MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đấng Mêsia Đau Khổ – Flor Mccarthy (trích Dẫn Từ ‘phụng Vụ Chúa Nhật Và Lễ Trọng’)
Thứ Bảy, Ngày 18 tháng 6-2016

Đấng Mêsia đau khổ – Flor McCarthy

(Trích dẫn từ ‘Phụng Vụ Chúa Nhật và Lễ Trọng’)

Suy Niệm 1. TRỞ NÊN CHÍNH MÌNH.

Có những người thèm khát được tán thưởng. Họ có lẽ đã lớn lên với cảm giác mình bị bỏ quên, bị chỉ trích và chê bai. Người nào có sự nghi ngờ thật sự và sâu xa về chính mình luôn luôn chờ đợi sự xác nhận của người khác.

Người nào càng thiếu căn tính của bản thân và sự thành công, càng cảm thấy có nhu cầu đồng hoá mình với một nhóm xã hội đang thành đạt. Có người đeo mặt nạ để chiếm được sự tán thưởng. Nhưng người nào luôn phô trương, thì những dự tính hiếm khi đạt kết quả.

Khi Đức Giêsu hỏi các Tông đồ: “Dân chúng nói Thầy là ai?” Người không hỏi điều đó vì lợi ích của Người mà vì lợi ích của họ. Người biết rõ Người là ai. Người có một sự tự chủ phi thường đến nỗi Người có thể đối diện với cả sự nịnh hót và thù ghét với sự thanh thản hoàn toàn.

Tin Mừng nói về sự từ bỏ chính mình, và cũng nói về “chết cho chính mình”. Đời sống tâm linh bao gồm từ bỏ chính mình và chết cho chính mình, nhưng xét toàn bộ đúng hơn, đó là vấn đề trở nên chính mình, tức bản ngã chân thật và viên mãn. Đó là điều quan trọng nhất trong đời sống. Nếu trái lại, chúng ta không thể sống và hạnh phúc tràn đầy. Vậy, dù đường đời chúng ta là gì thì vấn đề thật sự quan trọng là chúng ta phải trở nên chính mình, không để cho nỗi sợ hãi điều người khác nghĩ về chúng ta làm chúng ta tê liệt.

Trong đời sống công cộng, cái tôi thật đặc biệt khó thấy rõ. Phongxiô Philatô biết rằng Đức Giêsu vô tội nhưng sợ làm mất địa vị với vinh dự và các đặc quyền mà đối với ông là tất cả mọi ý nghĩa. Khi chúng ta phạm tội vì sợ mất địa vị thì cái “bản ngã” của chúng ta chìm sâu vào bóng tối. Nhưng bản ngã thật hiện rõ khi chúng ta làm theo lương tâm, và có đủ dũng cảm để liều mình bước ra khỏi con đường xấu.

Bản ngã chân thật hiện rõ trong sự khiêm nhường, qua mọi thất bại và cả những lầm lỗi. Đó là một sự phát triển chậm và đẹp qua mọi giai đoạn của đời sống. Vì chúng ta lữ hành hướng về điều đó, chúng ta được kêu gọi phải sống nhẫn nại và cho phép mọi việc xảy đến với chúng ta –bệnh tật, khủng hoảng mất mát- để hoạt động một cách hiền hoà ở giữa chúng ta. Khi chúng ta thật sự ước muốn sống chân lý, mọi việc sẽ cùng nhau hoạt động cho điều tốt và cho sự phát triển của chúng ta hướng về sự trưởng thành tâm linh.

Sự trưởng thành ấy có thể không thấy được. Nó xảy ra bên trong chúng ta. Đặc biệt nó xảy ra trong những người khiêm hạ và không quan trọng về mặt xã hội. Nó không cần mang đến phần thưởng danh dự và tiền bạc. Nhưng nó sẽ dẫn đến một sự hiệp thông sâu xa với những người khác.

