“Hãy theo Chúa Kitô”
(Suy niệm của Lm. Gioan Đặng Văn
Nghĩa)
Theo Chúa Kitô, không được phàn nàn vì
những chọn lưạ lớn lao
của cuộc đời mình, đừng quay lại
đằng sau nữa. Triết gia Alain nói: “điều quan
trọng không phải là bạn đã chọn lựa
tốt, nhưng là bạn hãy làm cho điều chọn
lựa đó trở nên tốt. Bạn đã
đáp trả lời mời gọi của Chúa và bạn
không cảm thấy hạnh phúc ư? Bạn
hãy tự hỏi mình xem đã tiến xa trong tình yêu Thiên Chúa
chưa? Bạn đừng khéo léo
lấy lại cái mà mình đã cho đi. Hãy
tiếp tục cho đi hơn nữa hoặc cho đi
một cách tốt hơn”.
Cách đây trên dưới 2000 năm, sau khi
suy nghĩ cân nhắc, Chúa Kitô đã biết điều
đang chờ đợi Người là quyết
định lên Giêrusalem. Người biết
lên Giêrusalem là sẽ phải chịu treo trên thập giá
nhuốc nha, trong khi đó thì các môn đệ cứ
tưởng rằng Người lên Giêrusalem để
nắm vương quyền và đập tan thế lực
ngoại bang Roma xâm chiếm. Người
bình tĩnh tiến bước. Mãi về sau này các ông
mới hiểu được sự bình tĩnh ấy là
dấu chỉ của lòng can đảm. Người đi
trước, thủ lãnh của tất cả những ai theo Người cũng sẽ can đảm
chịu chết vì tin mừng hoạc vì công lý. Thầy làm gương để anh em cũng làm
như vậy.
Chúa Kitô biết rằng mình
phải đi chịu chết. Sau khi suy
nghĩ chín chắn chính Người đã muốn biết
cái chết mà người không cần phải biết và
ngay cả cái chết dữ dằn. Chúng ta hãy chiêm
ngắm Chúa bước đi lên thành phố mà Người
phải lãnh án tử hình như thế
nào. Chúa Kitô can đảm, Chúa Kitô dũng
cảm, Chúa Kitô kiên cường. Đó là mẫu
gương Người để lại cho tất cả
những ai muốn bước đi theo
Người. Vì vậy theo Chúa Kitô, chính
là: Chuẩn
bị đương đầu với thất bại và
thập giá
Hãy đọc lại bài phúc âm hôm nay:
Để đi từ Galilea đến Judea,
cần phải qua Samaria,
người samaria
thường bị người Do Thái khinh bỉ.. Dù sao Chúa Giêsu vẫn sai
một số môn đệ báo tin trước rằng
Người sẽ đến đó. Nhưng
khi đến, các môn đệ thấy người Samaria đóng
sập của lại không thèm tiếp mình. Vì thế,
họ trở về nổi giận lôi đình và thưa
với Chúa: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con
khiến lửa tù trời xuống thiêu huỷ thành này
không?” Nhưng Chúa Giêsu quát mắng họ
nặng lời. “Này, tụi con đừng có cái
kiểu muốn đổi hướng đi mà thầy
đã chọn: chiến thắng chỉ có được
nhờ thập giá chứ không phải nhờ sức
mạnh, nhờ tình yêu chứ không phải nhờ bạo
loạn. Tụi con không hiểu đó là lối sống
của Thầy ư?”.
Kitô giáo không phải là một con
đường trải hoa hồng đón thưởng
những ai say mê Đức Kitô. Kitô giáo
cũng không phải là một tôn giáo cho những ai yên
phận không dám đi ngược dòng với thói đua
đòi của môi trường chung quanh.
Kitô giáo cũng không phải là một đảm bảo may
rủi chống lại những nỗi buồn của
cuộc sống.
Theo Chúa Kitô, là đi vào hiện tượng
của thập giá: chấp nhận thất bại,
chấp nhận trở nên điên rồ trước
mắt người đời, chấp nhận nói
những câu nói đi ngược dòng với trào lưu
tư tưởng đương thời và từ chối
vuốt ve quảng cáo và bôi trơn.
Theo Chúa Kitô là bắt đầu
trở về trước khi muốn làm cho người
khác trở về; chấp nhận trỗi dậy
trước khi muốn người khác trỗi dậy.
Theo Chúa Kitô là cậy dựa vào sức
mạnh của tình yêu, là đi gặp gỡ anh em bằng
chính sự tốt lành của Chúa Kitô.
Theo Chúa Kitô là bắt chước Chúa tôn
trọng mọi người, không phải là giáng đòn chân
lý bằng những tai vạ bất ngờ, nhưng
bằng sự hiền lành như chim bồ câu, bằng
sự nhẫn nại của người môn đệ
biết rằng chính Thiên Chúa làm cho trở về nhờ
hoạt động của Chúa Thánh Thần “gió muốn
thổi đâu thì thổi”.
