Con muốn đi theo
Ngài – André Sève.
(Trích dẫn từ ‘Tin Mừng Chúa Nhật’ – André Sève)
Chúng ta sắp sửa nghe những lời rất gay go nhưng rất quan trọng đến nỗi trước tiên phải hiểu rõ tại sao
Chúa Giêsu tỏ ra gay gắt và nóng
lòng: “Vì gần đến ngày Chúa Giêsu
phải lìa bỏ thế gian nên Ngài
quyết định
đi Giêrusalem”.
“Con đường lên Giêsuralem” chính là con đường
tiến về cái chết.
Chúa Giêsu biết điều đó. Ngài đã thấy
nổi lên sự chống đối, một liên minh các
thù địch đang chờ đợi Ngài trong thành phố
“là nơi người ta giết chết các tiên tri” (Lc 13,34). Có lẽ
Ngài đã có thể tránh
được thảm
cảnh trong khi ở lại Galilê, nhưng Ngài không tránh
né sứ mạng cứu độ và những hậu quả của nó. Nơi mà Gioan nói
Ngài đi “cho đến cùng” thì Luca nói rằng Ngài “quyết định” đi (trong bản dịch nghĩa đen: “Ngài nghiêm mặt lại”).
Cái “quyết định” này cũng phải đánh dấu những người muốn đi theo Ngài.
Điều này đặc biệt đúng đối với những “ơn gọi”, nhưng mọi Kitô hữu, theo cách
và trong hoàn cảnh của mình, được mời gọi “đi theo Đức Kitô”, nghĩa là sống theo
Tin Mừng. Do đó chúng ta có
thể làm một cuộc xem lại cuộc
sống Tin Mừng bằng cách đi từ những câu trả lời sống động do Chúa Giêsu nói
với ba người.
1) Ngươi
sẽ không có chỗ trú
ngụ.
Một ngày kia, chúng
ta la lên hoặc thì thầm lời yêu thương này với Chúa
Giêsu: “Con sẽ đi theo Ngài
khắp nơi”. Câu trả lời
của Ngài làm chúng ta
hăng hái. Nếu
ở vào lứa tuổi 20, ý tưởng
thậm chí ‘không có hang’ chỉ có thể
làm cho chúng
ta vui thích
mà thôi. Tập sinh nào, kẻ tiên
phong nào, kẻ trở lại với Tin Mừng nào mà quan tâm
đến tiện nghi cơ chứ!
Nhưng cuộc sống
sẽ nhẹ nhàng trở nên trói buộc. Biết bao tông đồ sự tiện nghi đã làm
cho uể oải! Biết bao Kitô hữu
ngần ngại thực hành Tin Mừng bởi vì phải chịu
thiếu thốn và nhất là
dấn thân vào sự mất
an toàn. “Quyết định đi Giêrusalem”, trước tiên đó là nhận
thấy rằng chúng ta quá
gắn bó với quá nhiều
vật dụng, với quá nhiều
điều đảm
bảo.
-
Sau đó thì sao?
Chơi trò vô gia cư
sao?
-
Không, nhưng làm một vòng căn hộ và con tim
để đo lường mức độ trưởng giả của chúng ta. Chúng
ta sẽ là quan tòa
duy nhất, mỗi một người trong chúng ta có
những con quỷ tiện nghi riêng.
2) Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết
Đây trước hết
là mệnh lệnh không được lần chần. Có biết bao nhiêu lý do làm
chúng ta ngồi lại khi người ta đã đứng
dậy để đi theo
Chúa Giêsu. Nếu chúng ta không đi
theo Ngài
ngay lập tức, ơn kêu gọi sẽ
qua nhanh, nhanh hơn những trì hoãn của
chúng ta.
Có những chọn lựa rất khó mà dám
đón nhận. Khi tôi nghe
la rầy một linh mục không quan tâm
đủ đến
những cuộc mai táng hoặc
người nào đó vừa mới mất, hoặc thậm chí cha mẹ của chính linh mục đó, tôi tự
nhủ phải xác minh kỹ
những điều
đó và trong tinh thần
của Tin Mừng hôm nay. Có lẽ
đó là sự hờ hững hoặc thiếu vắng tinh thần con thảo, thế thì phải phản đối. Nhưng nếu ngược lại đó là để
phục vụ cuộc sống tốt hơn nữa, và đôi
khi một cách anh hùng
thì sao? Tôi biết một bà mẹ
nói với người con làm linh mục: “Đừng quan tâm đến mẹ, con là con trai mẹ hàng
ngàn lần khi con hiến thân hơn khi
là khi con quan tâm đến
mẹ”. Chúng ta đã giết chết những người tông đồ trong khi kéo
họ lại phía sau, họ
trở nên những người chết bận tâm đến những người chết.
Cũng ý tưởng
này trong lời nói khó
khăn thứ ba:
3) “Hãy nhìn về phía
trước, chứ
không phải phía sau, nếu
không con không xứng với Nước Trời”.
Có những cách bám víu
vào quá khứ
rất não nùng hoặc rất sợ hãi mà không
phải là những bước tiến quyết định hướng về Giêsusalem! Thay vì nói
những lời từ biệt không cùng, trong
khi nắm lại những kỷ niệm, môn đệ của Chúa Kitô là kẻ
“hướng
về phía trước” mà Phaolô đã mô tả: “Quên con đường
đã qua và hướng về phía trước, tôi đi đến
đích” (Pl 3,13-14).
|