BÀI
LỜI CHÚA 80
Ra
công tìm lương thỰc TRƯỜNG TỒN
Trước khi đọc bài Kinh Thánh, mời anh
chị em xem bối cảnh của nó. Chắc ai cũng biết
: sau khi Đức Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều
nuôi 5.000 người ăn no, dân chúng vui mừng quá, họ
nghĩ : Vị Cứu Tinh đến rồi, đem ấm
no, hạnh phúc cho họ ! Thế là họ hè nhau xúm lại
định công kênh Đức Giêsu lên làm vua, để
cứ dùng phép lạ ban cho họ bánh, thịt, cá ăn mãi, khỏi vất vả làm việc kiếm
sống. Thấy họ hiểu lầm sứ
vụ của mình quá lẽ, Đức Giêsu bỏ đi lên
núi cầu nguyện. Còn các Tông
đồ, Ngài bảo họ lánh đi nơi khác.
Hôm sau,
Ngài sang bên kia Biển Hồ, đến thành
Ca-pha-na-um. Dân chúng lại lặn lội kéo
đến với Ngài một phen nữa. Thấy
họ mất bao công lao đuổi theo Ngài vì của ăn
vật chất, no đấy rồi lại đói
đấy, Đức Giêsu mới khuyên bảo lời sau đây :
Trích Tin
Mừng Thánh Gioan 6.26-27
Đức
Giêsu nói với người Do thái :
- “Quả
thật, quả thật, Ta bảo các ông :
các ông tìm Ta, không phải vì các ông đã thấy dấu
lạ Ta làm hôm qua (là dấu chỉ về bánh thiêng mà
đến xin Ta cái bánh thiêng ban sự sống trường
tồn ấy); song tìm Ta chỉ vì hôm qua các ông
được ăn một bữa no nê, nay lại
muốn ăn nữa. (x. hình)
Này,
hãy lao công khó nhọc như thế đừng vì của
ăn mau hư hỏng, nhưng vì của ăn có sức mang
lại sự sống trường tồn, mà Con
Người sẽ ban cho các ông”.
* Đó là Lời Chúa !
- Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa !
Suy
niệm Lời Chúa
Bài Lời Chúa kỳ
trước cho chúng ta biết Lời Chúa cũng là một Bí
Tích, và ban cho kẻ tin Sự sống đời
đời, sánh ngang với quà tặng do Bí Tích Thánh Thể Chúa
ban.
Trong bài Lời Chúa hôm nay,
qua lời nhắn nhủ người Do Thái đừng
đem công lao sức lực ra để tìm của ăn
vật chất, Chúa muốn dạy ta tránh việc ham tìm
kiếm những sự vật chất thế trần tạm
bợ mau qua, mà đem hết sức lực tìm kiếm những
điều trường tồn, đem lại sự
sống đời đời.
Vậy Kitô hữu chúng ta
nghe lời Chúa dạy, đã thi hành chưa hay vẫn còn
miệt mài tìm kiếm các sự vật trần gian,
đến nỗi chểnh mảng lo sự sống
phần linh hồn ? Câu trả
lời là cứ nhìn cuộc sống của rất
nhiều tín hữu, sẽ thấy :
bảnh mắt ra, lo ăn, rồi suốt ngày chỉ
mải miết làm việc, tối đến thì quá mệt
mỏi, lăn ra ngủ có lẽ cũng chẳng
đọc được một kinh mà cầu nguyện
nữa !
Vì
sao có sự chểnh mảng ấy ? Có
lẽ là vì đã nghe quen tai câu “sự
sống đời đời”, thành thử không còn thấy
quan trọng nữa. Cũng như khí trời hay
nước lã, cần thiết cho cuộc sống ta vô cùng,
nhưng thường ngày có mấy ai để ý ? Chỉ khi nào gặp cảnh ngộp
thở, hoặc bị lạc giữa sa
mạc nóng bỏng sắp chết khát, lúc ấy mới
thấy...