Trở lại bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy
Chúa Giêsu gặp một người sẵn sàng theo Chúa khắp nơi. Chúa Giêsu
làm gì đối với anh? Người sẽ làm
giảm sự nhiệt tình của anh: “Này bạn yêu quí, tôi
phục thiện chí của bạn, nhưng bạn
đừng bị mắc lừa. Nhất là
bạn đừng đợi chờ tìm được
một công việc béo bở, một đảm bảo
vật chất nào đâu nhé”.
Đúng vậy, Chúa Giêsu không muốn quyến
rũ các tân binh của Người
bằng những món lợi vật chất hoặc một
sự danh tiếng nào. Kitô giáo không phải là
một sự béo bở gì, một Tabor liên tục. Kitô giáo cũng không phải là một tôn giáo cho
những người yếu ớt và nhát đảm. Theo Chúa Giêsu là chấp nhận lời mời
gọi liên tục của Phúc Am sống khó nghèo.
Bài Phúc Âm hôm nay còn cho chúng ta thấy Chúa Giêsu
mời một chàng thanh niên khác theo
Người, nhưng anh này xin Chúa gia hạn: “Thầy
biết rõ, cha tôi vừa mới qua đời… còn một
số giấy tờ cần phải điều chỉnh
lại… và cả gia tài, của hồi môn cần có thời
gian để phân chia. Tốt hơn là tôi có
mặt ở nhà khoảng 15 ngày hoặc một tháng thì càng
tốt.” Không, Chúa Kitô không phải là một con quái
vật không biết bổn phận của những
người trong gia đình, nhưng trong bài phúc âm hôm nay,
Người gửi cho anh một sứ điệp quan trọng:
“Đúng, anh nghĩ đến cha anh là một việc
đáng khen, nhưng anh thấy đó, cha anh đã chết,
anh không thể làm được gì hơn nữa cho cha anh.
Điều thúc bách anh bây giờ đó là
tất cả những người còn sống đang
chờ đợi Tin Mừng”. Đúng
vậy Kitô giáo không phải là định cư trong
những tiện nghi và tình cảm gia đình. Kitô giáo không phải là một thứ tôn giáo
của một Thiên Chúa nhu nhược và cho phép tất
cả. Kitô giáo là một tôn giáo nâng đỡ, trợ
lực và thức tỉnh người tín hữu và nói
với họ rằng: Rao giảng tin mừng là công
cuộc khẩn cấp. Khẩn cấp
về giáo lý trong một thế giới bị vật
chất hoá, khẩn cấp về quyền bình đẳng,
khẩn cấp về tình yêu.
Vì thế, theo Chúa kitô là
cần phải trao ban mạng sống mình như Chúa.
Đối với một gia đình, theo
Chúa Kitô là vượt qua đau khổ và sống
đức tin nếu có một đứa con phải
chết, là chấp nhận cho con gái vào dòng tu hoặc vui
mừng cho con trai vào chủng viện làm linh mục
để phục vụ Giáo Hội. Theo Chúa Kitô là sẵn
sàng tứ chối mọi tương quan tình cảm đi
ngược với chương trình của Thiên Chúa.
Trở lại bài phúc âm hôm nay,
chúng ta thấy một nhân vật khác nữa. Anh say mê
Chúa Kitô và nói với Chúa: “Con sẵn sàng theo
Thầy ngay, nhưng thầy để cho con về nhà
một thời gan để nhìn lại ngôi nhà tuổi
thơ ấu của con, kỷ niệm của con và
được ôm hôn mẹ một lần nữa. Elia, khi gọi Elise thay thế mình, đã chẳng
cho phép Elise thăm lại người thân thuộc đó
sao?” Chúa Kitô trả lời: “kéo dài tạm biệt chính
là kéo dài chia ly. Nếu anh ra đi thì
đừng hối tiếc gì và đừng muốn trở
về với quá khứ của anh nữa”.
Đúng vậy, ktô giáo không
phải là một lời cam kết chỉ phục vụ
Chúa Kitô 3 năm thôi. Kitô giáo cũng không phải là
một lời cam kết có điều kiện: “Lạy
Chúa, nếu con thích, con sẽ theo Chúa.
Bằng không, nếu sau này con sẽ quay lại với
chọn lụa của con, Chúa sẽ tha lỗi cho con, vì con
có thể sai lầm về vấn đề này”.
Theo Chúa kitô, không được phàn nàn vì
những chọn lưạ lớn lao
của cuộc đời mình, đừng quay lại
đằng sau nữa. Triết gia Alain nói: “điều quan
trọng không phải là bạn đã chọn lựa
tốt, nhưng là bạn hãy làm cho điều chọn
lựa đó trở nên tốt. Bạn đã
đáp trả lời mời gọi của Chúa và bạn
không cảm thấy hạnh phúc ư? Bạn
hãy tự hỏi mình xem đã tiến xa trong tình yêu Thiên Chúa
chưa? Bạn đừng khéo léo
lấy lại cái mà mình đã cho đi. Hãy
tiếp tục cho đi hơn nữa hoặc cho đi một
cách tốt hơn”.
|