáo phận, nhưng cũng có thể
là khu xóm, gia đình, nơi chúng ta sinh sống, làm việc… Vậy ai là thợ gặt trong cánh đồng lúa
ấy?
Trong bài Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa
Giêsu không chỉ sai 12 tông đồ đi rao giảng,
nhưng Ngài sai tất cả 72 môn đệ. Điều này có nghĩa là việc rao
giảng không phải chỉ dành riêng cho nhóm 12 là các tông
đồ, nhưng cho số đông những người theo Chúa. Đối với chúng ta hôm nay,
việc rao giảng Tin Mừng cũng không phải là
bổn phận của một số thành phần nào trong
Giáo Hội như Giám mục, linh mục hay tu sĩ,
nhưng là bổn phận của những người tin
theo Chúa, tức là của mọi người và mỗi
người đã lãnh Bí tích Rửa tội. Như
vậy, thợ gặt là tất cả chúng ta.
Thật
vậy, ngay từ khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội,
từ khi được làm con Chúa, khi được gia
nhập vào Giáo Hội, người Kitô hữu
được trao cho một chiếc áo trắng đánh
dấu một cuộc đời mới, đồng
thời cũng được trao cho một cây nến sáng
được châm lửa, được thắp sáng
từ cây nến Phục sinh, tượng trưng cho
Đức Kitô Phục sinh. Đức Kitô là ánh sáng. Anh sáng
ấy đến thế gian để chiếu rọi bóng
tối. Ai tiếp nhận ánh sáng thì cũng trở nên
đèn sáng soi cho người khác. Như thế, biểu
tượng trao nến sáng nói lên nhiều ý nghĩa:
người lãnh Bí tích Rửa tội tiếp nhận ánh
sáng trong niềm vui vì đã tìm thấy ánh sáng chân thật.
Đàng khác, cũng nói lên trách nhiệm phải trở nên
đèn sáng cho những người chung
quanh bằng cách sống trong ánh sáng.
Như
vậy, ngay từ lúc được rửa tội, ngay
từ lúc tiếp nhận ánh sáng, thì người Kitô
hữu cũng trở nên đèn sáng, cũng lãnh nhận
sứ mạng ra đi rao giảng Tin Mừng. Nói cách khác,
bản chất của người Kitô hữu là đèn
sáng, là người được sai đi, sai đi
thực hiện công trình của Chúa đến từng
người ở mọi nơi mọi thời, không phân
biệt màu da, tiếng nói, tín ngưỡng, địa
vị xã hội… Và hơn nữa, ở nơi nào càng khó
khăn nguy hiểm, thì người Kitô hữu càng
được sai đi; ở nơi nào càng có thế
lực sự dữ ngự trị, thì lệnh truyền
ấy càng khẩn thiết, như Chúa đã nói: “Thầy
sai anh em đi như chiên giữa bầy sói”, bởi vì “Những
người mạnh khỏe không cần thầy thuốc,
chỉ những ai bệnh tật mới cần”. “Ta không
đến kêu gọi người công chính, nhưng kêu
mời những người bất lương ăn năn trở lại”.
Tuy nhiên, công việc rao giảng không
chỉ là của con người nhưng là của chính Chúa,
Ngài là chủ và là người quản lý. Chính vì vậy nên khi sai các
môn đệ đi rao giảng Ngài không mấy chú trọng
đến phương tiện. Phương tiện
mà Chúa trao cho các môn đệ là đừng mang theo túi tiền, bao bị gì cả.
Phương tiện duy nhất và tiên quyết là đem
lại bình an cho mọi người, là
sống chia sẻ, sống trọn tình người với
họ. Tóm lại là sống tử tế
với mọi người. Việc sống tử
tế này không chỉ đối với những
người có hoàn cảnh và điều kiện tốt,
nhưng là một đòi hỏi cho tất cả mọi
Kitô hữu, nhất là người Kitô hữu Việt Nam
chúng ta đang sống trong hoàn cảnh còn nhiều khó
khăn và chưa lấy gì làm sáng sủa của đất
nước. Đây cũng là điều chúng
ta đặc biệt lưu ý hôm nay.
