Đường thập giá
Thầy là đường.
Đường đi là một trong những
biểu tượng phổ quát nhất của cuộc
sống con người. Hệ thống
đường xá là một trong những thể hiện
của nền văn minh. Nhìn vào các
phương tiện giao thông, người ta có thể
đánh giá được mức phát triển của
một quốc gia. Do đó, đường xá là
hạ tầng cơ sở cần thiết cho việc phát
triển kinh tế.
Đường xá là để
đi và đi là để đến một nơi nào
đó. Thành ra, đường xá cũng
là biểu tượng của cứu cánh con người.
Thực vậy, con người sinh ra là
để ra đi và tìm về cùng đích của mình. Phải chăng đó chính là ý nghĩa của
chữ “Đạo” trong các tôn giáo.
Khi tự xưng: Thầy là đường,
Chúa Giêsu muốn khẳng định với chúng ta
rằng: Chỉ trong Ngài, với Ngài và qua Ngài, con
người mới có thể đạt được
cứu cánh của đời mình. Nhưng con
đường Đức Kitô vạch ra lại là con
đường thập giá, con đường đi ngang
qua sự chết. Từ nay, có chết đi
thì mới được sống, đã trở thành
định luật của muôn đời, một
định luật không được tự nhiên lắm đối
với con người.
Khi Chúa Giêsu loan báo về cuộc tử
nạn, các môn đệ đã không thể, cũng không
muốn hiểu và chấp nhận một ý tưởng
như thế. Không điên rồ sao khi
giữa lúc những thành công trước mắt đang
hứa hẹn một tương lai sán lạn, thì lại
nói đến một cái chết nhục nhã, tiêu biểu cho
một thất bại thê thảm nhất.
Qua đoạn Tin mừng hôm
nay, hai môn đệ Giacôbê và Gioan cũng đã phản
ảnh sự chờ đợi và lý luận của các tông
đồ. Con đường thập giá mà Chúa Giêsu
chọn là con đường của những chống
đối: Chống đối từ hàng lãnh đạo
tôn giáo, chống đối từ đám đông dân chúng và
ngay cả từ những người Samaria
ngoại giáo.
Vì không hiểu như thế, nênh Giacôbê và
Gioan đã có những phản ứng rất người,
khi xin Ngài khiến lửa trời xuống tiêu diệt
những người Samaria không đón tiếp các ngài. Chính
Phêrô cũng đã có cùng một phản ứng, khi ông rút
gươm chém đứt tai tên
đầy tớ vị thượng tế. Bạo
động vốn là một khuynh hướng thông
thường của con người, xuất phát từ ý
muốn được sống. Vì sự sống của
tôi, tôi cần phải loại trừ kẻ khác, bằng
cách này hay cách kia.
Thế nhưng, Chúa Giê su đã
đến để cải tạo con người và
đem lại một định nghĩa mới về
sự sống. Sống đích thực
là sống hiến thân cho người khác. Con
người chỉ tìm lại được bản thân
bằng sự hy sinh quên mình cho tha nhân mà thôi. Đó
là chân lý được bày tỏ qua cái chết của Chúa
Giêsu trên thập bía. Con đường thập giá
đã trở nên con đường sự sống. Chính Chúa
Giêsu đã chứng tỏ điều đó qua cái chết
của Ngài và mời gọi chúng ta đi trên con
đường sự sống ấy.
Bởi vì, ngoài con đường thập
giá, mà quên mình phục vụ là một thể hiện,
sẽ không có một con đường nào khác khả
dĩ dẫn chúng ta đề sự sống và niềm
hạnh phúc đích thật.
|