Hãy đi giảng
dạy
(Trích trong
‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
“Hãy đi
giảng dạy!”. Đó là câu châm ngôn của
Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình mà
Giáo Hội Việt Nam nói chung và Tổng Giáo phận Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng đã cử hành đại tang
lễ. Ngay từ ngày thụ phong giám mục, Đức
Tổng Giám Mục đã chọn cho mình câu châm ngôn “Hãy
đi giảng dạy” cũng là mệnh lệnh truyền
giáo của chính Chúa Giêsu. Đức Tổng Giám mục là
một Giám mục truyền giáo. Quả thật, 40 năm
kể từ ngày thụ phong Giám mục cho đến lúc
từ trầ, Ngài đã thể hiện câu châm ngôn sống:
“Hãy đi giảng dạy”. 40 năm, con đường
thật dài và khúc khuỷu. Khúc khuỷu vì những biến
động của thời đợi, khúc khuỷu vì
những đổi thay của thể chế xã hội,
chính trị và kinh tế. Và khúc khuỷu của lòng
người vốn khó thăm dò. Nhưng dẫu khó khăn
và khúc khuỷu đến đâu, Ngài vẫn Đi. Đi
trong suy tư và cầu nguyện. Đi bằng thái
độ hiền hòa, khiêm tốn và kiên nhẫn. Đi trong
tin tưởng và phó thác. Và Đi để Giảng
dạy. Vì xác tín rằng, ẩn bên trong những khúc
khuỷu của thời đại và lòng người, vẫn
là khát vọng được sống, sống mãnh liệt
và phong phú. Và cũng xác tín rằng chỉ có Đức Kitô
mới là Đấng đáp trả và đong đầy
khát võng sống mãnh liệt ấy, nên Ngài không ngừng
nỗ lực giới thiệu Đức Kitô cho mọi
người.
Đức
Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng là một Giáo hoàng truyền giáo.
Ngài đã ra khỏi giáo triều ở Rôma nhiều nhất
để đi đến với muôn dân trên khắp
năm châu. Đến đâu Ngài cũng luôn rao giảng Tin
Mừng Đức Kitô cho mọi người. Những
chuyến công du mục vụ ấy đã cho Ngài thấy
rằng: Mệnh lệnh “Hãy đi rao giảng Tin Mừng”
của Chúa Giêsu chưa được các Kitô hữu thi
hành. Đối với Đức Thánh Cha, vấn
đề cấp bách là: phải đem Tin Mừng đến
cho những vùng đất mênh mông chưa biết Chúa.
Phải tái Phúc Âm hóa những vùng đất xa xưa đã
một lòng tôn thờ Chúa nhưng nay đã lơ là, bỏ
Chúa. Phải đem Tin Mừng thấm nhập các sinh
hoạt xã hội loài người.
“Lúa
chín đầy đồng, thợ gặt quá ít”. Một
nhận định vừa hân hoan vừa báo động.
Đối với chúng ta hôm nay là một lời báo
động, vì nếu lúc chín vàng đồng mà gặt không
kịp, lúa sẽ rụng hết. Một thực tế bi
đát vì tình trạng thiếu thợ gặt so với cánh
đồng lúa chín vàng bát ngát. Mười hai Tông đồ
được sai đi, rồi lại thêm 72 môn đệ
nữa, cũng chưa đáp ứng đủ yêu cầu.
Các Giám mục, các linh mục, rồi các tu sĩ nam nữ
cũng còn quá ít, cần phải có sự tiếp tay của
các giáo dân nữa.
Vào
tháng 10 năm 1987, Thượng Hội Đồng Giám
mục thế giới đã khai mạc tại Rôma. 232 Giám
mục từ khắp năm châu kéo về Rôma để
cùng nhau nghiên cứu vấn đề “ơn gọi và
sứ mạng của người giáo dân trong Giáo Hội và
trong thế giới ngày nay”. Vì là vấn đề liên quan
đến giáo dân, nên bên cạnh các Giám mục,
người ta còn thấy có 53 giáo dân: 27 nam và 26 nữ.
Nếu chúng ta đối chiếu 12 Tông đồ với
các Giám mục thì sự hiện diện của 27 ông và 26 bà
trong Thượng Hội Đồng Giám mục thế
giới ở Rôma là một sự kiện mới mẻ,
như trong Tin Mừng hôm nay: “Chúa Giêsu chọn thêm 72 môn
đệ nữa”. Từ Thượng Hội Đồng
nầy, một tông huấn mang tựa đề: “Ngừoi
Kitô hữu giáo dân” đã được công bố. Trong
đó, Đức Thánh Cha nói: “Giáo dân, vì là thành phần của
Giáo Hội, nên mang ơn gọi và sứ mạng loan báo Tin
Mừng. Các bí tích khai tâm kitô giáo và các ân huệ của Chúa
Thánh Thần đã trang bị khả năng và thúc giục
họ thi hành sứ vụ của mình” (số 33).
