Những người được sai đi
(Suy niệm của Lm. G. Nguyễn Cao
Luật)
Một cộng đoàn có nhiều thành phần
Đoạn Tin Mừng của thánh Luca cho
độc giả cái nhìn tổng quát về cách thức
Đức Giêsu quan niệm và tổ chức hoạt
động của Người.
Đức Giêsu đã chọn mười hai
Tông Đồ: đó là một kế hoạch. Đối
với người Do-thái, việc quy tụ mười hai
chi tộc Ít-ra-en là sự kiện đánh dấu triều
đại Thiên Chúa đã khởi đầu. Nhóm
Mười Hai chính là hình ảnh tượng trưng cho
việc quy tụ này.
Ngoài Nhóm Mười Hai, còn có những
người thường xuyên đi theo Đức Giêsu
trong các cuộc hành trình. Họ đã từ bỏ gia
đình và mọi sự để đi theo Người.
Họ là những người phục vụ dân Ít-ra-en
mới đang được sinh ra.
Lại có những người ở một
chỗ. Họ cũng là những người gắn bó
với Đức Giêsu, nhưng Người không đòi
hỏi họ phải giữ những điều kiện
như những người thuộc các nhóm trên. Những
người này tạo nên một nền tảng bền
vững, những người đón tiếp và trợ giúp
các Tông Đồ về phương diện vật
chất. Họ là những nhóm nhỏ cư ngụ tại
các làng mạc hay tại các thành phố. Họ là những
người nhiệt thành và sẵn sàng đáp ứng khi
cần.
Vậy, trên đường lên Giêrusalem,
Đức Giêsu biết rằng giờ quyết
định đã điểm, nên Người đẩy
tiến độ công việc đi nhanh hơn: mùa gặt
đã đến! Ông chủ đưa ra hiệu lệnh
thu gom. Công việc lúc này của Đức Giêsu không
phải là nhằm thuyết phục những người
từ chối lời mời gọi của Tin Mừng.
Trong nhãn quan của Đức Giêsu, Ít-ra-en mới sẽ nên
hấp dẫn trước hết nhờ chứng tá.
Đàng khác, Ít-ra-en mới không chỉ thu họp những
con chiên lạc mà sau này sẽ nhận ra vị chủ
chăn đích thực, nhưng Ít-ra-en mới này còn
xuất hiện như một ngọn đuốc giữa
thế giới, làm cho dân ngoại phải ngỡ ngàng thán
phục.
Như thế, các môn đệ của
Đức Giêsu có nhiệm vụ đi loan báo và bày tỏ
sự sinh ra của thế giới mới. Vương
quốc của Xa-tan bị sụp đổ và vương
quốc của Thiên Chúa được sinh ra. Vương
quốc này đem lại bình an, như lời Đức
Giêsu nhắn nhủ các môn đệ trước khi sai các
ông đi.
Cộng đoàn được sai đi
Trong cuộc đời công khai của
Đức Giêsu, Nhóm Mười Hai là những người
gắn bó chặt chẽ với Người. Các ông là
những người được Đức Giêsu
huấn luyện cách đặc biệt, và cũng là
những người thường xuyên trao đổi
với Đức Giêsu. Theo Tin Mừng Mát-thêu, các ông là
những người được Đức Giêsu kêu
gọi, được Người ban cho quyền trên các
thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa
hết các bệnh hoạn tật nguyền (x. Mt 10,1).
Mười hai Tông Đồ vì có mười
hai chi tộc Ít-ra-en. Con số này là biểu tượng
thích hợp cho thấy rằng cách hành động của
Đức Giêsu vẫn nằm trong đường
hướng vốn có của Thánh Kinh: một nhóm nhỏ
những người tin, được Thần Khí
tuyển chọn và soi sáng. Cộng đoàn ấy là
những người đem Tin Mừng cho toàn thế
giới. Cộng đoàn ấy sẽ bất trung nếu
chỉ dành riêng cho mình, nếu chỉ nghĩ đến
mình. Ngược lại, cộng đoàn ấy sẽ trung
tín một khi phát triển thêm mãi, đến vô tận.
"Cho đến tận cùng cõi đất."
Vậy, nhiều lần trong Tin Mừng,
người ta thấy cộng đoàn Tông Đồ đã
phát triển vượt trên số mười hai. Ở
đây là "bảy mươi hai người khác."