Trong quá khứ, tính tâm linh liên quan đến việc mặc lấy một cái ngã khác –thường là một cái ngã sùng tín và thánh thiện. Tính tâm linh thật ra không phải là vấn đề mặc lấy một cái gì từ bên ngoài chúng ta, nhưng là rút ra điều mà chúng ta đã được ban cho. Đó là làm hiện rõ cái bản ngã tâm linh của mình. Bản ngã tâm linh là bản ngã thật, làm bằng chất liệu con người nhưng mang hình ảnh của Thiên Chúa.

Qua mọi giai đoạn phát triển, mục đích thật sự trong đời sống là trở thành chính mình, là làm cho mọi rào cản sụp đổ để cái “tôi” thâm sâu nhất có thể xuất hiện rõ ràng. Nó không muốn trở thành điều mà những người khác muốn chúng ta trở thành hoặc hô hào chúng ta quan tâm bằng mọi giá. Nó không muốn nỗ lực trở thành một người khác, những trưởng thành từ hạt giống sự sống ở bên trong chúng ta. Chúng ta là những người khách hành hương xa lạ trong cuộc hành trình để trở thành người mà chúng ta thật sự vẫn là. Thật bi đát khi luôn luôn có rất ít người “chiếm hữu được linh hồn họ trước khi họ chết.

Suy Niệm 2. NHẬN THỨC CỦA DÂN CHÚNG

Dân chúng nói tôi là ai? Hoặc Tôi như thế nào đối với những người khác? Đó là những câu hỏi mà nhiều người hỏi, nhưng đặc biệt là những người được dân chúng nhìn vào.

Khi Đức Giêsu hỏi: “Dân chúng nói Thầy là ai?”. Người không hỏi điều đó vì lợi ích cho Người mà vị lợi ích của các Tông đồ. Đức Giêsu biết rõ Người là ai. Người có sự tự chủ phi thường đến nỗi Người có thể đối mặt với cả sự nịnh hót lẫn sự thù ghét với sự thanh thản hoàn toàn.

Một số người thèm khát được tán thưởng. Hẳn họ đã lớn lên với cảm thức mình bị bỏ quên, chê bai và chỉ trích. Người nào có sự hoài nghi sâu xa, thật sự về mình luôn luôn tìm kiếm sự xác nhận của những người khác.

Chúng ta cần tìm kiếm thực tại của riêng mình để có thể đứng vững trên đôi chân của mình. Do đó chúng ta không cần người khác chống đỡ cho chúng ta. Có những người có một ngọn lửa chiếu sáng rực rỡ liên tục từ nơi thâm sâu của tâm hồn họ. Ngọn lửa ấy không biết đến họ, vì nó không lệ thuộc vào điều mà những người khác nghĩ về họ. Đó là điều họ nghĩ về chính họ với sự chắc chắn và thanh thản.

Tuy nhiên, một đôi khi nhìn lại chính mình như những người khác nhìn chúng ta có thể có lợi cho chúng ta. Alfred Nobel là một nhà công nghiệp người Thuỵ Điển giàu có và danh tiếng. Ông đã phát minh ra chất nổ. Nhưng gần cuối đời ông hoàn toàn không hạnh phúc. Ông chưa bao giờ kết hôn và cả đời ông, ông bị sức khoẻ kém là phiền nhiễu. Kết quả là ông có một nhân sinh quan rất bi quan.

Thế rồi, một sáng nọ, ông đọc thấy trong một tờ báo một cáo phó của ông. Đó là một nhầm lẫn của một nhà báo. Ông rất bối rối bởi những điều ông đọc. Điều làm ông tổn thương nhất là hình ảnh sai lạc mà dân chúng có về ông. Thế giới biết đến ông như “một ông vua chất nổ. Đó là từ người ta dùng để nhắc đến ông. Trong bản cáo phó, người ta không hề nói đến mong ước của ông muốn đoàn kết các dân tộc và làm cho chất lượng của đời sống con người tốt hơn.

Tổn thương to lớn đối với ông là khám phá ra rằng mọi điều chủ yếu, mọi việc làm nên cái cốt lõi của đời ông đã bị che giấu đối với người khác; còn mọi điều sai lạc lại được phổ biến công khai. Ông cảm thấy hoàn toàn bị hiểu lầm. Ông không phải như thế. Ông quyết định phải lập tức hành động để cho thế giới biết lý tưởng thật và mục đích của đời ông.

