Thiên Chúa cần
đến những
con người.
(Trích dẫn từ ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest)
Tuần tự theo sát bài đọc, chúng ta nhấn
thêm vào mấy khía cạnh bản văn. Sứ mạng truyền
giáo là khẩn
thiết, vì lúa chín cần
có những thợ gặt. Phải xin Chủ mùa
sai thợ gặt đến. Sự truyền bá sứ điệp Phúc Âm giữa
nhân loại gặp phải sức chống đối thù nghịch. Sứ giả Phúc
Âm phải dốc toàn sức vào công
việc tông đồ, không để bị vướng mắc bởi những quyền lợi vật chất và những quy ước xã giao (lời
chào hỏi nói đến trong bài Phúc
Âm ám chỉ
nghi thức đông phương rườm rà làm mất thời
giờ). Sứ
điệp mang đến cho thế giới tin mừng bình an vì Nước
Trời gần tới. Phúc thật cho
nhà nào tiếp
đón tông đồ của Phúc Âm. Vô phúc cho nhà
nào từ chối sứ điệp vì trí óc và
tâm hồn nhiễm khuynh hướng xấu.
Bài đọc gợi ý một số câu hỏi.
1) Chúa sai họ,
từng toán hai người một, đi trước Người
đến mọi thành thị nơi chốn Người định đến. Tại sao Chúa muốn cần đến những sứ giả? Tại sao Thiên Chúa
không tỏ mình ra cho
người ta?
Dễ lắm, nếu được thế nhiều sự việc sẽ trở nên giản
dị. Việc thiết
lập Giáo Hội sẽ chẳng còn cần thiết, mỗi lương tâm sẽ đặt
trước một sự lựa chọn rõ rệt
và có trách
nhiệm. Sở
dĩ Thiên Chúa mặc lấy tính nhân loại trong con người Đức Giêsu và nói với
con người qua Giáo
Hội, vì Thiên Chúa tôn
trọng quyền tự do của con người. Đức Giêsu Người-Chúa đã trở nên Thiên Chúa
mà không xâm phạm bất cứ quyền tự do nào Người gặp thấy. Giáo Hội, một định chế vừa nhân bản vừa thần linh, phải có thần tính
mà không xâm phạm bất cứ quyền tự do nhân loại nào trong thế
giới mà Giáo Hội có sứ mạng
cứu rỗi. Chúa muốn cần có những
sứ giả bên cạnh nhân loại, bởi vì điều
Giáo Hội đòi hỏi ở người ta là tự do đón nhận đức tin.
Sứ
giả đức
tin phải ý thức
sáng suốt về vai trò
mình. Đối với bản thân cũng như đối với người khác, phải tránh ràng buộc
Phúc Âm vào
những quyền lợi thế tục. Sứ giả đức
tin không tìm kiếm trong Phúc Âm những
quyền lợi thế tục, không rao giảng
Phúc Âm như
một giá trị hay một hệ thống văn minh. Điều ấy là phụ,
tự nó sẽ đến. Những gì là thế
tục, tài chính, kinh tế,
đều không phải là công
việc của người tông đồ.
2) Hãy chữa lành những bệnh nhân. Đã có một thời gian ngắn các tông đồ làm những việc chữa lành bệnh nhân như là
những dấu chỉ, những điều lạ, để hậu thuẫn cho công việc rao giảng. Tuy nhiên sự chữa lành Phúc Âm đề
nghị với mọi người
ở một tầm
cao khác. Sự rao giảng
Phúc Âm phải
gây ra trong
người ta một ý thức có hai mặt:
ý thức mình đau ốm, nghĩa là có
tội – và ý thức mình được cứu rỗi nhờ niềm tin vào Đức Giêsu Kitô. Từ quan điểm kép, Phúc Âm
làm phát sinh mâu thuẫn
bởi lẽ con người khó mà nhìn nhận
rằng mình tội lỗi – và ơn cứu
độ Phúc Âm đề nghị là sự
chữa lành bằng thập giá, phương thức ấy khiến con người vấp phạm. Hạnh phúc thay kẻ
nào đón nhận Phúc Âm.
|