Những đòi hỏi của cuộc khổ nạn - R.
Gutzwiller
LOAN BÁO LẦN
NHẤT
1. Đối
với chính Đức Kitô
Việc giáo dục lòng tin mang lại kết
quả nào? Bây giờ ta thử xét xem.
‘Theo như dân chúng nói thì Ta là ai?’. Câu trả
lời không thoả đáng tý nào. Một số thì coi Ngài
như là Gioan Tẩy giả, số khác coi Ngài là Êlia, số
khác nữa coi Ngài như một tiên tri thời xưa nào
đó sống lại. Như vậy việc huấn
luyện dân chúng về mặt tinh thần chẳng đi
đến đâu; ngoại trừ các tông đồ.
‘Còn các con, các con nói Ta là ai? Phêrô đáp:
‘Đức Kitô của Thiên Chúa’. Họ đã nhận ra Ngài
là Đấng cứu thế. Việc Đức Giêsu
mặc khải đã thực hiện được
bước dứt khoát. Trong Do thái giáo thời đó, và
dĩ nhiên là cả các tông đồ nữa, họ không quan
niệm về Đấng Messia một cách đầy
đủ và đúng đắn. Họ trông chờ
Đấng Messia đem đến sự giải phóng chính
trị và quốc gia bành trướng, dĩ nhiên là
được sống thoải mái ngay dưới thế
và thoát moị nỗi âu lo.
Đức Kitô thực sự là một
Đấng Cứu Thế, nhưng theo một nghĩa khác
hẳn. Ngài là Tôi tớ Giavê như tiên tri Isaia loan báo, là Con
Người đau khổ, là Con Chiên bị đem đi
giết, là Người cơ cực phải gánh lấy
gánh nặng thay cho dân và chuốc lấy mọi khổ
đau. Đặc tính ấy của Đấng cứu
thế chỉ mơí được tỏ rõ khi Ngài tuyên
bố cho các tông đồ lời lạ lùng này: ‘Con
Người, phải chịu nhiều đau khổ’,
như vậy, chẳng còn là vinh quang phàm tục, là vĩ
đại thế trần, hay đời sống thoải
mái tại thế. Con đường Ngài đi là con
đường khổ cực, khiêm tốn và âm thầm.
Đây không phải là cái đau khổ của một
người với tư cách cá nhân mà là sự đau
khổ của Đấng Messia nơi dân Ngài.
Vì ‘Ngài bị hàng niên trưởng và các
Thượng tế cùng ký lục từ bỏ’. Ba nhóm
người có thế lực chính thức: các Thượng
Tế, ký lục và đại diện chính trị của
mười hai chi tộc. Như vậy, tất cả
những ai trong hội đồng cố vấn tối
cao, quyền hành pháp và lập pháp của dân đều ghét
bỏ Ngài. Chức vụ Cứu Thế của Ngài coi
như chẳng còn gì đáng nói nữa: Ngài chẳng
phải là người họ tuyển chọn mà bị
họ sa thải. Ngài chuốc lấy sự nhục nhã
của những người tội lỗi, của những
người lìa xa Thiên Chúa với mục đích huỷ
bỏ sự nhục nhã ấy và làm cho những kẻ
hư hỏng thành những người được
chọn.
Được Thiên Chúa sai đến, bị
con người ghét bỏ, nhưng Ngài cũng sẽ chu toàn
sứ mệnh và thực hiện được lời
mời gọi con người để họ có thể
theo Ngài và đến với Thiên Chúa.
‘Ngài sẽ bị giết’. Đấy là hình
khổ cuối hết và trên hết. Đây là cuộc
hiến tế toàn vẹn, Thiên Chúa không có can thiệp gì
hết, lúc ấy, chẳng có ai ý thức được
cuộc hiến tế ấy để rồi ăn
năn sám hối mà trở lại. Đó là một sự bỏ
rơi, và bỏ rơi trong tuyệt vọng, sự
nhục nhã biến thành sự bỏ rơi hoàn toàn.
Satan tự hào về cái chết ấy, và
chỉ sau đó nó mới nhận ra một sự thất
bại hoàn toàn, vì cái chết, một hiến tế cho Thiên
Chúa hằng sống, lại phát khởi một cuộc
sống mới.
