HÃNH DIỆN VÌ THẬP GIÁ ĐỨC
GIÊSU KITÔ -- Suy niệm của Lm. Jos. Phạm Thanh Liêm
Sứ mạng của ki-tô hữu hôm nay là rao giảng
Đức Yêsu bị đóng đinh thập giá đã phục
sinh, Ngài là Thiên Chúa
nhập thể. Khi nhận
biết Đức Yêsu là Thiên
Chúa nhập thể, người ta sẽ biết
được Thiên Chúa yêu thương
con người đến
độ nào! Thập giá trở thành
biểu tượng
của Đấng chịu đóng đinh, và rao
giảng về thập giá là rao giảng
về tình yêu nhập thể.
Khám phá kho tàng
qua thập giá Đức Yêsu
Một
đời vất vả lam lũ
rao giảng Tin Mừng, công trạng của Phaolô rất to lớn, nhưng Phaolô nói: “ước
gì tôi không
hãnh diện về điều gì khác ngoài
thập giá Đức Yêsu, Chúa tôi”. Với
người đánh giá mọi sự
theo giá
trị phàm trần, thập giá chỉ là
một cây gỗ, có gì
mà hãnh diện?
Cái chết ô nhục trần trụi trên thập giá, có gì
đáng tự hào? Phaolô hãnh diện vì thập giá,
không phải vì đó là
một cây gỗ, nhưng Ngài hãnh diện
vì Con Người đã chết trên thập giá, Đức Yêsu- Đấng yêu thương con người đến chấp nhận cái “chết treo thập giá trần trụi ô nhục”.
“Đức Yêsu chết treo thập giá”, dạy Phaolô và con người
của mọi thời đại rất nhiều bài học. Ai sống trên đời mà không ham sống
lâu, không ham giầu sang, không ham được trọng vọng? Có nhiều người
khi bị nghèo, không được
trọng vọng, không quyền cao chức trọng, thì than thân trách phận,
làm như thể cuộc đời họ không còn ý nghĩa
gì nữa. Cái hiểu biết sai lầm này,
làm chính đương sự không hạnh phúc, và cũng
làm những người thân cũng như những người sống với họ, bị ảnh hưởng.
Có biết bao gia đình
tan hoang vì một trong hai vợ chồng
đã có quan niệm sai lạc như
vậy.
Hãnh diện vì thập
giá Đức Yêsu, là hãnh
diện vì mình chỉ là người trần nhưng được Thiên Chúa yêu thương
vô cùng, vì Thiên Chúa
nhập thể đã yêu con người đến chết trên thập giá. Con người đối với Thiên Chúa thật đáng quý biết
bao. Nếu chính Thiên Chúa
còn quý trọng
con người đến
độ chết cho con người, nghĩa là con người có giá trị thực
sự trước Thiên Chúa, thì
con người cũng
phải biết yêu thương kính trọng nhau. Thập giá Đức Yêsu, là bằng
chứng cho thấy Thiên Chúa yêu thương
con người vô cùng. Hãnh diện vì thập giá, là hãnh diện
vì mình được
yêu, là hãnh
diện vì mình nhận thức được chân lý, biết
được giá trị đích thực của cuộc đời.
Rao giảng Nước Thiên Chúa trong
mọi tình huống
Đức Yêsu đã sai gởi không
chỉ nhóm 12, nhưng Ngài còn sai 72 môn
đệ đi rao giảng về Nước Thiên Chúa nữa.
Sứ điệp rao giảng là “Nước Thiên Chúa đến gần”. Qua cái chết và sống lại
của Đức Yêsu, “nước Thiên Chúa” đã
đến và đang đến.
Đâu là cách
hành xử của người ra đi rao
giảng Tin Mừng? Không mang
theo túi
tiền, không bị, không giày dép; không
chào hỏi ai dọc đường!
Người rao giảng
Tin Mừng, chẳng
có gì đáng
giá ngoại trừ chính sứ điệp rao giảng. Người rao giảng Tin Mừng, chỉ lo lắng sao cho Tin Mừng
được loan báo,
và không bận tâm về
những điều
không cần thiết như lương thực, quần áo, giầy dép. Những việc chào hỏi dọc đường có thể làm người
có sứ mạng quên mất công việc chính yếu của họ. Việc rao giảng
Tin Mừng, quan trọng và khẩn thiết hơn tất cả những việc xã giao,
chào hỏi. Những gì ngăn trở
cho việc rao giảng, phải được bỏ đi.
Với những người được
rao giảng, phải như thế nào? Với những người tiếp đón các ngài, các
ngài chúc bình an và loan báo cho họ
biết “Nước
Thiên Chúa đến gần”; với những người không tiếp đón các ngài, các
ngài giũ cả bụi chân lại nhưng vẫn loan báo “Nước Thiên Chúa đã
đến gần”. Môn đệ của Đức Yêsu rao giảng
tin mừng Nước
Trời trong mọi trường hợp, lúc thuận lợi cũng như những lúc bất thuận lợi, lúc được đón nhận cũng như lúc bị
từ chối.
“Nếu ở đó có ai đáng
hưởng bình an…”. Bình an hệ
tại thái độ nội tâm của con người, tuỳ thuộc thái độ của người đó có sẵn sàng
đón nhận Tin Mừng của Thiên Chúa hay không. Phaolô và
các tông đồ, khi đi rao giảng
các Ngài bị bắt bớ tra tấn,
nhưng các Ngài vẫn có sự bình
an đích thực. Sự bình an mà
Đức Yêsu hứa ban cho các môn đệ
của Ngài, và thế gian
không thể cướp đi được. Những
yếu tố bên ngoài, ảnh
hưởng đến
con người, nhưng
không thể làm một người
“theo Chúa”
mất bình an.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:
1. Khi nói về
thập giá, điều gì gợi lên trong
đầu bạn? Nói thật với lòng mình, bạn thấy “thập giá” có ích
lợi gì không?
2. Bình an là
gì? Theo bạn, đâu là điều
kiện để có bình an
thực sự?
3. Một ki-tô hữu
có được trao sứ mạng
rao giảng Tin Mừng không? Cung cách hành
xử cho những người được sai đi loan báo tin mừng “Nước Thiên Chúa”, có
áp dụng đối với các ki-tô hữu
không? Tại sao?
|