Về sự sống
đời đời cũng vậy, người có
đức tin sáng suốt thì thấy nó quí trọng, cần
thiết, họ tìm mọi phương thế để có
nó cho bằng được, có rồi lại gìn giữ
cho khỏi mất, bồi dưỡng cho thêm phong phú. Ngược lại, người chỉ có
đức tin èo uột, nguội lạnh, sẽ coi nó có
cũng được, không cũng được, còn thì
càng tốt, mất cũng chẳng sao. Vì
đối với những người này, cái gì quan
trọng nhất, cần thiết nhất? Tiền bạc,
quần áo, tivi, tủ lạnh, xe hơi,
nhà lầu, nhậu nhẹt, lạc thú … và họ dành tất
cả đầu óc, sức lực, thì giờ vào các
chuyện đó.
Họ nói : Không lo làm việc như thế lấy
gì mà ăn mà mặc ?
Họ đã bỏ
ngoài tai hay không hiểu lời Chúa Giêsu phán dạy
: Hãy coi
chim trời, cá nước, hoa ngoài đồng, chúng vẫn
được Cha trên trời nuôi nấng, và mặc cho
những mầu sắc rực rỡ! Mà loài người
còn quí hơn gấp vạn lần, thì sao Cha trên trời
lại không lo cho, khi Cha biết rõ họ cần đến
những gì..
Họ bồn chồn lo lắng là vì yếu tin ! (Mt 6.26-32).
Và
Chúa còn nhắc nhở là họ không chỉ yếu tin mà
còn đã dại dột, khi mải miết “ra công tìm kiếm của ăn
mau hư nát”, vì của ăn có ngon mấy ăn rồi
vẫn chết, của vật chất nhiều mấy
rồi cũng bỏ lại hết, chẳng mang đi
được gì khi nhắm mắt xuôi tay, đang khi “chểnh
mảng tìm kiếm của ăn có sức giữ gìn tâm
hồn sống đời đời.” (Ga 6.27). Họ
dại dột vô cùng đã đánh đổi sự
sống trường sinh lấy một vài của vật chất
tạm bợ mau qua…, vì thế Thánh Phaolô có lý mà cảnh cáo : “Ai gieo (giống) gì thì
sẽ gặt được (giống) nấy. Kẻ gieo
vào xác thịt mình, thì tự xác thịt (vốn là vật sẽ
thối nát, nên kẻ ấy) sẽ
gặt lấy mục nát; còn kẻ gieo vào Thần khí, thì do tự Thần khí (vốn
là Sức sống thần linh, nên kẻ ấy) sẽ gặt được sự
sống đời đời.” (Gal 6.7-8)
Hãy tỉnh ngộ, hãy nên khôn ngoan đi. Đã hẳn, Chúa không bảo ta
đừng làm việc kiếm kế sinh sống, nhưng
chỉ bảo : Hãy lo tìm kiếm Nước Trời, nghĩa
là lo làm những điều Chúa dạy, sống công chính
đạo đức đẹp lòng Chúa trước đi,
còn các điều kia, Cha trên trời đã biết ta cần,
thì Người sẽ ban thêm cho. (Mt 6.33).
Nhưng cần nhất, phải tìm
lương thực đem đến sự sống
trưởng tồn mà Đức Giêsu hứa ban cho.
Ngài ban cách nào và ta được làm sao ?
Cố
nhiên, sự sống đời đời Ngài ban là
điều thiêng liêng, ta làm sao sờ đụng được,
thấy được ! Nên Ngài đã gói ghém nó trong “bao bì”, bao
bì ấy là Lời Chúa, là các Bí tích, vốn là những điều
thấy được, nghe được. Ai nghe và tin
Lời ấy, hay lãnh nhận các Bí tích, thì được
sự sống đời đời gói ghém trong đó mà nuôi
hồn sống mãi. Cũng như khi ta ăn cơm, ăn bánh,
thịt, cá..., các thứ ấy không nuôi ta, nhưng chính các
chất bổ giấu trong đó như chất
đạm, chất béo, chất sắt..., mới nuôi ta.