Một trong những cuốn phim gây
nhiều chú ý nhất ở ngoại quốc trong thập
niên 80 là phim “Truyện Tử tế” của đạo
diễn Trần văn Thủy. Cuốn phim
này được hãng truyền hình Pháp S.R.K mua và
được trình chiếu trong chương trình có tên là
“Đại Dương”. Khi một ký giả ngoại
quốc hỏi: “Những người Kitô Việt Nam có
thể làm gì để giúp dân tộc họ sống tử
tế?”. Nhà đạo diễn đã
trả lời: “Điều người ta mong đợi
ở các người Kitô Việt Nam là
niềm tin của họ và họ phải sống
điều họ tin”.
Lời phát biểu của nhà
đạo diễn trên đây đáng để chúng ta suy
nghĩ. Sống
trong một dân tộc còn nhiều người chưa
biết Chúa. Sống trong một
đất nước còn nhiều khó khăn. Sống
trong một xã hội còn nhiều giả dối, gian manh,
lừa đảo, tiêu cực, thì đối với
người Kitô, tin và sống niềm tin của mình là
phải sống, phải tin thật tử tế, tức
là tin và sống tình nhân loại, sống quảng
đại, tóm lại là sống tình người với
nhau. Tin và sống như thế không phải
chỉ là cách sống dành cho các nữ tu, các linh mục mà
cũng chính là sứ mạng và ơn gọi của mỗi
người Kitô chúng ta.
Có
người đã nói lên một sự thật đau lòng
như sau: “Chữ tử tế” bây giờ chỉ thấy
ở miệng những người có tuổi hoặc
những người hơi xưa. Thời
bây giờ mấy ai còn thì giờ để luận bàn
những chuyện xa xôi ấy”. Thật
là một lời cảnh báo đáng cho chúng ta suy nghĩ.
Người tử tế dường như
đã trở thành loại người quí hiếm trong xã
hội. Và khi lòng tử tế đã trở thành quí
hiếm thì dĩ nhiên là những hành động không tử
tế chút nào lại càng gia tăng với cấp số
nhân. Đọc báo chí hàng ngày chúng ta thấy
đầy dẫy những hành động không chút tử
tế ấy.
Sống cho tử tế, sống cho ra người là
điều cần thiết và quan trọng cho cá nhân cũng
như xã hội. Đó là ý nghĩa của câu nói: “Tiên
học lễ, hậu học văn”. Tử
tế thực sự không phải là có tiền hoặc
muốn là có được ngay. Nó
cũng phải được học hành, được
dạy dỗ, được tập luyện, kế
thừa và gìn giữ. Tử tế như hoa thơm, hoa đẹp, không thể thiếu
được của cuộc đời.
Một người bạn của
đạo diễn Trần văn Thủy, trước khi
chết vì bệnh ung thư đã nói:
“Tôi chả có gì phải hối tiếc vì chúng ta đã
sống tử tế với nhau”. Lời phát
biểu gợi cho chúng ta niềm vui ngập tràn của 72
môn đệ Chúa sau khi đã hoàn thành công tác được
giao phó. Đó là niềm vui của các tông
đồ chân chính, là niềm vui của những ai dám
sống tử tế trong một xã hội không lấy gì
làm tử tế và đó chẳng phải là niềm vui
của những người Kitô chúng ta sao?
Xã hội chúng ta đang xuống cấp
về mọi mặt, nhất là mặt đạo
đức, đó là thực tế không thể chối cãi. Nhưng “Thà đốt lên
một ngọn nến hơn là ngồi đó mà nguyền
rủa bóng tối”. Tất cả những
điều chia sẻ trên đây mong ước gợi lên
cho mọi người một suy nghĩ: trước khi
nghĩ đến những công việc truyền giáo to
lớn rầm rộ, chúng ta cần chú ý đến
những việc nhỏ bé đơn giản, đó là
thắp một ngọn nến, tức là thắp một
tia hy vọng cho người tuyệt vọng, mang bình an cho
người đau khổ, mang tình yêu đến cho
người bị bỏ rơi… chúng ta làm được
những việc đó không?
|