MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: thánh thể
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bài 75: Cảm Nhận Hạnh Phúc Được Chúa Ở Trong Ta, Ta Ở Trong Chúa. (phan #3)
Thứ Tư, Ngày 1 tháng 6-2016
+ Tránh thái độ lơ là : Có một số tín hữu, sau khi Rước Lễ, thay vì ở với Chúa, thờ lạy, tạ ơn Chúa, yêu mến Chúa, cầu nguyện, thưa chuyện, tâm sự vui buồn với Chúa…, lại đi đọc kinh này kinh khác, hoặc đến trước ảnh tượng Đức Mẹ, hay thánh nọ thánh kia mà cầu xin… Chẳng ai khờ dại đến nỗi có vua ngự đến, lại bỏ vua mà chạy đến cùng đầy tớ vua !

Hỏi họ tại sao làm thế ? Họ đáp : Cầu xin Đức Mẹ và các thánh thì thấy gần gũi, cụ thể hơn, còn Chúa thì thiêng liêng và cao xa quá !

Tình cảm đã làm ta lầm to ! Đức Mẹ và các thánh mới thiêng liêng và ở xa ta, bởi vì Đức Mẹ và các thánh đã qua đời, hiện nay đang ở trên trời, và nghe ta cầu xin, cầu bầu cho ta, nhưng không ngự vào lòng ta. Còn Chúa Giêsu Thánh Thể thì khác, khi ta rước Mình Máu Người là đón tiếp chính mình Người với cả thần tính và nhân tính, đã rời bỏ cõi trời xuống ngự trong hình bánh, để ngự vào trong ta. Cụ thể và gần gũi đến thế là cùng !

- Đáng buồn là có rất nhiều người sau khi Rước Chúa, ra về liền, không ở lại tạ ơn Chúa hay ít ra ở lại bầu bạn với Chúa, như Chúa đã khứng ở lại trong ta và bầu bạn với ta : “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy.” (Ga 6.56).

Thái độ ấy chẳng lịch sự chút nào ! Cứ thử nghĩ mà xem : trong giao tiếp xã hội, nếu có một người bạn đến thăm, ta có bỏ mặc người bạn ngồi chơ vơ một mình, còn ta đi làm việc khác, như đi xem Truyền hình, viết sách, hay đi chơi không ? Trước cách cư xử bất nhã đó, thử hỏi có ai còn thèm đến thăm ta nữa !

Chuyện chúng ta không dám làm với người đời, thế mà ta vẫn làm cho Chúa chúng ta đấy thôi, mà không thấy ân hận gì cả, và còn lấy làm thường chẳng để tâm ! Vô tâm, vô cảm đến chừng ấy, không còn biết lấy lời nào mà tả nổi nữa !

Cho nên nhiều lần, Chúa than thở với những tâm hồn bạn hữu tri kỷ của Chúa rằng : trong Phép Thánh Thể, là Bí tích tình yêu, Chúa đau đớn vì bị người ta – nhất là chính con cái Chúa – khinh mạn dể duôi !

Ngày xưa khi các nước bên Âu châu còn toàn tòng đạo, nghĩa là mọi người trong nước đều có đạo Công giáo, người ta rất mực tôn kính Phép Mình Thánh, chẳng hạn như khi linh mục đem Mình Thánh Chúa cho kẻ liệt, là có thể đi công khai ngoài đường – (ngày nay, thời tục hóa, không còn làm như thế được nữa) – và lúc ngài mang Mình Thánh Chúa đi ngoài đường như thế, luôn có hai chú giúp lễ cầm nến đi hầu hai bên, để tỏ lòng tôn kính Mình thánh Chúa mà linh mục đang mang ; chưa kể có nơi còn cho bốn người cầm lọng che trên đầu, và đi trước còn có một người cầm thánh giá cao, chẳng khác gì một cuộc rước Mình Thánh Chúa nho nhỏ vậy!

Vì thế, một lần kia, khi Thánh Philiphê đơ Nêri thấy một bà Rước Lễ rồi mà không ở lại thờ lạy, tạ ơn Chúa, bỏ nhà thờ ra về cách vô tâm như vậy, thánh nhân liền sai hai chú giúp lễ cầm nến đi bên cạnh bà đó, để tôn kính Mình Thánh Chúa đang ngự trong tâm hồn bà, và gián tiếp nhắc nhở cho bà ấy sự vô phép của bà.

Sau Rước Lễ, ở lại và cầu nguyện với Chúa là để làm gì ? Thưa : Để Người chữa lành chúng ta về nhiều mặt. [1]

Chẳng phải chính chúng ta vẫn cầu xin trước lúc Rước Lễ: "Lạy Chúa, con chẳng đáng rước Chúa ngự vào lòng con, nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh”? Thế mà vừa cầu xin như thế xong, Chúa nghe lời ta và chuẩn bị chữa lành, thì ta đã vội vã bỏ ra về mất tiêu, Chúa Giêsu làm sao kịp chữa lành bệnh tật của linh hồn ta? Đành rằng Mình Máu Thánh Chúa có tác dụng chữa lành và biến đổi chúng ta nên tốt lành, nhưng không phải một cách tự động, cứ lên Rước Lễ là ta được biến đổi. Chẳng lạ gì có biết bao giáo hữu Rước Lễ dài dài mà đời sống và tính nết chẳng thay đổi chút nào. Bởi vậy phải ở lại và cầu nguyện với Chúa, dành cho Chúa thời gian để Người chữa lành những tính mê nết xấu của ta….