Những con người này phải có những phẩm
chất nào? Chắc chắn các ông là những người
"đã thấy và đã nghe", đã cảm thấy
bị thôi thúc từ bên trong do sứ điệp của Đức
Giêsu gợi lên. Chính sự thúc đẩy này là một
lệnh truyền sai đi, một thư ủy nhiệm
"Hãy đi nói..."
Như vậy, sự hiểu biết về
Đức Giêsu càng tăng thêm thì cộng đoàn các môn
đệ càng mở rộng thêm, thì mười hai trở
thành bảy mươi hai... và mười hai lần
bảy mươi hai. Trong cộng đoàn này, mọi thành
viên đều có trách nhiệm làm cho cộng đoàn thêm
mở rộng nhờ sự hiểu biết sâu xa hơn
về Đức Giêsu. Như mười hai chi tộc
của Ít-ra-en, cộng đoàn ấy trở thành như
một hạt giống được gieo vào lòng
đất. Hạt giống ấy tiềm ẩn một
sức mạnh và sẽ mọc lên, vươn thành một
cây rất lớn.
Từ cộng đoàn này, các ông
được sai đi, hai người một.
Điều này cho thấy Tin Mừng chỉ xuất
hiện thực sự nhờ lời chứng của nhiều
người. Đó là lời loan báo của một Hội
Thánh thu nhỏ. Và nhóm hai người đó không giữ
nguyên tình trạng này. Sẽ có thêm người thứ ba,
tức là những người sẽ nghe và sẽ tin. Sau
đó, đến lượt họ lại trở thành bạn
hữu, trở thành môn đệ.
Các môn đệ được sai đi
để làm gì? Không phải để thâu nạp thêm
hội viên nhằm củng cố sức mạnh của cộng
đoàn nhờ số đông. Các ông được sai
đi để loan báo: "Triều đại Thiên Chúa
đã đến gần." Các môn đệ do Đức
Giêsu sai đi có sứ mạng rõ rệt là loan báo rằng
con người hoàn toàn không thể hiểu được
nếu không có Thiên Chúa, con người không chỉ sống
nhờ cơm bánh, và điều tốt đẹp nhất
họ vẫn khao khát nay đã có trong Tin Mừng Đức
Giêsu. Họ không còn phải chờ đợi một
người nào nữa.
Trong Đức Giêsu, nhân loại đã có
những lời đem lại sự sống vượt
trên sự chết.
Cùng với lời cầu nguyện
Yếu tố vững bền nhất của
Kitô giáo là lệnh truyền không bao giờ được
ngừng lại, phải luôn tiến về phía
trước. Hội Thánh vẫn còn là một phần nhân
loại trong đó Đức Kitô bắt đầu tìm
kiếm khuôn mặt đích thực của Người:
vẫn còn những người khác đang ở bên ngoài,
Hội Thánh có sứ mạng đưa họ về gia
nhập.
Mục đích của sứ vụ tông
đồ không chỉ là tìm kiếm thành công, nhưng là
chuẩn bị giúp con người gặp gỡ với
Đức Kitô. Chúng ta là những người truyền
giáo, chúng ta có nhiệm vụ dọn đường.
Nếu chúng ta có chịu vất vả, đó chính là vì
Đức Kitô, chính Người thôi thúc chúng ta tiếp
đón người khác, và cũng chính Người là
Đấng mà chúng ta phải bày tỏ. Thiên Chúa cần
đến chúng ta, nhưng chính Người điều
hành.
Như thế, chúng ta hiểu được
mối liên hệ thâm sâu giữa lời cầu nguyện và
hoạt động tông đồ. Cầu nguyện, đó
là xin Thiên Chúa thi thố quyền lực vô cùng lớn lao cho
chúng ta là những tín hữu (x. Ep 1,19), đó là đưa
mũi khoan vào tầng sâu của nhân loại để làm
vọt lên nguồn nước là chính Đức Kitô.
* * *
Thật là điên rồ
khi hy vọng con người lắng nghe nhau;
thật là uổng công vô ích
khi phàn nàn than van;
thật là đáng xấu hổ
khi kêu la gào thét.
Lạy Thiên Chúa,
xin cho con
khám phá thấy sự êm dịu của
việc cầu nguyện.
(theo Pierre-Henri Simon)
|