MỘT
LÀNG MIỀN SAMARI KHÔNG ĐÓN TIẾP --- Chú
giải mục vụ của Hugues Cousin
Từ
ngữ 9,51 rất phong phú về mặt
thần học. Trước hết Luca nói: “Khi đã tới ngày Ngài
được rước lên trời”. Từ
Nước Trời đã nhắc lại bảy lần,
ở Luca 1-2, việc thực hiện lời hứa
của Chúa (x.1,57), nơi đó tôi
giải thích từ này; đây không chỉ một chú thích
thuần tuý có tính thời gian! Còn chữ được
rước lên (trời) sẽ được Luca dùng ba lần
để chỉ cuộc thăng thiên về với Cha (Cv
1,2; 11-12). Tiếp theo,
tác giả nói là Chúa Giêsu cương quyết lên
đường đi Giê-ru-sa-lem. Diễn ngự hiếm
hoi này muốn nói lên quyết định của Chúa Giêsu
sẽ chạm trán với với cuộc thụ nạn
đang chờ đợi Ngài, bởi vì có lẽ nó phản
dội lại thái độ của người Tôi tớ
ở Is 50,7, nhờ một lối
chơi chữ cương quyết / trơ ra. Nếu
người Tôi tớ của Chúa không giấu mặt
khỏi lăng nhục và khạc
nhổ, chính là vì người đã trơ mặt ra như
đá. Để được rước
lên bên cạnh Chúa Cha, trước hết người Tôi
tớ phải trải qua đau khổ và cái chết.
Một
nhập đề như thế cho đoạn văn nói
lên tầm quan trọng mà Luca muốn đặt vào dịp
lên Giêrusalem duy nhất này của Chúa Giêsu trong suốt
thời gian thi hành sứ vụ. Chắc hẳn một cuộc hành trình lên Giêrusalem
này đã có trong bản văn của Marcô –còn truyền
thống của Tin Mừng thứ tư thì nói đến
nhiều lần lên Giêrusalem. Nhưng biến cố
chỉ hiếm có một chương ở Marcô (và hai
ở Matthêu) thì ở đây lại tới mười
chương! Để tìm chất liệu cho một đoạn
dài như thế, Luca đặc biệt khai thác nơi
Nguồn các lời cũng như nơi tư liệu riêng
của ông, trước khi sử dụng trình thuật
của Marcô về cuộc hành trình từ 18,15 đến
19,44. Thực ra, những giai đoạn của cuộc
hành trình, theo địa lý, không làm cho Luca quan tâm; những
ghi chú hiếm hoi mới có lại không rõ ràng, thậm chí còn
thường nữa (17,11). Điều
quan trọng, đó là Chúa Giêsu đang lên đường,
không nơi cố định (9,57) và Ngài tiến về
định mệnh của Ngài, ở Giêrusalem, kinh thành
nơi mà, trong tư cách ngôn sứ, Ngài phải chết
(13,33), nơi mà Ngài sắp hoàn thành cuộc xuất hành
của Ngài (9,31), việc Ngài được nâng lên (9,51).
Việc nhắc đến thành Giêrusalem sẽ làm cho toàn
bộ đoạn văn này được nhịp nhàng và,
để sắp xếp đoạn này cách thuận
lợi, chúng ta sẽ dựa vào những”điệp khúc”
chính nhắc lại rằng Chúa Giêsu lên đường
tiến về Giêrusalem (13,22; 17,11) và
dựa vào lời loan báo rõ ràng về cuộc thụ
nạn ở Giêrusalem (18,31). Chúng ta sẽ xác minh đúng lúc
nếu phải ấn định phần kết của
đoạn văn khi Chúa Giêsu vào Đền Thờ (19,44).