Vậy, ta hãy tìm xem
sự sống đời đời là gì mà người ta
phải lo tìm kiếm ?
1/ Thường người ta hiểu nhầm
sự sống đời đời là sự sống đời sau ở trên
thiên đàng, sau khi chết mới được. Cho nên
họ nghĩ : nếu là sự sống đời sau, thì
để sau hãy lo, lúc gần chết hãy lo, lúc ấy
mới lo mời Cha, rước Thày... ; còn hiện tại
hãy lo sống đời này cái đã : lo làm ăn, lo
kiếm tiền, lo vui chơi, ăn nhậu, hưởng
thụ cho sướng cái thân...
Như
thế không được ! Sự sống đời
đời không phải là sự sống đời sau,
nhưng Chúa ban cho ta để ta sống ngay ở
đời này, bắt đầu từ đời này, tức
là trong mọi sự, mọi việc, mọi lúc, từ
việc thờ phượng cho chí trăm công ngàn việc
lớn nhỏ, kể cả các việc vật chất
như kiếm tiền, ăn uống, ngủ nghỉ..., ta
cũng phải lấy sự sống của Chúa thấm
nhuần vào các việc đời, làm sao khi làm các việc
đời, ta làm với tư cách là con cái Chúa: ăn
cũng ăn với tư cách con cái Chúa, làm việc cũng
với tư cách con cái Chúa, cứ như thể Chúa Giêsu làm
chủ và điều khiển mọi việc, mọi hành
động, lời ăn tiếng nói của ta, đến
nỗi được trở nên như Th.Phaolô viết : “Tôi sống, nhưng không phải
tôi, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi.” (Gal 2.20). Có
nhiều người sống đạo “nước
đôi”, ở nhà thờ, họ dự lễ sốt
sắng, đọc kinh to tiếng, mà khi ra đường
thì họ vẫn có thể chửi tục, đánh lộn,
buôn gian bán lận như kẻ ngoại đạo. Thánh
Phan-xi-cô đờ San nói : “Ở nhà thờ, họ như
thiên thần, về nhà, họ như quỉ sứ”.
2/ Bản chất sự
sống ấy là sự sống của Thiên Chúa,
sự sống có trong mình Thiên Chúa, làm cho Thiên Chúa là
Đấng Hằng Sống, làm cho Người vô cùng
hạnh phúc. Sự sống hạnh phúc vô bến bờ
ấy, Thiên Chúa muốn cho loài người được
chung phần. Khi ta lãnh được món quà, tại sao ta
muốn chia sớt cho người chung quanh ? Khi ta trúng
số độc đắc, ta chia cho bà con, con cái, cháu
chắt mỗi người một chút. Ta vốn nghèo nàn, ích
kỷ mà còn thế, huống hồ Thiên Chúa giàu có và rộng
lượng vô cùng. Ta chia sẻ chút ít thôi, vì ta sợ
hết. Còn Thiên Chúa thì có ban cho loài người, các thiên
thần và giả sử có muôn vạn thế giới loài
người nào khác trên các hành tinh..., thì Người cũng
không bao giờ cạn, càng cho, Người càng thấy
sự sống Người sâu thẳm, phong phú vô tận.
