Truyền giáo bằng
đời sống
Lúa chín thì
nhiều mà thợ gặt thì ít.
Trong suốt cuộc sống công khai, Chúa Giêsu
đã rảo khắp các nẻo đường xứ Palestien để rao giảng Tin Mừng. Đồng thời, Ngài cũng đã chọn lựa và sai
phái các môn đệ ra đi, để
tiếp tay với Ngài trong sứ mạng cao cả ấy.
Tuy nhiên những cố gắng ấy dường như không đáp ứng nổi với nhu cầu khẩn
thiết, vì thế mà Chúa
đã nói:
-
Lúa chín
thì nhiều mà thợ gặt
thì ít. Vậy
các con hãy xin chủ ruộng
sai thợ tới gặt lúa.
Trải qua dòng thời
gian, lời xác quyết này vẫn còn
là một sự thật, bởi vì ngày
hôm nay con số những người tin nhận Chúa mới chiếm được 30%, và riêng những người Công giáo thì mới
chỉ được
có 17% dân số trên thế
giới. Đồng thời qua lời
xác quyết ấy, Chúa cũng muốn kêu mời chúng
ta hãy trở
nên là những
người thợ gặt của Chúa. Có nghĩa là, chúng ta cũng
hãy góp phần
vào việc truyền bá đức tin, làm cho Giáo hội
được phát triển. Dĩ nhiên chúng ta
có rất nhiều phương pháp để rao giảng Tin Mừng.
Chẳng hạn bằng
việc ra đi như các tông đồ
các vị thừa sai, bằng việc cầu nguyện như các vị
tu sĩ trong dòng kín…
Thế nhưng, hôm nay tôi muốn
giới thiệu tới quí ông
bà một phương pháp mà mỗi người
chúng ta đều có bổn phận phải thực hiện, đó là truyền giáo bằng chính đời sống, bằng chính gương sáng của chúng ta.
Để hiểu được hậu quả tốt đẹp mà phương pháp này đem lại,
tôi xin kể
hai mẩu chuyện nho nhỏ.
] Mẩu chuyện thứ nhất đó là có một
người Tin Lành, nghe tiếng cha Vianney là một
người đạo
đức thánh thiện, bèn tìm đến xứ Ars để
kiểm tra sự thật. Sau khi ra
về, người ta hỏi ông
đã thấy được những gì, thì ông
trả lời:
-
Tôi đã thấy Thiên Chúa trong
một người.
Và sau đó thì ông đã
trở lại với Giáo hội Công giáo.
] Mẩu chuyện thứ hai đó là có
một người khô khan nguội lạnh, tình cờ đi ngang qua nhà thờ,
ông thấy một cô bé
đang dẫn mấy em nhỏ
vào nhà thờ.
Ông đứng quan sát và
rồi đã đi theo
cô bé. Thấy
nét mặt trang nghiêm và
sốt sắng của cô bé
khi cầu nguyện, ông đã thực sự xúc động,
và rồi cuối cùng, ông cũng đã
trở về cùng Chúa.
Với
hai mẩu chuyện này chúng ta thấy
được sức
cảm hóa của gương sáng như thế
nào. Tục ngữ Việt Nam cũng bảo:
-
Lời nói như gió
lung lay, việc làm như tay
lôi kéo.
Hay như một câu danh ngôn
cũng đã nói:
-
Gương sáng chính là
một bài giảng hùng hồn nhất, có sức lôi
cuốn và thuyết phục người khác.
Đời sống đạo
đức và thánh thiện, bác ái và
yêu thương của chúng ta chính là
một thứ ánh sáng cần
thiết cho xã hội như
lời Chúa đã phán:
-
Các con là ánh sáng
thế gian. Bởi vì nhờ
các việc chúng ta làm
mà người khác sẽ nhận
ra sự hiện diện của Chúa, để rồi cũng sẽ tin nhận Ngài.
Giữa một thế
giới đã xa lìa Thiên
Chúa, đang chìm dần vào sa đọa và tội lỗi, thì chúng ta
có bổn phận phải thắp lên một ngọn lửa, chứ đừng ngồi đó mà rủa
xả bóng đêm. Và ngọn lửa
chúng ta thắp lên là gì? Tôi xin thưa đó chính là đời
sống gương mẫu của mỗi người chúng ta.
|