‘Ngày thứ ba Ngài sống lại’. Đây là
lần đầu tiên ta thấy rõ đặc tính và bản
chất vai trò Cứu Thế của Đấng Cứu
Thế. Đây cũng là lúc ta có một cái nhìn hướng
về tương lai, về một đời sống hoàn
toàn khác biệt, đến những thực tại bên kia
thế giới. Việc Chúa sống lại là khởi
điểm sự sống lại của nhân loại
mới. Cái chết của Ngài là sự trở về lòng
đất mẹ để tái sinh thành ‘trưởng
tử trong loài thọ sinh’. Rồi ai cũng chết theo
Ngài sẽ cùng được tái sinh với Ngài.
Cái chết của Ngài khai mở cánh cửa
sự sống. Ngài bước qua cánh cửa đó
để tiêu diệt cái vận mạng tàn khốc đã
khiến mọi vật chất phải chết, vì từ
đây, nơi Ngài và nhờ Ngài, có một sinh lực làm cho
mọi vật sống lại và chiến thắng sự
chết.
Sứ mệnh của Ngài lớn lao quá
đến nôĩ các tông đồ không thể tiên cảm
được. Việc tiên báo cuộc thương khó, cái
chết và sự phục sinh của Chúa mới nghe như
sét đánh, như một sự thật không lãnh hội
được, hoàn toàn không như họ tưởng và làm
tiêu tan mối hy vọng sẵn có của họ.
Thực ra việc loan báo ấy làm nổ tung
khuôn khổ ý tưởng hẹp hòi của họ, và
mở ra cho họ một chân trời khác rộng lớn
hơn. Bởi thế, việc tiên báo thương khó, ngoài
việc gây kinh ngạc còn hàm chứa một yếu tố
hoan lạc.
2. Đối
với các tín hữu.
‘Nếu ai muốn theo Ta, thì hãy từ bỏ
chính mình, hãy vác lấy khổ giá của mình môĩ ngày và hãy
theo Ta’. Đó là một đòi hỏi hết sức rõ
rệt. Nếu Đức Kitô ôm ấp con đường
đau khổ mà cuối đường là cây Thập giá,
thì ai muốn theo Ngài tất nhiên phải đi vào con
đường đó. Như một kẻ bị kết
án vác thập giá đến nơi hành quyết, thì
người Kitô hữu cũng tự coi mình đã bị
thế gian lên án và đời mình là một cuộc hành trình
đến pháp trường, và phải mang lấy gánh
nặng của án lệnh do con người phán quyết.
Họ cô đơn, không được thông
cảm, bị lên án bởi các vị cầm quyền chính
thức. Họ mang thân phận phải chết; đời
sống của họ là một cuộc hiến tế,
một hiến tế được chấp nhận.
Đây là những cái đi ngược với cảm quan
và ước vọng hoàn toàn tự nhiên của họ.
Thế nên, họ luôn phải tự nhắc cho mình
tiếng ‘không’ của việc từ bỏ.
Tuy nhiên, như Chúa Kitô, Ngài chỉ phục
sinh sau khi đã bước qua chặng đường
khổ nạn, chết đi, thì cuộc sống của
người Kitô hữu, vốn dĩ đã cực nhọc
cả bề trong lẫn bề ngoài, vẫn mang vẻ thua
thiệt, mà thực tế lại là một mối lời,
kể như đã chết mà thực ra đang sống.
‘Ai muốn cứu lấy sự sống mình
thì sẽ mất, còn ai mất sự sống mình vì Ta, thì
sẽ được sống’. Diễn trình suy nghĩ
tự nhiên và ích kỷ muốn đạt được
những lợi ích phàm tục, trần thế… và song
song với cái diễn trình ấy là cái tôi, cái tôi tốt
nhất, phải bị tiêu diệt. Nào người ta
được ích gì khi được lời lãi cả
thế gian mà lại mất linh hồn mình? Nhưng
thực tế, chỉ con đường ấy mới
dẫn đến sự sống.
Thông phần sự vinh quang của Chúa Kitô,
đó là đích điểm con người phải nhắm
tới trước hết. Sự vinh quang này xét
dưới ba phương diện: Sự vinh quang khi Chúa
biến hình và sự vinh quang của Cha trên trời, và sau
cùng là sự vinh quang của các thiên thần bao quanh hai vinh
quang trên.
|