Đức Thánh Cha còn nói: “Chắc chắn rằbg: mệnh
lệnh của Chúa Giêsu ‘Hãy đi loan báo Tin Mừng’ vẫn
mang giá trị trường tồn và đặt ra một
cách cấp bách. Tuy nhiên, tình trạng hiện nay trong thế
giới, đang đòi hỏi tuyệt đối phải
thực thi mệnh lệnh của Chúa một cách khẩn
trương và quảng đại hơn. Một
người môn đệ đích thực của Chúa Kitô
không có quyền từ chối lời đáp trả của
riêng mình: “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin
Mừng” (1Cr 9,16). Cho hay, cái mới mẻ trong việc thực
thi cuộc loan báo Tin Mừng là tất cả toàn dân Chúa,
không phân biệt nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, mạnh
yếu. Tất cả đều được sung vào
việc tông đồ truyền giáo.
Trước
tình trạng khẩn trương ngày nay, chúng ta đâu có
quyền trông đợi những vị truyền giáo ở
các nước ngoài đến giảng đạo cho chúng
ta như ngày xưa đã đến giảng đạo cho
ông bà chúng ta. Giờ đây, chính những linh mục đã
được chọn giữa chúng ta cũng chưa bù
đắp được gì cho số người đông
đúc và đa dạng ngày nay. Vì thế, Đức Thánh Cha
hô hào: “Giá dân ngày nay phải dấn thân vào công tác truyền
giáo của Giáo Hội”. Thượng Hội Đồng
Giám Mục đã định nghĩa vị thế
độc đáo của người giáo dân giữa lòng
Giáo Hội và giữa thế giới bằng hai mệnh
đề như sau: “Giáo dân là ‘ người của Giáo
Hội’ trong lòng thế giới”. “giáo dân là ‘người
của thế giới’ trong lòng Giáo Hội”. Là người
của Giáo Hội, người giáo dân phải đem Giáo
Hội và Chúa Giêsu vào trong thế giới. Và là người
của thế giới, giáo dân phải đem thế
giới đến cùng Giáo Hội và Chúa Kitô.
Tông huấn
“người Kitô hữu Giáo Dân” vẫn nhắc lại
sắc lệnh Tông Đồ Giáo Dân của Công Đồng
Vatican II để kêu gọi giáo dân ý thức nhiệm
vụ làm tông đồ trong môi trường của mình.
Chính người tín-hữu-thương-gia,
tín-hữu-công-nhân phải đem Chúa đến và làm
gương sáng cho anh em mình nơi đồng ruộng,
ngoài thị trường, trong cơ quan xí nghiệp của
mình. Hãy coi nơi mình đang ở, chỗ mình đang làm
việc là những nơi Chúa sai mình đến “như chiên
ở giữa đàn sói”, không phải để bị sói
vồ chụp cắn xé, nhưng để biến sói thành
chiên; không phải lấy sức mạnh đọ lại
với sức mạnh, không phải dùng mưu mô
đối lại với mưu mô, nhưng khí giới
của chúng ta là khí cụ bình an và hiên hòa, theo gương
cuộc sống của Đức Cố Tổng Giám
Mục của chúng ta. Bởi vì Chúa không cho những
người được sai đi mang theo gì cả, không
được dự trữ tiền của hoặc võ
trang tối thiểu để đối phó với
mọi tình huốc trắc trở. Chúa muốn chúng ta
phải đến với những người anh em mình
một cách đơn sơ chân thành, không băn khoăn
bối rối, không rào trước đón sau. Hơn
nữa, còn phải loan báo Nước Thiên Chúa và chữa
lành bệnh tật, nghĩa là phải lo cho anh em phần
hồn, phần xác. Đi đến với người
mạnh cũng như kẻ yếu; quan tâm đến tinh
thần và cả đến đời sống vật
chất nữa. Như vậy tức là để ý
đến con người toàn diện và tất cả
mọi người. Các người chung quanh chúng ta, bà con
hàng xóm láng giềng, các bạn đồng nghiệp của
chúng ta trong cơ quan, xí nghiệp nhất định
sẽ tin vào Chúa Kitô, nếu chúng ta loan báo Chúa Kitô với
tinh thần dịu hiền, vô vụ lợi, hoàn toàn
phục vụ, phó thác vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa.
Mọi người sẽ tin vào chứng ta của chúng ta
khi thấy chúng ta sống yêu thương nhau, cộng tác
với nhau cách chân tình, không ganh tị và định
kiến, biết tôn trong chân lý và công bình, sẵn sàng
phục vụ lợi ích chung của đồng bào và
đất nước. Nhờ sự hiện diện và
hoạt động tích cực giữa đời như
vậy, anh chị em sẽ làm sáng danh Chúa và góp phần
hữu hiệu vào việc xây dựng Nước Trời.
Sống như thế, anh chị em mới có lý do chính
đáng để hân hoan vui mừng, vì như Chúa đã
bảo đảm: “Anh chị em hãy vui mừng vì tên
tuổi anh chị em sẽ được ghi đậm
nét ở trên trời”.
|