Nhìn lại phía sau, nhưng không luyến tiếc.
(Trích dẫn
từ ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest)
Chúa Giêsu đi vào
giai đoạn chót cuộc đời dưới thế của Người. Lần sau
cùng Chúa lên Giêrusalem, nơi đây sẽ hoàn tất
số mệnh Cứu Thế của Người.
Chúa quở trách các môn
đệ vì các ông muốn
áp dụng luật ‘ăn miếng
trả miếng’,
mong ước lửa trời thiêu hủy ngôi làng từ
chối tiếp đón Thầy trò. Một bản văn khác chép thêm
một lời phán của Chúa Giêsu: “Các ngươi
không biết các ngươi ứng theo
thần khí nào? Vì Con Người đến
không phải để hủy diệt mạng người ta mà để cứu chúng”. Thần Khí Chúa không
phải là tinh thần thù hận, dẫu cho bề
ngoài đủ lý lẽ biện
minh cho thù hận. Chúa không ép buộc
phải đón tiếp, cũng không thù oán
khi bị đuổi khéo. Làng Samaria nói ở đây theo
chủ nghĩa địa phương cực đoan, có lẽ sau
này cùng với một làng xóm khác
đón nhận Tin Mừng Nước Trời. Đối với bất cứ xúc phạm
nào, không bao giờ Chúa
làm quá để
không thể hàn gắn được,
Chúa biết lòng người ta hay thay đổi,
có thể một ngày nào tâm hồn
sẽ mở ra đón nhận
ân huệ
Thiên Chúa. Sau khi thuật lại cảnh từ chối tiếp đãi, thánh Luca thuật tiếp ba cảnh
khác, nêu lên những đòi hỏi của ơn gọi truyền giáo.
1) Cảnh một cho ta thấy
Chúa Giêsu tuyên bố minh bạch trước mặt kẻ muốn theo Chúa
rằng cuộc sống kẻ ấy chẳng dễ dàng gì. Làm thế, Chúa cho thấy không được giảm giá trị Phúc Âm vì cớ
muốn lôi kéo dễ dàng
hơn những kẻ nào ngần
ngại trước
những yêu cầu của Phúc Âm. Không bao giờ
Chúa có thái
độ cứng cỏi có thể
khiến người
ta xa lánh,
trái lại Chúa thu
hút người ta bằng lòng
nhân hậu. Tuy nhiên, không
bao giờ Chúa giảm bớt tính chất gắt gao của
những yêu cầu hàm chứa
trong Phúc Âm, trái lại
Chúa nhấn thêm bằng những hình ảnh so sánh mà có thể
chúng ta cho là thái
quá, như câu: “Con Người không có chỗ
để gối đầu”. Thái độ ấy tỏ ra Chúa
trọng con người
vì con người có quyền được biết sự thật và có khả
năng đáp ứng yêu cầu.
2) Trong cảnh hai, chúng ta
thấy Chúa Giêsu nhấn mạnh vào việc phải đáp ứng mau chóng khi
Thiên Chúa kêu gọi. Thiên Chúa lên
tiếng kêu gọi, chúng ta nghe rõ,
nhưng đôi khi có thể
chúng ta muốn có thời
giờ thu
xếp công việc làm ăn, lo tích trữ thứ này thứ nọ
để ‘phòng hờ’, tóm lại, chúng ta không gấp.
Trường hợp
ơn gọi làm linh mục
hay tu sĩ, còn gì chính
đáng hơn là thu xếp công việc gia đình trước khi dấn thân
theo Thầy? Đúng thế, nhưng với điều kiện là không được
trì hoãn, tới lúc phải
ra đi thì can đảm chia tay
những kẻ vô cớ chèo
kéo bịn rịn.
3) Trong cảnh ba, Chúa Giêsu
bảo kẻ nào muốn theo Chúa
phải biết rõ mình muốn
gì và chớ
có nhìn lại
đàng sau. Khi người ta lái xe, người ta cũng phải
nhìn vào kính chiếu hậu nữa để tránh tai nạn, nhưng không được luyến tiếc quang cảnh bỏ lại phía sau. Chúa
Kitô không muốn các môn đệ theo Chúa
mà lòng vấn
vương một quá khứ nào
đó. Phải quyết tâm theo Chúa,
con mắt hướng
thẳng về tương lai.
|