Ông để lại phần lớn gia tài khổng lồ dùng vào việc làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Ông lập ra năm giải thưởng để phát cho các ông hay bà nào có sự đóng góp nổi bật vào các lĩnh vực vật lý, hoá học, y học, văn chương và hoà bình. Ông muốn được nhớ đến không phải như một người đã phát minh ra thuốc nổ có thể làm thế giới nổ tung, nhưng như một người có tâm hồn tốt lành và nhân hậu.

Điều đã xảy ra cho ông Nobel chứng tỏ người ta mắc sai lầm như thế nào trong sự phán xét người khác. Điều đó cũng đã xảy ra với chính Đức Giêsu. Tin Mừng hôm nay cho thấy dân chúng có những ý tưởng khập khiễng về Người. Có kẻ nghĩ Người là Gioan Tẩy Giả (lúc đó đã chết). Những người khác thì nói là một ngôn sứ thời xưa sống lại.

Đức Giêsu là Đấng Mêsia như Phêrô đã đoán chính xác. Nhưng Người không là Đấng Mêsia vinh quang như dân chúng đã mong đợi. Người phải là một Đấng Mêsia đau khổ. Người không thống trị, Người phục vụ. Đức Giêsu không quan tâm chiếu rọi hình ảnh mà dân chúng muốn. Người biết Người có một số phận mà Thiên Chúa đã định mà Người phải hoàn thành, không sai sót.

Chúng ta sẽ mắc sai lầm nếu bận tâm chính của chúng ta chiếu rọi một hình ảnh tốt đẹp và và sống theo những kỳ vọng của người khác. Điều duy nhất mà chúng ta được mời gọi trở thành là phải trở nên cái bản ngã chân thật của mình. Chúng ta không thể sống viên mãn và hạnh phúc nếu không hoàn thành điều đó. Nhưng chúng ta không nên bằng lòng cho đến lúc đạt đến mức độ tốt nhất mà chúng ta có thể đạt được trong việc trở nên chính mình. Vậy, dù đường đời của chúng ta như thế nào, điều thật sự quan trọng là chúng ta phải trở nên chính mình trước mặt Thiên Chúa và người khác. Đây là cuộc hành trình về lại nhà mình.


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Hãy Đổi Cung! (6/19/2016)
Hai Câu Hỏi – Mark Link (trích Dẫn Từ ‘giảng Lễ Chúa Nhật’) (6/19/2016)
Đức Kitô – Lm. Giuse Trần Việt Hùng (6/19/2016)
Đức Kitô Là Ai Đối Với Tôi? – Lm Gb. Trần Văn Hào (6/19/2016)
Chuỗi Thương Xót Cho Người Hấp Hối (6/19/2016)
Tin/Bài cùng ngày
Viết Về Cha Tôi (6/18/2016)
Đau Khổ ----- (6/18/2016)
Đau Khổ Sinh Hoa Trái (6/18/2016)
Dấu Chứng Tình Yêu – Thiên Phúc (trích Dẫn Từ ‘như Thầy Đã Yêu’) (6/18/2016)
Đáng Lý Không Thể Có Được… – Achille Degeest. (trích Dẫn Từ ‘lương Thực Ngày Chúa Nhật’) (6/18/2016)
Tin/Bài khác
Đồng Hành Với Chúa - Radio Veritas ------- (6/17/2016)
Đám Đông Bảo Thầy Là Ai? (6/17/2016)
Con Thiên Chúa (6/17/2016)
Chỉ Có Mầu Nhiệm Vượt Qua Mới Quan Trọng (trích Dẫn Từ ‘giảng Lễ Chúa Nhật’ – Charles E. Miller) (6/17/2016)
Câu Hỏi Hơn Hai Ngàn Năm (suy Niệm Của Lm Giuse Nguyễn Hữu An) (6/17/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768