Cũng như bệnh nhân cần phải ở lại Viện điều dưỡng để được bác sĩ điều trị, chúng ta cũng cần dành thời gian để Chúa – vị Bác Sĩ siêu phàm đại tài – đang ở trong ta với tràn đầy Thần Khí, thánh thiện, sung mãn thần tính của Thiên Chúa, sẽ chữa lành – cách chắc chắn không sai sót – những bệnh hoạn tật nguyền hồn xác chúng ta.

Nhớ lại lời Thánh Aogutinô Tiến sĩ nói: “Thiên Chúa tạo dựng nên ta không cần có ta (cộng tác), nhưng Thiên Chúa không thể cứu ta nếu không có sự hợp tác của ta.” Cũng thế, Thiên Chúa sẽ không chữa lành cho ta được nếu ta không cộng tác với Người, bằng cách dành thời gian thinh lặng và cầu nguyện, cách riêng sau khi Rước Lễ.

            Trong mươi lăm phút thinh lặng ở lại với Chúa, Người

sẽ nhắc nhớ Lời Chúa mà ta đã nghe đọc lúc nãy qua bài Thánh thư, bài Tin Mừng và lời giảng của linh mục, để ta xét mình, để soi sáng cho ta thấy đời sống ta có điều gì còn sai trái, dạy bảo mọi điều ta lơ là, quên bỏ, thiếu sót…, hay chưa đi đúng với ý Chúa. Rồi Chúa sẽ giúp ta ơn sức mạnh : để cải thiện nếp sống nhiều cái xấu xa của ta, bởi vì cuộc đời với bao nhiêu vất vả, lo toan, đau khổ… do bệnh tật, do những nghịch cảnh trái ý, mất lòng…đã tiêm nhiễm vào trong ta những tính mê tật xấu… khiến cho ta biết bao lần sa ngã phạm tội… Và sau nữa để động viên ta làm những điều tốt cho gia đình, cho tha nhân, cho xã hội…

Như vậy cứ từ từ, ngày qua ngày, nhờ rước Mình Máu Thánh Chúa, ta sẽ được Chúa “chữa lành” và “biến đổi” ta trở nên mỗi ngày một tốt lành, thánh thiện hơn, thần thiêng hơn, giống Chúa hơn, cho đến lúc xứng đáng vào Cõi Trời Thần Linh, là nơi tuyệt đối thánh thiện, nơi tràn ngập ánh sáng tinh tuyền. (Xem lại tr.300tt)

Đáng tiếc là vì không hiểu Vì Đức Giê-su nói với phụ nữ Samari : “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.” (Ga 4.13-14)

Chúa nói : đến với Chúa thì không còn đói và không còn khát bao giờ nữa. Vì khi ta đến với Chúa, ăn lấy Bánh Sự Sống là chính Người và Lời Người ; uống dòng nước sự Sống là Thần Khí từ lòng Người chảy ra, các sự ấy trở thành mạch nước sự sống vọt lên thỏa mãn mọi khát vọng tìm kiếm sự thật của tâm trí ta, lấp đầy những khao khát yêu thương của trái tim ta, khiến ta không còn thèm khát những sự đời này, chúng chỉ giảm khát của ta chốc lát rồi khát lại….

 việc biến đổi này cần thiết cho linh hồn mình, mà biết bao tín hữu cứ tà tà lên Rước Lễ theo thói quen, cách ơ thờ, trước Thánh Lễ chẳng dọn mình, sau Rước Lễ chẳng ở lại cầu nguyện ; chưa kể nhiều người đi Lễ thì đến trễ, và sau Lễ thì ra về vội vã… Thiết nghĩ nếu có thái độ đáng buồn như vậy thì thà đừng đi dự Lễ còn hơn đến vội vàng và ra về vội vàng. Luôn luôn ta nghe các đấng các bậc khuyến khích thúc giục siêng năng đi dự Thánh Lễ, thế mà nay lại nói : thà đừng đi còn hơn, thì đủ biết cách dự Lễ như thế là có hại hơn có lợi, nghĩa là nếu không tham dự một cách đúng đắn, thì không những chẳng nhận được ơn ích gì hết, vì không kết hiệp với Chúa trong tình mến yêu, tin cậy…, mà còn có nguy cơ xúc phạm đến Mình Máu Chúa, vì có lời Chúa phán rằng : “Bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa !” (1 Cr 11.27)

Hậu quả là sau bao năm dự Thánh Lễ và Rước Lễ, ta không được tẩy rửa, chữa lành, không được biến đổi nên tốt, trái lại vẫn trơ trơ nguyên si con người xác thịt với các đam mê dục vọng, tham lam, gian dối … Sau khi nhắm mắt xuôi tay từ giã cõi đời, ta sẽ đi về đâu ? Có chắc sẽ về Cõi Thiên Đàng hạnh phúc không ? Hay ỉ lại vào lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa nhờ việc linh mục đến Xức dầu lần cuối?

