Chiếc bị
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia
Sẻ’)
Một thi sĩ Pháp đã tả
lại cuộc từ bỏ để đi theo
Chúa qua một bài thơ dí dỏm mang tựa đề:
“Chiếc bị” (La besace). Thi sĩ coi Chúa
như một người bạn và tâm sự rằng.
“Hôm ấy, tôi đang mê mãi bóp trán nặn
vần thơ thì tôi nghe tiếng Bạn mời. Tôi
vội vã đi theo.
Tôi bỏ vào trong chiếc bị
một sống tiêu bằng trúc, nhiều áo quần và
cả một tập thơ, một album kỷ niệm thân
thương, với nhiều kỷ vật quý giá.
Tôi cùng Bạn lên
đường khi mặt trời vừa hé. Bạn đi trước, tay không nhẹ nhõm, Tôi theo sau với chiếc
bị nặng trĩu trên vai. Chân kéo lê trên
một quãng đường dài. Một
ngày đã trôi qua trên cánh đồng gió thoảng. Mỏi
vai, tôi xin dừng lại giữa đường. Mở
bị ra tôi quăng bớt áo quần, rồi cùng Bạn
tôi rảo bước.
Vẫn tay
không, Bạn nhẹ nhàng đi trước, Tôi đi sau
mồ hôi đẫm áo ngoài. Sắp lên cầu để
vượt khỏi dòng sông, Tôi quăng đi tập thơ
và sáo trúc, rồi cùng Bạn đi tiếp tục. Đường
lên cao dốc giác và uốn khúc quanh co. Ôi cánh tay mỏi rã
rời, tôi nài xin Bạn cho tôi dừng nghỉ một chút
để tìm lại tấm hình mẹ tôi, người tôi
yêu dấu nhất đời, chụp vào ngày hôn lễ
với cha tôi. Nhưng tấm hình không còn nữa, nó đã
bay mất. Tôi bỗng buông xuôi, mắt tôi tối tăm
lại giữa mặt trời đúng ngọ. Rồi
đêm về khi trăng vừa mới ló trên những
giọt sương rơi, Tôi quăng luôn cả chiếc
bị trên đường.
Nắm tay
Bạn nhanh chân tôi đi tiếp. Nhưng
bỗng nhiên Bạn bảo tôi ngừng bước. Dưới vòm trời trong suốt ánh trăng, Bạn
cười tươi nhè nhẹ vỗ vai tôi và nói: Hãy
dừng chân vì chúng ta đã đến nơi rồi”.
Anh
chị em thân mến,
Muốn
theo Chúa Giêsu đến cùng, phải ra
đi tay không, phải bỏ lại đằng sau cả
hành trang, kỷ vật và người thân. Khi
đã mất hết, chỉ còn lại một mình Ngài,
cuộc hành trình sẽ kết thúc êm đẹp. Đó
cũng là những đòi hỏi mà Chúa Giêsu ngỏ cùng
những người muốn đi theo
Ngài trong bài Tin Mừng hôm nay:
Thánh Luca
kể lại, khi Chúa Giêsu đang tiến lên Giêrusalem,
nơi Ngài phải hoàn tất công cuộc cứu thế
bằng tử nạn thập giá, thì một người
chạy lại bày tỏ thiện chí tối đa:
“Thưa Thầy, Thầy đi đâu con cũng xin theo
Thầy”. Chúa Giêsu không vồn vã cũng không xua đuổi,
nhưng nói lên thân phận của Ngài để giúp cho
người kia ý thức rõ ràng những gì chờ
đợi anh ta, nếu anh ta muốn theo Chúa một cách
dứt khoát và tuyệt đối như vậy, Ngài nói:
“Con cáo có hang, chim trời có tổ, còn Con Người không
có chỗ dựa đầu”. Điều nầy Chúa Giêsu
đã thực hiện ngay từ lúc Ngài sinh ra: “không có
chỗ cho ông bà trong quán trọ”, và Ngài đã
được thân mẫu vấn tã đặt nằm trong
máng cỏ. Cuối cùng, trên thập giá, chúng ta
cũng đã thất tất cả sự khốc liệt
của lời tuyên bố nầy. Trong
Tin Mừng thứ ba, không bao giờ thấy nói đến
một ngôi nhà riêng của Chúa Giêsu hoặc của nhóm môn
đệ. Thực tế là vậy đó, muốn theo hay không tùy ý.
Một
người khác lại được Chúa Giêsu
ngỏ lời trước: “Hãy theo Tôi”. Nhưng anh ta lại xin phép trở về nhà mai
táng cha mình trước đã. Chúa Giêsu không
nhượng bộ: “Hãy để kẻ chết chôn
kẻ chết, còn anh, hãy đi loan báo Nước Thiên Chúa”.
Sứ mạng loan báo Nước Trời là
ở cõi chết. Hãy để những
người ở ngoài Nước Trời chôn cất
những người ở ngòai Nước Trời. Còn người đã được gọi
phục vụ Nước Trời thì hãy lo bổn phận
chính của mình trước hết và trên hết, không
được trì hoãn vì bất cứ lý do gì. Việc
báo hiếu cha mẹ là việc quan trọng nhất theo quan niệm thông thường của
người đời, cũng không thể làm trì hoãn
việc rao giảng Nước Thiên Chúa.