Vậy
khi kẻ nào nghe Lời Chúa, tin vào Chúa, và chịu Phép Thanh
tẩy, kẻ ấy được Chúa chia cho sự
sống riêng của Người. Vì thế, Kinh Thánh đoan
chứng : “Anh em
được thông chia cùng một bản tính thần linh
của Thiên Chúa” (2 Pr 1.4). Hay nói cách bóng bẩy, anh
em có giọt máu của Chúa trong mình. Cũng như ở
đời, người ta thường nói : con cái là
giọt máu của cha mẹ, vì đã truyền cho nó chính
dòng máu của mình, làm cho nó là con ruột của mình. Cho nên
thường nghe người ta khoe : Tôi là con ông Tổng
Trưởng này, tôi là cháu bà quan lớn nọ..., tôi dòng dõi
tôn thất nhà vua... Nào Công Tằng Tôn Nữ nọ, nào
Bửu này, Bửu kia... Họ vinh vang vì mang trong mình
giọt máu của Nhà Vua, của Tổng thống... Thế
thì người tín hữu được mang trong mình bản
tính của chính Thiên Chúa, ví như “giọt máu thiêng” của Thiên
Chúa, Chúa Tể trời đất, oai nghi vô cùng, quyền
phép vô biên, không ai sánh bằng…., sao lại không lấy làm
vinh dự ? Thánh Lêô Cả Giáo Hoàng, trong một bài giảng
về chức vị làm con Thiên Chúa, đã kêu lên : “Hỡi
Kitô hữu ! Chớ gì anh em hiểu chức vị cao sang
khôn sánh của mình ! Hãy sống xứng đáng với
địa vị cao quí vô cùng ấy !” Chức vị mà
chính các thiên thần phải ước ao thèm thuồng !
Khi hỏi tại sao Kitô
hữu lại coi thường sự sống trường
tồn? Chắc câu trả lời sẽ là : vì họ không
có hay yếu đức tin. Trả lời đúng lắm !
Vì Thánh Kinh dạy : “Đức
tin là phương thế nhận thức được
các thực tại thần linh mà mắt người
trần xác thịt không thấy” (Hr 11.1). Tuy vậy, còn
có một trả lời khác : Vì họ không đem
sống sự sống ấy. Có sống mới thấy
nó lộ ra giá trị, nó hữu ích, nó cao quí... Ví như
một người đỗ bằng kỹ sư,
tiến sĩ, song người đó cứ nằm lì ở
nhà, thì tất cả cái kho kiến thức, tài năng
kỹ sư, tiến sĩ ấy chẳng phát huy ra
được, chẳng giúp ích cho ai, chẳng đem
lợi lộc gì cho bản thân.
Cũng
vậy, sự sống trường tồn Thiên Chúa ban cho
ta, nếu ta đem chôn giấu đi, hoặc không đem ra
sống trong đời thường nhật, sự
sống ấy không phát huy năng lực, không phát sinh hoa
trái, không làm ích cho ai, cũng chẳng làm lợi cho bản
thân mình... Thế rồi, các việc đời : lo làm
ăn, lo vui chơi, các cám dỗ, các sự thế gian, các
trò ma quỉ bày đặt sẽ mau chóng lớn lên như
cỏ dại, gai rừng mà làm sự sống ấy
chết ngột đi... Do đó, Thánh Giacôbê mới nói : “Anh nói là anh có đức tin ư
? Hãy lấy việc làm mà bày tỏ và minh chứng đức
tin ấy cho tôi coi! Nếu anh nói có đức tin, mà không thi
hành ra bằng việc làm, thì đức tin ấy là
đức tin chết tiệt rồi,” (Gc 2,14tt).
Tích
truyện
Ở
Ấn độ, một thanh niên đến cùng một
vị thày tu đang ngồi bên bờ sông Hằng và xin
chỉ cho làm thế nào để tìm được
Thượng Đế. Vị Thày tu nắm lấy anh, dìm
xuống nước một lúc đến gần như
ngộp thở. Khi người thanh niên ngoi lên, vừa
sặc sụa, vừa hổn hển trách vị chân tu :
- Con
đến xin thầy học đạo, thì tại sao thày lại
dìm con xuống nước suýt chết ngộp vậy ?
Ông đáp :
- Khi nào con khao khát Thượng
Đế mãnh liệt như con khát khao khí thở lúc con
bị dìm xuống dòng sông, lúc ấy, con sẽ tìm thấy
Ngài là sự sống cho con ! p
|