Hãy từ bỏ mình
"Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác
thập giá mình hằng ngày mà theo"
Hôm nay Chúa Giêsu
cũng lại hỏi chúng ta: "Các con bảo Thầy là
ai?" (Lc 9, 20).
Câu trả lời có thể là: Ngài là trái
đất, là bầu trời xanh, là đại dương
bao la, là bài ca, là cơn gió nhẹ ban mai, là thanh âm và hơi
thở củ mọi loài sinh vật, là sự rực
rỡ của mùa xuân, là nắng hè ấm áp, là những
cơn mưa ngâu, là vẻ đẹp lúc sang thu, là cánh
tuyết long lanh mùa đông, là ánh bình minh và hoàng hôn. Ngài là ánh
mắt và nụ cười của trẻ thơ, là bàn tay
êm ái của mẹ hiền, là cánh tay che chở của
người cha, là tình huynh đệ của các anh chị
em, là sự âu yếm của ông bà nội ngoại, là
sự ồn ào tươi vui của bạn bè, là những
lời thì thầm yêu đương, là sự ngây thơ
của nụ hôn đầu tiên. Ngài là
tiếng cầu cứu của trẻ thơ và
người già bị bỏ rơi, là cơn đau sầu
khổ của người bệnh, là bác sĩ, là niềm
hy vọng, là người khách. Ngài là người
bạn, là người yêu, là lối đi, là ánh sáng, là
cuộc đời, là lời chúc lành, là bóng hình từ ái
của người tu sĩ, là sự dịu ngọt linh
thiêng trong bí tích Thánh Thể, là Đấng Cứu
Độ của tôi. Và còn bao nhiêu trả
lời khác nữa.
Thế nhưng, cảm
nghiệm về "Chúa Giêsu là ai" trong cuộc
đời của mỗi người rất khác nhau.
Trong bài Phúc Âm ( Lc 9, 18-24) Chúa Giêsu hỏi các môn đệ
"Thầy là ai" để giúp họ biết
"họ là ai" trong tương quan giữa họ
với Chúa Giêsu. Khi tuyên xưng "Thầy là
Đức Kitô của Thiên Chúa" (Lc 9, 20). Phêrô cũng khẳng định ông là môn
đệ của Ngài. Vì thế Chúa mới nói cho các
môn đệ biết họ cũng phải đi theo con đường đau khổ
giống như Ngài. "Ai muốn theo Ta, phải từ
bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo" (Lc 9,22-23). Đó là con đường
bước theo Thầy Giêsu củangười môn
đệ..
Trong bài đọc thứ hai Thánh Phaolô
nhắc nhở dân Galát rằng: "Anh em đã chịu phép
rửa trong Đức Kitô, nên anh em đã mặc lấy
Đức Kitô" (Gl 3, 27). Mặc lấy
Đức Kitô, hay mặc lấy chiếc áo trắng
rửa tội là mang lấy thánh giá giống như Ngài.
Đau khổ của thập giá tự
bản chất là hình phạt của tội (St 3, 16-19).
Nhưng qua Đức Kitô, đau khổ
đã trở nên giá cứu chuộc nhân loại, thập giá
trở thành Thánh Giá. Thánh Giá với
tượng Chúa Giêsu chịu đóng đinh là một hình
ảnh giúp chúng ta ý thức về ý nghĩa của sự đau
khổ. Chúng ta giữ thân xác khổ
đâu của Chúa Giêsu trên thập giá để nhắc
nhở chúng ta đừng quên rằng nhờ sự khổ
đau của Chúa Giêsu mà chúng ta được ơn
cứu rỗi và cùng chia sẻ sự Sống Lại
với Ngài (Ga 1, 4; 1Ga 1, 7). Chúa Giêsu chịu đóng
đinh trên cây thập giá còn là một nhắc nhở
về lời Ngài dạy bảo chúng ta hôm nay: "Ai
muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình,
vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta" (Lc 9, 23). Thập giá Chúa Giêsu đề cập chính là sự
chọn lựa từ bỏ mình để dâng hiến hoàn
toàn cho thánh ý Thiên Chúa (Rm 6, 13; 12, 1). Từ
bỏ những ý kiến, suy nghĩ riêng tư, cả cái
tôi kiêu căng, tự ái, ích kỷ, và lòng ham hố danh
lợi (Pl 2, 21). "Hãy từ bỏ mình" là con
đường tu đức biến đổi đau
khổ của thập giá trở thành ơn cứu
độ của Thánh Giá mà Chúa Giêsu đã dạy và chết
vì yêu thương chúng ta. "Hãy từ bỏ mình" là con
đường dài cho đến hơi thở cuối
cùng. Con đường đó bắt đầu xem ra có vẻ
dễ dàng, nhưng diễn tiến và kết thúc lại vô
cùng khó khăn. Để hoàn toàn từ bỏ
chính mình như Đức Kitô đã từ bỏ, chúng ta
phải học biết cách yêu thương như Ngài đã
yêu (Ga 15, 12; Ep 2, 4-6).
Lạy Chúa Giêsu,
xin dạy chúng con biết từ bỏ mọi sự
để dứt khoát bước theo
Ngài đến cùng. Amen.
|