Người
thứ ba đến xin theo Chúa
Giêsu thì vừa xin đi theo vừa đặt điều
kiện: “Thưa Thầy, con xin đi theo Thầy, nhưng
xin cho phép con về từ giã gia đình trước đã”.
Chúa Giêsu nói thẳng cho anh ta biết rằng
thái độ ấy không xứng đáng với
Nước Thiên Chúa. Câu chuyện nầy cho ta liên
tưởng đến câu chuyện ông Êlia gọi ông Êlizê
mà chúng ta vừa nghe trong Bài đọc I: Ông Êlizê
được gọi, xin về từ giã cha mẹ
trước đã. Ông Êlia đồng ý ngay.
Còn ở đây, Chúa Giêsu cho thấy đòi hỏi của
Nước Thiên Chúa mãnh liệt hơn đòi hỏi
của Cựu Ước. Toan đi theo
Chúa Giêsu mà còn quyến luyến cha mẹ hơn Chúa Giêsu hti2
khác nào kẻ đã cầm cày mà còn ngoái cổ lại
đằng sau. Cầm cày thì phải nhìn
về phía trước mới cày được.
Muốn theo Chúa Giêsu thì không
được quyến luyến cái gì khác, kể cả cha
mẹ.
Thưa
anh chị em,
Ba
mẫu đối thoại nầy đặt chúng ta
trước ánh sáng chói lòa của những đòi hỏi
của Nước Thiên Chúa. Muốn theo Chúa Giêsu thì phải
chấp nhận đồng số phận với Ngài: nghèo
khó, trần trụi, không nhà riêng, không trụ sở, không có
gì bảo đảm cho mình ở trần gian nầy;
phải coi nhiệm vụ rao giảng Nước Trời
là nhiệm vụ trên hết.
Chúa Giêsu
không nhượng bộ nửa bước trước
những bổn phận chính đáng nhất như mai táng,
từ giã cha mẹ. Chính Ngài đã
cư xử như vậy lúc Ngài ở lại trong
đền thờ năm 12 tuổi. Thánh
Giuse và Đức Mẹ đã đau điếng về
chuyện nầy. Chúa Giêsu chỉ trả lời
bằng một câu thật khó hiểu: “Ông Bà kh“Ông Bà không
biết rằng tôi phải lo việc của Cha tôi sao?”. Đức Mẹ đã ghi
nhớ và nghiền ngẫm câu ấy suốt đời.
Những lời tuyên bố của Chúa Giêsu
ở đây cũng làm cho chúng ta choáng váng chẳng khác
Đức Mẹ và Thánh Giuse lúc ấy. Muốn
hiểu được, chúng ta phải im lặng suy đi
nghĩ lại trong lòng.
Đối
với những người được mời gọi
hiến thân phục vụ Nước Thiên Chúa, những
lời nầy mời gọi kiểm điểm lại
thái độ sống của mình. Chúa Giêsu và Nước Trời đã thực
sự độc chiếm tâm hồn và cuộc đời
của mình chưa? Đối với mọi Kitô
hữu, những lời nầy cũng có ý nghĩa, vì
tất cả những ai muốn theo Chúa Giêsu trên con
đường tới vinh quang đều phải coi Chúa
Giêsu và Nước Thiên Chúa hơn tất cả, nếu còn
ngoái cổ lại đằng sau, còn coi một cái gì hơn
Chúa Giêsu thì không xứng đáng vào Nước Thiên Chúa. Thánh
Phaolô đã sống điều nầy và đã phát biểu:
“Tất cả những cái tôi coi là mối lợi cho tôi, thì
vì Đức Kitô, tôi đã coi như bất lợi. Chẳng những thế, tôi còn coi mọi sự
hết thảy như thua lỗ, bất lợi hết,
trước cái lợi tuyệt vời là được
biết Đức Kitô Giêsu, Chúa tôi. Vì Ngài, tôi đành
bị tổn hại về mọi sự và xem như rác
rưởi tất cả, để lợi
được Đức Kitô” (Pl 3,7-13).
Theo Chúa
thì có nhiều người muốn theo.
Nhưng lại chỉ muốn theo Chúa
như quan niệm và ý muốn của mình, chứ không theo
Chúa như Chúa muốn. Vì thế, có khi mắc phải
ảo tưởng là mình đang theo Chúa,
nhưng thật ra họ đang theo mình và bắt Chúa theo
mình. Theo Chúa đúng nghĩa là phải chấp nhận
rủi ro, mạo hiểm, mất gốc; phải từ
bỏ tất cả những gì không phù hợp với ý
Chúa, với sự thánh thiện của Ngài, phải từ
bỏ những gì là nguy cơ làm cho ta xa Chúa hay cản
trở ta kết hợp mật thiết với Chúa. Theo Chúa là phải hoàn toàn tín nhiệm vào Chúa và
thuộc trọn về Chúa.
Việc
tham dự tích cưc và trọn vẹn vào mầu nhiệm
chết và sống lại của Đức Kitô
được tái diễn trên Bàn Thánh nầy sẽ giúp
chúng ta sống một cuộc đời thuộc trọn
về Chúa mãi mãi.
|