Tình yêu tăng giá trị
con người - Achille
Degeest
(Trích dẫn
từ ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Những nhà nghiên cứu Kinh Thánh nhận diện người đàn bà tội
lỗi nói đến trong đoạn Phúc Âm hôm nay là
Maria người xứ
Magđala, hoặc Maria
người xứ Bêtania, hay một phụ nữ nào đó tên
tuổi không thấy ghi lại. Ở đây chi tiết đó không đáng
kể. Bài tường
thuật đúng là một trang
tuyệt bút, đáng cho người
ta không dám phụ thêm
chú giải. Chúng ta hãy
theo mấy
gợi ý của bản văn để suy niệm:
1) Đức
Giêsu đặt con người -như người đàn bà tội lỗi
hay Simon người biệt
phái chẳng hạn- vào vị trí đối
diện với Thiên Chúa chứ
không đối diện xã hội. Simon người biệt phái thuộc giới trưởng giả Do thái. Giới này có lý
để coi trọng sự tuân thủ lề luật, nhưng họ bị cám dỗ
trở nên cực đoan, khai trừ những kẻ nào (kể cả
đàn bà) không theo
những nghi thức, không giữ những cấm kỵ, tóm lại không
sống như họ. Giới ấy có lý khi đề
cao giới luật, nhưng vô lý khi
trục xuất kẻ vô tội.
Đức Giêsu can thiệp, đặt kẻ “công chính” chung
với kẻ tội lỗi cùng một “chỗ đứng trước mặt Thiên Chúa”. Lúc đó
viễn ảnh hiện ra rất
rõ. Kẻ công chính phải
dung hoà sự tuân giữ giới luật với lòng thương yêu tha nhân, bởi
lẽ giới luật được Thiên Chúa ban hành vì thương
yêu nhân loại –kẻ có tội có
lý để tin vào tình yêu
đại lượng
tha thứ, nhưng tình yêu ấy nhắc
nhở phải tuân giữ giới luật. Tưởng tượng
rằng người
phụ nữ tội lỗi được tha thứ vô điều
kiện, không bị cảnh cáo phải trở lại trật tự, một trật tự của tình yêu đem
bình an cho tâm hồn- nghĩ như vậy là theo chủ nghĩa lãng mạn xấu. Đức Giêsu tha tội, nghĩa là cho
người ấy đi vào sự
bình an của
một đời sống được thanh tẩy, được sắp đặt lại. Bình an ở đây không phải là thứ
yên ổn bé nhỏ của
một trật tự xã hội
nào đó, dù cho là
của giới trưởng giả, bình an là hệ
quả một sự tổ chức lại nếp sống trước mặt Thiên Chúa. Trước mặt Thiên Chúa, con người phô bày rõ
chân tướng tốt xấu, không thêm bớt.
2) Đức
Giêsu nhắc nhở rằng giới luật chỉ có giá
trị nếu người ta coi là lệnh
truyền phải tuân theo,
là biểu hiệu sống động của một Ý Muốn yêu thương. Giới luật Thiên Chúa là gì?
Thiên Chúa muốn cho chúng ta
thành đạt, chính Người chỉ vẽ cho chúng ta
phương pháp thành đạt. Giới luật Thiên Chúa biểu hiện cho tình yêu của
Người. Không
hề tỏ uy quyền với con cái là không thương
yêu chúng. Thiên Chúa thương
yêu chúng ta, cho nên
Người tỏ uy quyền lẫn tình thương, vừa ân vừa uy,
chúng ta gọi những lời răn bảo vì thương
yêu của Thiên Chúa là
giới luật. Giới luật tôn trọng quyền tự do của chúng ta, lại vừa
giúp chúng ta phát huy
bản thể, dẫn chúng ta đi vào
con đường hạnh
phúc. Nếu chúng ta quên mất khối lượng tình yêu sống
động hàm chứa trong giới luật, giới luật sẽ trở nên vô nghĩa
lý.
3) Đức
Giêsu vượt lên trên danh
hiệu ‘cách mạng’ hoặc ‘bảo thủ’, Chúa làm cho
con người lại
có được giá trị. Một số người có xu hướng
muốn kéo những điều gì vượt khỏi họ xuống tầm cỡ thấp kém của họ.
Họ muốn thu hẹp
sứ mạng Đức Giêsu vào phạm vi xã hội học,
muốn xem Chúa như một
người làm cách mạng hoặc một người bảo thủ. Thật ra, Chúa đặt quan hệ nhân bản
giữa Chúa và người đàn bà tội
lỗi hoặc người biệt phái Simon, Chúa đưa họ lên ngang tầm
quan hệ thần thánh giữa người và Thiên Chúa.
Xử sự lịch thiệp khi nhận lời mời của người biệt phái tỏ lòng từ
bi đại lượng
khi nhận bình dầu thơm của
người đàn bà ăn năn
sám hối, tại sao vậy?
Chúa làm thế để
mặc khải cho hai người
ấy bằng những lời nói khác nhau
rằng, bên trên cuộc đời họ có một tình
thương. Tình
yêu thương của Thiên Chúa trên mỗi
con người làm tăng giá trị
bản thể người ấy, biến đổi thành một con người được
thánh hoá phải được tôn trọng.
|