Khí cụ bình an - Lm Vũ Minh Nghiễm
Năm 1980,
một tờ báo nọ có đăng một câu truyện
lạ.
Một
người đi chợ đậu xe
trước cửa nhà hàng. Mua đồ xong trở ra xe, thì thấy một tấm giấy
để trên chỗ ngồi với hàng chữ như sau:
"Thưa bác,
tôi định ăn cắp xe của
bác. Khi đang nổ máy, sắp trộm xe
lái đi, tôi nhận thấy một tấm giấy gắn
trên cửa xe, với hàng chữ: Bình an cho bạn. Tôi dùng tay lại, và suy nghĩ. Tôi lý luận
rằng: Nếu tôi ăn cắp xe
của bác, chắc chắn bác sẽ mất bình an. Và tôi
cũng sẽ cảm thấy giao động. Nếu ăn
cắp xe của bạn thì đây sẽ
là lần đầu tiên tôi đi làm cái nghề này. Vậy,
bình an cho bạn và bình an cho tôi. Lần
sau khi đi chợ, bác nhớ khóa xe
cẩn thận.
Ký tên: Người
dự tính ăn trộm
Câu chuyện lạ trên đây giúp chúng ta
hiểu lời Chúa phán hôm nay trong Phúc âm: "Khi vào nhà nào,
trước tiên các con hãy chúc bình an cho nhà
đó. Nếu nhà nầy có con cái của sự bình an, thì
sự bình an của các con chúc sẽ
đậu trên người ấy, bằng không, sự bình
an sẽ trở về với các con."
Người định ăn
trộm kia phải là con cái của sự bình an, là một
người có tâm hồn đoan chính, nên tấm bảng:
"Bình an cho bạn", đã mang lại sự bình an cho
anh ta.
Nhưng sự bình an
của Đức Kitô mà Ngài dạy các môn đệ hãy chúc
cho người khác, là thứ bình an nào? Đức Kitô
muốn nói gì, khi Ngài nói "Bình an cho các
con?"
Thưa: Khi Kinh thánh dùng chữ bình an, thì
sự bình an nầy có thể có 4 nghĩa.
Bình an theo nghĩa thứ nhứt,
là nghĩa quân sự, tức là không có chiến tranh. Trên bình diện quốc gia, không có cuộc huynh
đệ tương tàn. Trên bình diện quốc
tế, không có việc nước nầy sát phạt
nước kia. Bình an
quân sự là nghĩa thứ nhứt.
Nghĩa thứ hai là nghĩa cá
nhân. Khi chúng ta nói: "Hôm nay tôi cảm thấy
tâm hồn thoải mái an hòa, đó là
sự bình an cá nhân.
Nghĩa thứ ba là nghĩa tôn
giáo. Kinh thánh dùng tiếng bình an, theo
nghĩa tôn giáo nầy để chỉ một sự liên
hệ giữa Thiên Chúa và chúng ta. Khi nói: "Tôi
được bình an với Chúa", chúng ta chỉ sự
bình an theo nghĩa thứ ba.
Sau hết, Kinh thánh dùng tiếng bình an để
chỉ một trạng thái của thiên hạ trong
đó mọi người được an hòa với Thiên
Chúa, với những người chung
quanh và với chính mình.
Đó là sự bình an
của Đức Kitô. Đó là sự bình an
mà Đức Kitô muốn nói khi Ngài phán:
"Thầy để lại sự bình an cho các con. Thầy ban bình an
của Thầy cho các con." (Ga 14:27)
Trong thánh lễ, linh mục nhắc lại
sự bình an đó trước khi
rước lễ. Sự bình an nầy chính là sự
thể hiện Nước Chúa trên trần gian, mỗi khi
chúng ta đọc kinh Lạy Cha: Lạy Cha chúng con ở
trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng. Nước
Cha trị đến.. dưới
đất cũng như trên trời".
Đó chính là sự bình an
mà Đức Giêsu truyền cho các môn đệ đem
đến cho mọi người trong thiên hạ
đời bấy giờ. Đó là sự bình an
mà Đức Giêsu truyền cho chúng ta mang đến cho
mọi người trong thiên hạ hôm nay.
Ví dụ sau đây làm cho chúng ta
hiểu được sứ điệp của Chúa hôm nay
hơn chăng? Khi có cơn gió lớn miền
nhiệt đới thổi trên Thái Bình Dương,
người ta gọi là cơn tố (Typhon), nếu là
thổi trên Đại Tây Dương, người ta
gọi đó cơn Bão (hurricane).
Trong một cơn bão như vậy, thì có
một trung tâm. Chính giữa trung tâm đó, có
một nơi mà người Mỹ gọi là con mắt
của cơn bão (eye of the hurricane). Trong khi ở chung quanh, cơn bão thổi lên ầm ầm,
thì vùng trung tâm, tức là vùng con mắt, hoàn toàn yên lặng.
Người đứng giữa trung tâm, ngước
mắt lên, sẽ thấy trời quang mây tạnh, thấy
mặt trời chói sáng, cảnh vật yên tĩnh như
chẳng có việc gì xảy ra.
Con mắt hay là trung tâm của cơn bão là
một hình ảnh Chúa muốn mặc cho mỗi thánh lễ,
chẳng hạn thánh lễ Chúa nhựt hôm nay. Trong khi
thế giới chung quanh chúng ta, biết
bao những cơn bão tố xảy ra. Nào là cướp bóc,
nào là nổi loạn, nào là chém giết lẫn nhau... thì trong
thánh lễ giờ này, chúng ta được vui hưởng
sự bình an của Đức Kitô, trong
tình yêu thương của những người
đồng đạo, đồng cảnh đồng
thuyền...
Nhưng Chúa không muốn chúng ta ở lại
giữa trung tâm của cơn bão tố. Sau khi thánhlễ
hoàn tất, Chúa muốn cho chúng ta dấn thân vào trong giông
tố, chia sẻ sự bình an của
Chúa trong gia đình, trong cộng đoàn, trong toàn thế
giới.
Chúng ta hãy thưa với Chúa như lời
kinh Hòa bình rằng:
"Lạy Chúa,
xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để
con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha
vào nơi lặng nhục, đem an hòa vào nơi tranh
chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm...
"Vào nhà nào, các
con hãy chúc bình an cho nhà đó."
|