CHỨNG TỪ : Cảm nghiệm sự chữa lành

của Thánh Thể.          

Ngày thứ Năm (3-9-2009) tôi (Têrêsa K.L.) đến nhà thờ sớm hơn thường lệ để chầu Thánh Thể. Tôi thưa với Chúa : “Chúa ơi, cha giáo bảo tuần này sau Thánh Lễ, hãy ở lại để cầu nguyện, cảm tạ Chúa và để được Chúa chữa lành về mọi phương diện. Nhưng Chúa ơi, hôm nay trong lòng con bất an vì con cảm thấy khó thương người kia quá. Họ đã làm mất lòng con mà Chúa lại bảo phải yêu thương mọi người. Vậy con xin Chúa giúp con.”

   Và trong Thánh Lễ tôi cũng vẫn thầm thì nhỏ to với Chúa. Hôm đó, dự Thánh Lễ và Rước Lễ xong ra về, thì trên quãng đường ngắn chưa kịp về đến nhà, tôi bỗng cảm thấy trong tâm hồn mình tràn ngập tình thương, dường như có ai rót vào lòng tôi cả một dòng sông tình yêu rất êm đềm. Cùng lúc ấy, tôi không cảm thấy ghét người ấy nữa mà chỉ có tình thương mến. Và Lời này bỗng tràn vào tâm trí tôi :

   “Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng vì Thiên Chúa đã đổ Tình Yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta.”  (Rm 5,5)

   Lạy Chúa, con đã có lòng trông cậy và bất ngờ, dòng sông tình yêu của Chúa đã làm đầy trái tim khô cạn của con. Chúa phủ lên trái tim thương tích của con tình yêu của Chúa và tức khắc trái tim ấy được chữa lành và hát ca lời cảm tạ. Amen.

   Một thời gian sau, tôi đọc được một câu trong Sứ Điệp của Mẹ với cùng một ý trên mà cảm thấy lòng mình bất chợt quá đỗi xúc động :

   “Hỡi các con yêu dấu, chớ gì dòng sông tình yêu tuôn chảy trong tâm hồn các con.” (SĐ 14-8-2009 qua thị nhân Ivan)           

***



[1]    Về vấn đề chữa lành hay biến đổi, thì ở trên kia tr.298tt, chúng ta bàn về tác động biến đổi của Mình Máu Thánh Chúa, còn ở đây, chúng ta đề cập đến cách thức và thái độ của chúng ta đón nhận tác động chữa lành và biến đổi ấy thế nào.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Bài 83: Vì : Không Có Thần Khí Mọi Sự Đều Suy Vong ! (8/23/2016)
Bài 82: Hiệu Quả Thứ Tư : Sống Nhờ Chúa Như Chính Chúa Đã Sống Nhờ Chúa Cha. (c.57) (8/23/2016)
Bài Lời Chúa 88: Trách Nhiệm Của Ta Trước Lời Chúa (7/27/2016)
Tháng 7: Tôn Kính Thánh Thể (6/30/2016)
Ngày Thánh Thể Vii - 2-5/6/2016 (6/8/2016)
Tin/Bài cùng ngày
Bài 81: Những Kết Quả Phát Sinh Từ “hiệu Quả Thứ Ba” Chúa Ở Trong Ta, Ta Trong Chúa (phan #5) (6/1/2016)
Bài 80: Những Kết Quả Phát Sinh Từ “hiệu Quả Thứ Ba” Chúa Ở Trong Ta, Ta Trong Chúa (phan #4) (6/1/2016)
Bài 79: Những Kết Quả Phát Sinh Từ “hiệu Quả Thứ Ba” Chúa Ở Trong Ta, Ta Trong Chúa (phan #3) (6/1/2016)
Bài 78: Những Kết Quả Phát Sinh Từ “hiệu Quả Thứ Ba” Chúa Ở Trong Ta, Ta Trong Chúa (phan #2) (6/1/2016)
Bài 77: Những Kết Quả Phát Sinh Từ “hiệu Quả Thứ Ba” Chúa Ở Trong Ta, Ta Trong Chúa (6/1/2016)
Tin/Bài khác
Mình Thánh Chúa Giêsu, Lm John Nguyễn (5/29/2016)
Lịch Sử Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa (5/26/2016)
Lễ Mình Và Máu Chúa Kitô, C, Jos Vinc Ngọc Biển (5/25/2016)
Bánh Rượu Menkixêđê–bánh Rượu Giêsu, Lm Antôn Nguyễn Văn Độ (5/24/2016)
Này Là Mình Ta. Này Là Máu Ta, Lm Antôn Nguyễn Văn Độ (5/24/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768