Dân làng Samaria không đón tiếp Chúa
(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn An Khang)
Cho tới nay Đức Giêsu
chỉ thực sự thực thi tác vụ của
Người ở Galilê. Bắt đầu từ
đây, trong suốt mười chương (9,50- 19,20), chúng ta sẽ thấy Đức
Giêsu lên Giêrusalem. Lên Giêrusalem là một khúc
ngoặt, là một quyết định tối quan
trọng đối với Người. Bởi
thời gian mà Chúa Cha ban cho Người, để thực
hiện công trình tại thế sắp kết thúc và
việc Đức Giêsu ra đi đã gần kề. Đức Giêsu lên Giêrusalem để kiện toàn
sứ vụ. Như Êlia, ông chỉ được
rước về trời sau khi đã hoàn tất sứ
vụ (2V 2,9-11). Đức Giêsu cũng
chỉ được siêu thăng hay được
rước về trời sau khi đã chịu đau
khổ và phải chết. Ý thức rõ điều đó,
nên khi đi lên Giêrusalem, Đức Giêsu đã phải can
đảm, phải nhất quyết. Đúng
hơn Ngài phải rắn khuôn mặt lại, làm cho khuôn
mặt chai cứng, để vượt qua nỗi sợ
hãi. Giống như người tôi tớ Giavê, Isaia
loan báo trong bài ca thứ ba (Is 50,7).
Lên Giêrusalem, Đức Giêsu không chỉ đi
một mình. Cùng đi có Nhóm Mười Hai, bảy
mươi hai môn đệ, các cảm tình viên, các bà
đạo đức... Bởi thế,
Đức Giêsu sai mấy sứ giả đi trước,
họ có phận sự tìm lương thực, sắp
xếp chỗ ở. Trong số những người
được sai đi, có Giacôbê và Gioan. Họ lên đường vào một làng
người Samaria, chuẩn bị cho Người đến. Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì
Người đang đi về hướng Giêrusalem.
Giữa người Dothái và
người Samaria, có những xung khắc trên bình diện quốc
gia và trên bình diện tôn giáo. Người Samaria là miêu
duệ của các bộ lạc Đông Á, đến
định cư vùng này vào thời vương quốc
phương Bắc của người Dothái, bị người
Assyri chiếm đóng năm bảy trăm hai hai
trước công nguyên, cũng là miêu duệ của những
người thổ dân bản xứ. Họ đã theo Dothái giáo thờ Đức Giavê, nhưng
đã xây đền thờ riêng trên núi Garizim. Họ
khác với dân Dothái về nhiều điểm trên bình
diện tôn giáo. Chẳng hạn, ngoài
Đức Giavê họ còn thờ các thần riêng, có bộ
lạc còn giết con trai, để tế thần riêng
của mình. Người Dothái khinh dể người Samaria,
cho họ như một dân nửa lương nửa giáo,
tránh tiếp xúc với họ (Ga 4,9). Nhiều lần vì thù ghét, giữa hai dân tộc
đã có những cuộc tấn công lẫn nhau, có lần
người Samaria đã quẳng xương các loài vật vào
đền thờ Giêrusalem, để đền thờ
bị ô uế. Nay họ nghe biết
Đức Giêsu lên Giêrusalem để dự lễ, họ
đã chống đối và từ chối đón tiếp
Người. Nếu Đức Giêsu không
lên Giêrusalem, chỉ đến với họ, họ đâu
có từ chối. Họ đã chẳng
mời Ngài ở lại hai ngày, khi Ngài gặp một
phụ nữ của họ ở giếng Giacob đó sao?
Trước sự từ chối đó,
Giacôbê và Gioan, biệt danh là con của sấm sét, đã nói
với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, Thầy có
muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống
thiêu huỷ chúng nó không?" Êlia đã hai
lần xin lửa từ trời xuống, thiêu hủy hai
sỹ quan và năm mươi binh lính của vua Akhátgia,
đến gặp nhà tiên tri đang ngồi trên núi đòi
ông xuống để hỏi xem vua có khỏi bệnh hay
không? (2V 1,10). Giờ đây, Giacôbê
và Gioan cũng muốn xin Đức Giêsu cho các ông thực
hiện điều đó, để thiêu huỷ dân làng
Samaria, mà các ông cho là "hỗn láo" dám khước
từ đón tiếp Đấng Messia của Thiên Chúa. Giacôbê và Gioan tưởng, làm như thế là
đẹp ý Thiên Chúa và được Đức Giêsu tán
đồng. Các ông lầm, Thiên Chúa
đâu hẹp hòi như các ông nghĩ. Ngài
là Thiên Chúa toàn năng nhưng không thích trừng phạt ai
cho dù họ xúc phạm đến Ngài. Ngài là
người cha nhân từ, một người mẹ
hiền dịu, sẵn sàng chờ đợi tội nhân
hối cải. Thiên Chúa không trừng phạt,
Người luôn tha thứ. Đức Giêsu không
đến để lên án, nhưng để cứu
độ (Lc 19,10). Bởi
thế, Đức Giêsu quay lại quở mắng các ông.
Rồi Thầy trò đi sang làng khác.
|