Samari
ngăn cách Galilê với Giuđê và thủ đô Giêrusalem khi
yêu cầu các môn đệ chuẩn bị cho Ngài
đến một làng của người Samari (9,52-55), Chúa Giêsu muốn cắt đứt
mối thù địch của người Do Thái đối
với dân tộc không còn thuần chủng này nữa,
họ lấy Ngũ thư làm Kinh Thánh, nhưng địa
điểm thờ phượng của họ là ở
Garizim là một thách đố thường trực
đối với Đền Thờ Giêrusalem. Nhất là
Ngài tiên báo sứ vụ của Giáo Hội mà tính cách phổ
quát đại đồng sẽ bắt đầu chính
tại Samari (Cv 8,5tt). Trình
thuật Chúa Giêsu bị những người đồng
hương ở Nagiaret khước từ đã khai
mở giai đoạn bằng đề tài khước
từ. Đó là tính cách phổ quát
đại đồng được loan báo trong bài
giảng mà các người ở Nagiaret từ chối;
ở đây những người ở Samari từ chối
Chúa Giêsu thì ít, mà Giêrusalem, đích điểm của
cuộc hành trình của Ngài thì nhiều. Khi Chúa Kitô
sẽ được rao giảng ở đó, đám
đông một lòng chú ý đến những lời của
Ngài rao giảng (Cv 8,5-6).
Chính hai
trong số các môn đệ thân tín nhất (x.9,28)
trong trường hợp ấy cảm thấy mình phải
đóng vai trò của sứ ngôn Êlia! Để cho
người ta nhìn nhận sứ vụ của mình là
người của Thiên Chúa, Êlia đã làm cho từ trời
xuống tiêu diệt cả trăm người kéo
đến để bắt ông (2V 1,10-12).
Nhưng Chúa Giêsu đâu có đến để làm
người cải cách mạnh mẽ các phong tục
tập quán như vị Tẩy Giả mong chờ (3,16-18). Và nếu Ngài quở mắng các môn
đệ – một động từ thường
được dùng khi Chúa Giêsu nói với ma quỷ (4,35)- chính là vì các ông không hiểu tí gì về
sứ vụ của Ngài (loan báo việc Ngài bị
khước từ: 9,22) cũng chẳng hiểu giáo
huấn của Ngài (lòng yêu kẻ thù: 6,29). Và
cũng như sau khi bị những người Nagiaret
khước từ, Chúa Giêsu lại tiếp tục lên
đường.
NHỮNG YÊU SÁCH CỦA CHÚA GIÊSU
ĐỐI VỚI KẺ ĐI THEO NGÀI
Đề
tài của đoạn văn này là nỗi khó khăn khi theo Chúa Giêsu và gồm ba hoạt cảnh
nhỏ. Cảnh chót giống với cảnh đầu
tiên: những người vô danh tự nguyện xin làm môn
đệ, trong khi chính Chúa Giêsu lên tiếng mời gọi
trong cảnh giữa; nhưng cũng như trong cảnh
giữa này, người ở cảnh thứ ba cũng
đặt điều kiện.
Ở
những câu 57-58 –như ở câu 61- chúng ta tham dự
một cảnh cổ điển trong Do Thái giáo:
người học trò chọn Thầy mà mình muốn theo
học, bỏ gia đình hoặc nhiều năm để
đến trú ngụ trong nhà Thầy (x. Ga 1,37-39).
Câu trả lời cho thấy Chúa Giêsu không giống như
những Kinh sư khác: cuộc sống của Ngài lưu
động bởi Ngài là một kẻ bị khước
từ. Bị truy nã, Ngài không có chỗ dựa
đầu để nghỉ ngơi cho yên ổn mà
phải trốn lánh. Để ám chỉ mình, Chúa Giêsu
nói về Con Người, một diễn ngữ để
vừa chỉ sự bất lực của kẻ bị
ruồng bỏ và bị giết (9,22-44; chính là
trường hợp ở đây) vừa chỉ quyền
lợi mà Ngài sẽ thừa hưởng khi Ngài
được nâng lên trên trời (9,26; 12,8). Như vậy,
những ai muốn đi theo Ngài,
muốn làm môn đệ, sẽ san sẻ cuộc
đời của một kẻ vô gia cư, không biết
ngày nào sẽ có được mái nhà để qua đêm.
Trong
những câu 59-60 Chúa Giêsu chủ động khởi
xướng (x. các trình thuật ơn gọi 5,27). Yêu cầu của người ẩn danh
chứng tỏ rằng đối với ông ra có một
ưu tiên (trước hết): việc thi hành bổn
phận hiếu thảo là chôn cất cha ưu tiên hơn
việc đi theo Chúa Giêsu và chỉ
cần vài tiếng đồng hồ… Chúa Giêsu đáp
lại bằng một châm ngôn gây sửng sốt gắn
liền với hoàn cảnh đó:”Cứ để kẻ
chết –những kẻ khước từ Chúa Giêsu và Tin
Mừng Nước Thiên Chúa- chôn kẻ chết của
họ!”. Điều này dẫn
đến chuyện”làm bật rễ” giới răng
của Chúa về sự hiếu thảo (Xh 20,12), chính là
sự cấp bách phải loan báo Triều Đại Thiên
Chúa; việc phục vụ Tin Mừng này là trước
hết và vượt qua cả những liên hệ gia
đình, tuy vẫn được Chúa chúc phúc (x. 14,26).
Cảnh
chót (cc. 61-62) nhắc đến việc Êlisê trở thành
đệ tử của ngôn sứ Êlia (1V 19,19-21),
trong khi ông cày với một đôi bò, ông đã xin phép
về ôm hôn cha mẹ ông trước khi theo Êlia. Sau khi
giết bò và sau bữa tiệc từ giã người thân
ông bắt đầu theo Êlia. Nhưng
Chúa Giêsu lại đòi hỏi hơn vị đại ngôn
sứ xưa kia; ở đây lời dạy của Ngài
cũng gắn liền với mạch văn (ở đây,
câu chuyện 1V) và đưa ra lý do của việc đòi
hỏi quyết liệt ấy: khi đã bắt đầu
cày bừa cánh đồng của Thiên Chúa, trong đó Chúa làm
cho khai mở triều đại của Ngài; người
ta không có thể ngoái lại đàng sau. Chính gia đình
cũng thuộc những thứ người ta bỏ
lại đàng sau (x. 18,29). Phải coi
chừng:”Quyết định theo Chúa
Giêsu không chỉ là kết quả nhất thời của
phấn khởi nhiệt tình; điều đó đòi
hỏi một quyết định có tính cách kiên quyết”
(J. Fitzmyer).
Vì không
phải là trình thuật về ơn gọi nên bản
văn không chú ý chút nào đến cách thức mà những
kẻ ẩn danh này đáp lại lời Chúa Kitô. Thực ra đó là ba lời ở trung tâm của
trình thuật, nhưng có lẽ ta sẽ sai lầm khi coi
những lời ấy như những chỉ thị có tính
quy luật. Các môn đệ đã chôn cất xác
của Đấng bị đóng đinh (23,55-56)
và Giáo Hội thời xưa đã luôn luôn hết sức tôn
trọng việc an táng kẻ chết (“khi con gặp
người chết, con hãy lo chôn cất họ và ghi
dấu thánh giá trên họ, và Ta sẽ ban cho con chỗ
nhất trong ngày Phục Sinh của Ta” Chúa Kitô tuyên bố
như thế trong quyển thứ tư sách Esdras 2,23). Và
nếu Phêrô và các bạn của ông đã lìa bỏ gia
đình trong thời gian Chúa Giêsu thi hành sứ vụ, thì sau
này các ông sẽ cho các bà vợ đồng hành trên con
đường truyền giáo (1Cr 9,5).
Ở đây Tin Mừng Luca đòi hỏi chúng ta phải
không ngừng khám phá ra một cách thức để
đặt việc loan báo Tin Mừng bằng lời nói và
việc làm vào trung tâm cuộc sống hằng ngày của
ta.
|